Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Nhân tài cần được tạo điều kiện làm việc tốt trong nước hay cần cống hiến cho đất nước trước khi đòi hỏi đãi ngộ là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất tại buổi Tọa đàm "Rèn đức và luyện tài thời kỳ đổi mới" ngày 12/7 tại Hà Nội.

Cuộc tọa đàm quy tụ sự tham gia của hơn 20 học sinh từng đoạt giải quốc tế trong nhiều lĩnh vực và một số giáo viên nhiều năm ôn luyện cho học sinh dự thi.

Phan Thị Hà Dương, Huy chương đồng Toán quốc tế 1990, cho biết, đoạt giải quốc tế chỉ là dấu mốc thành công trong việc học tập và là một bằng chứng cho khả năng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, theo chị, việc được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc và nghiên cứu mới là vấn đề quan trọng để phát huy khả năng của những nhân tài.

Nhiều học sinh đoạt giải quốc tế bày tỏ mong muốn có môi trường thuận lợi trong nước để được cống hiến. Lê Đình Hùng, Huy chương Bạc Toán quốc tế 2001, cho biết, nhiều học sinh đoạt giải quốc tế, du học nước ngoài rồi ở lại hoặc tìm cách sang nước thứ ba.

"Họ không muốn sống và làm việc ở một nước không phải quê hương mình, nhưng khi tốt nghiệp, họ vẫn quyết định ở lại", Hùng băn khoăn.

Nguyên nhân, theo Hùng, là thiếu thông tin về quê nhà, không xác định được ngành học của mình có phù hợp với điều kiện trong nước và quan trọng hơn, những kiến thức tích lũy sau những năm du học, liệu có được sử dụng và phát huy hiệu quả khi về nước?

Cũng băn khoăn như Hùng, Trần Chiêu Minh, Huy chương bạc Toán quốc tế 2005, cho rằng, nhân tài cần được tạo điều kiện làm việc mới có thể phát huy tốt nhất khả năng. "Chỉ một vài dịp thế này học sinh đoạt giải quốc tế được nhắc đến, còn thông thường họ gần như bị lãng quên sau khi đoạt giải", Minh thẳng thắn bộc bạch.

Ghi nhận băn khoăn của những bạn từng đoạt giải, GS. TS. Mai Trọng Nhuận, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đặt câu hỏi: "Môi trường làm việc tốt sẽ phải như thế nào?". "Cây toán 2005" Lê Đình Hùng đưa dẫn chứng, ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên chỉ có thể lên phòng thực hành 1-2 buổi một tuần. Nhưng tại ĐH Nanyang, Singapore, mỗi sinh viên được cấp một máy tính riêng để phục vụ việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, hầu hết các bạn khác đã không đưa ra câu trả lời cụ thể.

Thừa nhận những băn khoăn lo lắng trên là một thực tế, song giáo sư Nhuận cho rằng, trước khi đòi hỏi được ưu đãi, những học sinh này nên cống hiến cho đất nước. "Có cống hiến cho xã hội mới được tôn vinh", ông Nhuận nói. Dẫn ra ví dụ chứng minh cho sự "hy sinh" cần có ở những du học sinh, một thày giáo kể về một Tiến sỹ Toán học tại Pháp đã từ bỏ vị trí với mức lương vài nghìn Euro để về nước với mức lương hơn triệu đồng một tháng trong cơ quan nghiên cứu nhà nước.

Chia sẻ quan điểm với ông Nhuận, thày Đinh Xuân Dũng cho rằng, học sinh giỏi cần rèn đức trước khi luyện tài, cần trăn trở vì đất nước còn thua kém thế giới và góp sức hơn là đòi hỏi đãi ngộ.

Không hẳn đồng tình trước những ý kiến này, thày Đỗ Bá Khôi, Phó hiệu trưởng trường Hà Nội Amsterdam, cho rằng nếu chỉ đòi hỏi nhân tài cống hiến, hy sinh là không còn phù hợp: "Nên cho các em quyền chọn lựa nơi học và làm việc, nơi nào tốt nhất cho sự phát triển của các em", thày Khôi đề xuất.

Đồng cảm với băn khoăn của các bạn trẻ ông cũng cho rằng, với điều kiện nghiên cứu trong nước như hiện nay sẽ khó phát huy được khả năng của những du học sinh. "Những nhân tài sẽ dần bị mai một", người thày từng nắm trong tay nhiều học sinh đoạt giải quốc tế nhìn nhận.

