Nhật Bản là một nước thường bị động đất, mỗi năm gánh chịu hàng trăm trận động đất lớn nhỏ. Chỉ trong 10 năm qua tại Nhật Bản đã xảy ra ba trận động đất cực mạnh và gây thiệt hại nặng nề: Kobe 1995, Niigata 2004 và Fukuoka 2005. Những thảm họa lặp đi lặp lại buộc người dân Nhật Bản phải không ngừng tìm kiếm và thực hiện các biện pháp đối phó.
Thực tập cách tránh nạn từ thuở còn thơ
Sàn thực nghiệm E-Defense.
Các trường tiểu học ở Tokyo hàng tháng đều tổ chức những buổi thực tập tránh nạn để chuẩn bị trước cho học sinh về một cơn địa chấn lớn, một trận hỏa hoạn hay những thảm họa khác. Các buổi thực tập đều được tổ chức một cách nghiêm túc và sát thực tế.
Sau khi trường phát loa cảnh báo có động đất, các em học sinh lập tức chụp lấy nón bảo vệ (xếp sẵn trong những cái túi, treo sau lưng ghế ngồi), đội lên đầu và di tản ra sân trường.
Tại đây, các em lần lượt được trải nghiệm cảm giác về một trận động đất lên tới 7 độ richter trong một chiếc xe có trang bị máy tạo động đất giả. Và điều quan trọng nhất mà các em được dạy là đừng hoảng hốt nếu lỡ bị động đất.
Luôn chuẩn bị sẵn túi cứu hộ
Một ba lô chịu lửa, chứa một số vật dụng thiết yếu mang tính sống còn khi động đất xảy ra, luôn để ở nơi bạn có thể chộp lấy rồi chạy ngay.
Một số vật dụng trong đó: nón bảo vệ đầu và cổ giúp bạn không bị phỏng vì lửa, không bị thương vì vật rơi và những mảng kiếng vỡ văng nhầm; khẩu trang chống khói bụi; bao tay giúp bám chặt; chiếc còi kêu cứu; đèn sạc không cần pin, chỉ cần bóp rồi thả ra một chiếc nút bên dưới đèn trong 1 phút là bạn có thể thắp sáng đèn trong 8 phút; túi đựng nước uống; cơm sấy đóng gói sẵn; đèn cầy cháy được 100 giờ; diêm quẹt; túi ni lông; giấy vệ sinh; băng gạc cứu thương; kéo…
Hoạt động cứu hộ luôn sẵn sàng
Một năm sau trận động đất thảm khốc Hanshin Awaji tàn phá vùng Kobe, những đội cứu hộ siêu đẳng được thành lập. Những đội cứu hộ này đóng tại Tokyo, gồm 3 đơn vị, mỗi đơn vị có 20 thành viên. Những thành viên này thật sự là những người ưu tú nhất, được chọn lựa một cách hết sức nghiêm khắc.
Họ chia ca trực 24/24. Trong ca trực, họ thực tập cách vận hành và chăm sóc xe xúc, xe ủi đất, xe cần cẩu và xe chữa cháy được trang bị hệ thống dập lửa bằng bọt và hóa chất khô. Ngoài ra, họ còn có một trợ thủ đắc lực là Sirius. Đây là một thiết bị phát sóng điện từ để nhận ra tiếng tim đập và những dấu hiệu khác của sự sống bên dưới đống đổ nát. Nhờ nó, họ đã phát hiện và cứu sống một cậu bé hai tuổi mắc kẹt suốt 4 ngày trong một chiếc xe bị chôn vùi dưới đống đất đá.
Trận động đất Hanshin Awaji cũng là hồi chuông thức tỉnh người Nhật Bản, những người đã bắt đầu hơi mất cảnh giác trước động đất. Một bài học mà họ học được là chó cứu hộ rất hữu ích trong việc tìm kiếm những người bị vùi dưới lớp đất đá.