"Theo tôi, ngành nào mà trong nước kiến thức của các em dùng được thì hãy về, với những ngành điều kiện trong nước chưa thuận lợi, các em nên ở lại nước ngoài làm việc, trau dồi trình độ và trở về khi trong nước đã tạo được môi trường làm việc tốt", thày Khôi đưa ra giải pháp.

Tán đồng với ý kiến này, Hoàng Đức Việt Dũng, giải Nhì Tin học quốc tế 2001, cho biết bản thân đang tìm việc tại nước ngoài. "Tôi nghĩ rằng 5 đến 10 năm nữa chúng tôi đóng góp được nhiều hơn cho đất nước là ngay bây giờ sau khi tốt nghiệp ĐH".

(VNexpress)
 
Bình luận (18)

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

bên nào nói cũng có lý cả,

- các nhân tài dù sao cũng là người Việt, cũng nên làm 1 cái gì đó cho Việt nam, tức là cũng cho con cháu của họ sau này. Việt nam còn nghèo, các nhân tài được sống và làm việc tại các nước giàu trên thế giới dĩ nhiên là sướng cho thân mình rồi, nhưng Việt nam cũng cần những tài năng đó để thoát nghèo, dù sao Việt nam cũng là nơi nuôi lớn những bật anh tài

-quả thật với tình trạng "con ông cháu cha" ; "sống lâu lên lão làng" ; "lý lịch trong sáng" . " kiến tha lâu đầy tổ = quan nói nhỏ đầy nhà " như hiện nay thì các nhân tài khó kiếm được chỗ đứng, đa số bị mòn một, thui chột trong môi trường "cạnh tranh k lành mạnh" , buộc họ phải có suy nghĩ "về hay ở lại" nước ngoài

1 người bỏ chức vụ cao, lương cao ở nước ngoài về VN thì được xem là hiện tượng. 1 quan chức sẵn sàng nhường chỗ cho người có tài thật sự thì cũng là 1 hiện tượng. Để tất cả những cái đó trở thành bình thường quả thật k dễ
 

kamikaze

Administrator
Đây là tình trạng chung. Để thay đổi được có lẽ cần phải có thời gian. Là người Việt ai cũng muốn về làm việc và sinh sôn ở quê hương mình. Tuy thế, khi mà sự khác biệt còn quá lớn trong cách nghĩ ở nước ngoài và ở Việt Nam đang còn tồn tại thì có lẽ tạm thời những nhân tài này nên ở lại nước ngoài làm việc và tìm cách nào đó đóng góp cho đất nước thì sẽ tốt hơn là về để rồi phải chịu đựng, phải chết dần chết mòn!
 

cuchuoi

New Member
Ðề: Re: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

kamikaze nói:
Đây là tình trạng chung. Để thay đổi được có lẽ cần phải có thời gian. Là người Việt ai cũng muốn về làm việc và sinh sôn ở quê hương mình. Tuy thế, khi mà sự khác biệt còn quá lớn trong cách nghĩ ở nước ngoài và ở Việt Nam đang còn tồn tại thì có lẽ tạm thời những nhân tài này nên ở lại nước ngoài làm việc và tìm cách nào đó đóng góp cho đất nước thì sẽ tốt hơn là về để rồi phải chịu đựng, phải chết dần chết mòn!

Nếu chỉ cần thời gian thôi thì theo tôi là chưa đủ. Để tạo một môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn được người tài thì đó là một vấn đề khá lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng trước tiên là phải làm sao để người VN ở nước ngoài thấy rằng các cơ quan trong nước thực sự cầu thị, thực sự học hỏi và thực sự dang tay đón họ vì một mục tiêu chung là làm cho dân giàu, nước mạnh (chứ không phải chỉ có "dân giàu" mà nước thì không mạnh). Lần này tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ, đó là lối tư duy và tinh thần trách nhiệm. Hiện nay chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các công chức nhà nước không nghĩ cho lợi ích của đất nước, họ chỉ nghĩ cho lợi ích của cá nhân họ mà thôi. Vì thế mà họ tìm mọi cách để kiếm và để giữ ghế. Và càng để giữ ghế thì lại càng phải kiếm, cứ thế mà đẩy sâu đất nước vào tham nhũng.

Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao ở các nước như Thái Lan, Singapore và đặc biệt là Nhật bản các nhân viên công quyền lại làm việc tận tụy như vậy ?