Từ đó, xuất hiện những nhóm, cơ sở nuôi và huấn luyện chó cứu hộ để chuẩn bị sẵn sàng nếu cần cứu hộ, và ngày càng có nhiều người huấn luyện cho những chú chó nuôi của họ khả năng cứu hộ. Một chú chó cứu hộ được xem là hữu ích khi nó luôn cho những thông tin chính xác, chỉ sủa khi nó thực sự tìm thấy ai đó.
Những kỹ thuật tân tiến nhất
Robot Soryu đang được thử nghiệm.
Tại một khu thí nghiệm lớn trị giá 45 triệu yen ở tỉnh Hyogo, người ta thiết kế một sàn thực nghiệm động đất E-Defense, cao 5m, dài 20m, rộng 25m, có thể chịu được sức nặng của 1.200 tấn, tương đương tòa nhà 4 tầng. 25 máy tạo chấn động sẽ làm giả chuyển động của một trận động đất theo 3 chiều: trái sang phải, trước ra sau và trên xuống dưới.
Thiết bị này vừa được hoàn thành tháng 4-2005 và được xem là thiết bị lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Sàn có thể rung chuyển các tòa nhà thử nghiệm có quy mô như thật bằng độ mạnh của một cơn địa chấn 7 độ richter.
Các chuyên gia sẽ giám sát quá trình các tòa nhà này chuyển động, rơi vỡ, rồi sụp đổ. Và từ những thông tin thu được, họ sẽ đưa ra những giải pháp thiết kế nhà cửa có khả năng chịu được động đất.
Các nhà khoa học Nhật Bản còn tiến hành một công trình khác nhằm tìm ra nguyên nhân động đất. Một chiếc tàu có giá 60 tỷ yen, được đặt tên là Chikyu, mang mũi khoan có thể vươn tới đáy biển sâu 2.500m, sau đó khoan tiếp 7.000m vào trong lòng đất.
Tiến sĩ Taira Akihito, Tổng giám đốc trung tâm nghiên cứu lòng đất, giải thích: “Nếu chúng ta khoan sâu vào lớp vỏ ngoài của Trái đất và lắp đặt những bộ cảm biến vào đó thì chúng ta có thể sẽ nhận ra được điều gì xảy ra ngay tại hoặc chung quanh tâm động đất và sớm phát lệnh báo động cho mọi người để hạn chế thiệt hại nhân mạng và tài sản”. Dự kiến, tàu Chikyu sẽ bắt đầu công việc ở ngoài khơi Shimokita phía Bắc Nhật Bản vào năm 2006.
Trong công việc cứu hộ, các robot ngày càng được hoàn thiện. Rút kinh nghiệm từ sự bất lực của robot trước các chuớng ngại vật khi động đất xảy ra, các chuyên gia của Viện Hệ thống Cứu hộ Quốc tế (IRS) đã chế tạo robot Soryu, loại robot tối tân nhất.
Nó có dạng như một con rắn nhằm dễ dàng bò trườn, luồn lách qua các chướng ngại vật trong đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót bằng một máy quay và những bộ cảm biến nhiệt ở trên đầu nó. Các thử nghiệm cho thấy Soryu hoạt động rất hiệu quả.
Tóm lại, thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nên hãy luôn trong tinh thần cảnh giác, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cùng các kỹ năng sống còn. Và một điều nhỏ nhưng chớ quên, đó là đừng hoảng loạn khi động đất xảy ra.
Người Nhật chia động đất thành 7 cấp độ
Cấp 1: Rất nhẹ, hầu như không cảm nhận được.
Cấp 2: Người bị rung nhẹ.
Cấp 3: Người bị rung rõ rệt.
Cấp 4: Người bị rung lắc mạnh. Nhà cửa dao động.
Cấp 5: Nhà cửa dao động mạnh. Đồ đạc rơi xuống đất.
Cấp 6: Người bị rung lắc dữ dội. Nhà sập.
Cấp 7: Rung cực mạnh. Nhiều công trình xây dựng đổ sập, thiệt hại nặng nề.
(Theo Nipponia, Jijigaho, Coscom)
Thực tập cách tránh nạn từ thuở còn thơ
Sàn thực nghiệm E-Defense.
Các trường tiểu học ở Tokyo hàng tháng đều tổ chức những buổi thực tập tránh nạn để chuẩn bị trước cho học sinh về một cơn địa chấn lớn, một trận hỏa hoạn hay những thảm họa khác. Các buổi thực tập đều được tổ chức một cách nghiêm túc và sát thực tế.
Sau khi trường phát loa cảnh báo có động đất, các em học sinh lập tức chụp lấy nón bảo vệ (xếp sẵn trong những cái túi, treo sau lưng ghế ngồi), đội lên đầu và di tản ra sân trường.
Tại đây, các em lần lượt được trải nghiệm cảm giác về một trận động đất lên tới 7 độ richter trong một chiếc xe có trang bị máy tạo động đất giả. Và điều quan trọng nhất mà các em được dạy là đừng hoảng hốt nếu lỡ bị động đất.
Luôn chuẩn bị sẵn túi cứu hộ
Một ba lô chịu lửa, chứa một số vật dụng thiết yếu mang tính sống còn khi động đất xảy ra, luôn để ở nơi bạn có thể chộp lấy rồi chạy ngay.
Một số vật dụng trong đó: nón bảo vệ đầu và cổ giúp bạn không bị phỏng vì lửa, không bị thương vì vật rơi và những mảng kiếng vỡ văng nhầm; khẩu trang chống khói bụi; bao tay giúp bám chặt; chiếc còi kêu cứu; đèn sạc không cần pin, chỉ cần bóp rồi thả ra một chiếc nút bên dưới đèn trong 1 phút là bạn có thể thắp sáng đèn trong 8 phút; túi đựng nước uống; cơm sấy đóng gói sẵn; đèn cầy cháy được 100 giờ; diêm quẹt; túi ni lông; giấy vệ sinh; băng gạc cứu thương; kéo…
Hoạt động cứu hộ luôn sẵn sàng
Một năm sau trận động đất thảm khốc Hanshin Awaji tàn phá vùng Kobe, những đội cứu hộ siêu đẳng được thành lập. Những đội cứu hộ này đóng tại Tokyo, gồm 3 đơn vị, mỗi đơn vị có 20 thành viên. Những thành viên này thật sự là những người ưu tú nhất, được chọn lựa một cách hết sức nghiêm khắc.
Họ chia ca trực 24/24. Trong ca trực, họ thực tập cách vận hành và chăm sóc xe xúc, xe ủi đất, xe cần cẩu và xe chữa cháy được trang bị hệ thống dập lửa bằng bọt và hóa chất khô. Ngoài ra, họ còn có một trợ thủ đắc lực là Sirius. Đây là một thiết bị phát sóng điện từ để nhận ra tiếng tim đập và những dấu hiệu khác của sự sống bên dưới đống đổ nát. Nhờ nó, họ đã phát hiện và cứu sống một cậu bé hai tuổi mắc kẹt suốt 4 ngày trong một chiếc xe bị chôn vùi dưới đống đất đá.
Trận động đất Hanshin Awaji cũng là hồi chuông thức tỉnh người Nhật Bản, những người đã bắt đầu hơi mất cảnh giác trước động đất. Một bài học mà họ học được là chó cứu hộ rất hữu ích trong việc tìm kiếm những người bị vùi dưới lớp đất đá.
Từ đó, xuất hiện những nhóm, cơ sở nuôi và huấn luyện chó cứu hộ để chuẩn bị sẵn sàng nếu cần cứu hộ, và ngày càng có nhiều người huấn luyện cho những chú chó nuôi của họ khả năng cứu hộ. Một chú chó cứu hộ được xem là hữu ích khi nó luôn cho những thông tin chính xác, chỉ sủa khi nó thực sự tìm thấy ai đó.