Theo tôi, bản chất của con người là bao giờ cũng phải suy nghĩ cho sự tồn tại của bản thân mình trước đã, đó là một qui luật hết sức tự nhiên. Vậy làm thế nào để con người biết tuân thủ luật pháp? Đó là do giáo dục, và đặc biệt: do có sự giám sát. Ở các nước phát triển, hoạt động của mọi công chức đều được nhân dân giám sát chặt chẽ bằng nhiều cách, báo chí chính là một trong những lực lượng chủ yếu cho việc giám sát này. Mọi ý kiến đúng của người dân đều được báo chí phản ảnh trung thực, đầy đủ. Ở Nhật bản, ta có thể thấy chỉ cần một bộ trưởng hay thủ tướng Nhật có một phát biểu gì là lập tức được các loại báo đài, TV lôi ra mổ xẻ, phân tích...Chính vì thế mà họ luôn luôn phải cẩn trọng và phải tỏ ra hết sức trách nhiệm nếu không muốn bị tổng cổ ra khỏi sở nhiệm. Nói đến đây, có thể sẽ có bạn hỏi rằng: "Thế ở VN cũng có sự giám sát đấy chứ, có thế thì người dân mới biết được những vụ như PMU18, VNA...". Vâng, đúng là gần đây báo chí có đua những vụ đó ra, nhưng nếu ta để ý thì thấy rằng báo chí đưa tin rộ lên một chập, rồi sau đó lại im lặng hoặc chỉ đưa nhỏ giọt. Ai cũng biết rằng báo chí ở VN 100% là báo nhà nước, và luôn bị kiểm duyệt. Chính vì thế mà họ chỉ được đưa tin khi đã được phép. Điều đó cho thấy rằng công cụ giám sát chính của nhân dân đã bị túm gáy. Hơn nữa báo chí luôn được "nhắc nhở" là cần "thông tin có liều lượng" và cũng luôn phải dè chừng những "vùng cấm", cho nên người dân mới có câu "kính thưa các đồng chí chưa bị lộ", vì làm sao biết được chắc chắn rằng còn bao nhiêu những kẻ như Bùi Tiến Dũng. Còn thái độ làm việc của nhân viên các cơ quan nhà nước thì báo chí (mặc dù bị bóp miệng) cũng đã nói nhiều, nhưng đâu vẫn hoàn đó, điều này lại liên quan đến một vấn đề khác: xử lý vi phạm, cũng là một vấn đề phức tạp và xin sẽ đề cập đến ở một lần khác.

Một kênh quan trọng nữa để người dân có thể thực hiện quyền giám sát và nêu lên ý kiến của mình, đó chính là các vị dân biểu. Mỗi một vị dân biểu thường là đại diện cho nhân dân trong một khu vực nhất định, do người dân trực tiếp bầu ra. Để được bầu, các vị dân biểu này cũng phải đi vận động tranh cử, phải đưa ra được các chương trình hành động của mình và đương nhiên là họ đứng về phía người dân. Mỗi khi người dân có yêu cầu hay khiếu kiện đối với các cơ quan công quyền , họ có thể thông qua dân biểu để đệ trình lên các cơ quan chức năng.
Ở VN thì việc bầu ra các vị dân biểu này như thế nào thì ai cũng đã rõ. Còn về việc các vị dân biểu này tiếp xúc với cử tri ra sao, xin cứ vào báo Tiền phong online, xem kết quả của mục thăm dò ý kiến sẽ thấy trên 95% người được hỏi trả lời rằng họ chưa được tiếp xúc với dân biểu lần nào. Như vậy, kênh giám sát quan trọng thứ 2 của người dân bị bỏ ngỏ. Đó là chưa kể có trường hợp dân biểu cũng đã biết sờ sờ ra rồi nhưng cũng ... chẳng làm gì được hoặc ... không chịu làm gì. Những chuyện đó lại liên quan đến những vấn đề phức tạp khác như cơ chế vv... mà cần nhiều giấy mực hơn để bàn về nó.
 

daffodil

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Chỉ mới đi thi quốc tế, hay là chỉ mới tốt nghiệp PhD mà gọi là nhân tài thì quá là lố bịch. Đạt giải quốc tế chỉ là 1 kỳ thi cấp 3, chỉ có thể mà đòi hỏi mọi người phải ghi nhớ, phải trọng dụng thì thật là buồn cười.

Muốn về VN làm thì phải tự điều chỉnh cách làm việc của mình, tự điều chỉnh nội dung làm việc của mình cho hợp với môi trường VN; chứ 0 phải cứ ngồi 1 chỗ rồi bắt mọi người chạy theo mình.