Những kỹ thuật tân tiến nhất
Robot Soryu đang được thử nghiệm.
Tại một khu thí nghiệm lớn trị giá 45 triệu yen ở tỉnh Hyogo, người ta thiết kế một sàn thực nghiệm động đất E-Defense, cao 5m, dài 20m, rộng 25m, có thể chịu được sức nặng của 1.200 tấn, tương đương tòa nhà 4 tầng. 25 máy tạo chấn động sẽ làm giả chuyển động của một trận động đất theo 3 chiều: trái sang phải, trước ra sau và trên xuống dưới.
Thiết bị này vừa được hoàn thành tháng 4-2005 và được xem là thiết bị lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Sàn có thể rung chuyển các tòa nhà thử nghiệm có quy mô như thật bằng độ mạnh của một cơn địa chấn 7 độ richter.
Các chuyên gia sẽ giám sát quá trình các tòa nhà này chuyển động, rơi vỡ, rồi sụp đổ. Và từ những thông tin thu được, họ sẽ đưa ra những giải pháp thiết kế nhà cửa có khả năng chịu được động đất.
Các nhà khoa học Nhật Bản còn tiến hành một công trình khác nhằm tìm ra nguyên nhân động đất. Một chiếc tàu có giá 60 tỷ yen, được đặt tên là Chikyu, mang mũi khoan có thể vươn tới đáy biển sâu 2.500m, sau đó khoan tiếp 7.000m vào trong lòng đất.
Tiến sĩ Taira Akihito, Tổng giám đốc trung tâm nghiên cứu lòng đất, giải thích: “Nếu chúng ta khoan sâu vào lớp vỏ ngoài của Trái đất và lắp đặt những bộ cảm biến vào đó thì chúng ta có thể sẽ nhận ra được điều gì xảy ra ngay tại hoặc chung quanh tâm động đất và sớm phát lệnh báo động cho mọi người để hạn chế thiệt hại nhân mạng và tài sản”. Dự kiến, tàu Chikyu sẽ bắt đầu công việc ở ngoài khơi Shimokita phía Bắc Nhật Bản vào năm 2006.
Trong công việc cứu hộ, các robot ngày càng được hoàn thiện. Rút kinh nghiệm từ sự bất lực của robot trước các chuớng ngại vật khi động đất xảy ra, các chuyên gia của Viện Hệ thống Cứu hộ Quốc tế (IRS) đã chế tạo robot Soryu, loại robot tối tân nhất.
Nó có dạng như một con rắn nhằm dễ dàng bò trườn, luồn lách qua các chướng ngại vật trong đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót bằng một máy quay và những bộ cảm biến nhiệt ở trên đầu nó. Các thử nghiệm cho thấy Soryu hoạt động rất hiệu quả.
Tóm lại, thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nên hãy luôn trong tinh thần cảnh giác, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cùng các kỹ năng sống còn. Và một điều nhỏ nhưng chớ quên, đó là đừng hoảng loạn khi động đất xảy ra.
Người Nhật chia động đất thành 7 cấp độ
Cấp 1: Rất nhẹ, hầu như không cảm nhận được.
Cấp 2: Người bị rung nhẹ.
Cấp 3: Người bị rung rõ rệt.
Cấp 4: Người bị rung lắc mạnh. Nhà cửa dao động.
Cấp 5: Nhà cửa dao động mạnh. Đồ đạc rơi xuống đất.
Cấp 6: Người bị rung lắc dữ dội. Nhà sập.
Cấp 7: Rung cực mạnh. Nhiều công trình xây dựng đổ sập, thiệt hại nặng nề.
(Theo Nipponia, Jijigaho, Coscom)
Có thể bạn sẽ thích