Có những người vừa tốt nghiệp PhD, về VN, không có việc làm phù hợp, thế là kêu giời kêu đất. 1 trong những lý do nổi bật là vì bọn này đòi hỏi VN cung cấp cho nó công việc đúng như cái mà nó đã nghiên cứu. Rất tiếc là với điều kiện hiện giờ ở VN thì 0 thể đào ra những công việc như thế. Bọn đấy nếu muốn được gọi là nhân tài thì cần biết làm những việc mà VN đang có, đang cần chứ 0 phải chỉ là làm những việc mà chúng biết làm.

Có 1 điều mà anh rất thắc mắc, là những bọn du học nước ngoài đấy, ví dụ như là ở Nhật đi, nếu có ở lại Nhật làm việc thì cũng chỉ là những salaryman quèn đi bưng trà rót nước , những nghiên cứu viên sai vặt, hoặc là những trợ giảng đi dạy thí nghiệm cho học sinh. Ấy thế mà về VN là đòi làm này làm nọ, đòi được trọng dụng này nọ, 0 hiểu là liêm sỉ bọn nó để đi đâu?
Ví dụ như cô gì ở Pháp, chỉ là 1 chức giảng viên, lương vài nghìn Euro thì là mức lương bình thường ở Pháp, chẳng có cái gì đặc biệt cả; cô ý có về VN làm giảng viên, nhận lương vài triệu là rất hợp lý; thế mà lại nói là đã hy sinh này nọ, rồi đòi lên làm phó giáo sư, thế là thế nào?
Thử hỏi mọi người 1 bên là về VN sống gần bố mẹ (có điều kiện chăm sóc con cái), bạn bè với mức lương vài triệu, lại được coi là tầng lớp cao cấp và 1 bên là làm quần quật ở Nhật với mức lương 20man thì bên nào gọi là hy sinh?

Những luận điệu nói là họ đã bỏ chức vụ tốt, lương cao ở nước ngoài là những luận điệu xảo trả. Những ai có chức vụ tốt, lương cao thực sự thì chẳng bao giờ bỏ cả, mà có muốn bỏ chưa chắc là đã bỏ được.
 

kamikaze

Administrator
Nói đến "nhân tài" thì có lẽ đao to búa lớn quá. Nên gói gọn lại với những người có điều kiện du học hay làm việc ở nước ngoài thì sẽ dễ thảo luận hơn.

Lý do dù ở nước ngoài là salary man salarygirl là nhục, là chịu khó chịu khổ nhưng vẫn có nhiều người "cố chịu đấm ăn xôi" là vì sao?

Có lẽ là do một thực tế khi họ đã phần nào quen với cuộc sống có phần nào công bằng và dân chủ hơn ở nước ngoài và VN thì họ không chấp nhận được cách sống luồn cúi(Xin không đề cập đến CCCCC gì đó nhé) chạy chỗ này xin chỗ nọ khi những thứ đó thực sự không cần phải như thế. Xét ra thì về nước cũng chịu đấm ăn xôi mà có lẽ chịu đấm đau hơn. Ở nước ngoài cũng chịu búa ăn cơm nhưng mà đỡ đau hơn thì có lẽ cách chọn lựa là ở lại nước ngoài cày một thời gian rồi về vn tự làm cái gì đó chăng.

Đành rằng lập luận như daffodil thì nếu anh về VN thì anh phải chấp nhận và phải quen với những tệ nạn ở VN. Tuy thế, những người không quen được thì đành phải tìm một lối thoát khác.
 

daffodil

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Nếu nói cuộc sống ở nước ngoài công bằng hơn thì chẳng đúng lắm, cùng là salary man thì ở đâu mà chẳng công bằng như nhau??? Không hiểu là Meoconcon nói đến công bằng ở vấn đề nào?

Nếu mà có nói thì nói là ở VN nếu chẳng may phải đi làm mấy thủ tục hành chính thì hơi bực mình thôi.

Đúng là về VN là phải chấp nhận những cái mà mình chưa vừa ý (nói là tệ nạn thì kinh quá, vẫn 0 hiểu là Meoconcon định nói tệ nạn nào?) Nhưng mà bản thân mình 0 chấp nhận những cái đấy để rồi tự mình sửa đổi nó, mà cứ trông chờ kêu gào người khác sửa đổi nó rồi mời mình về thì quá là mơ mộng và buồn cười.
 

kamikaze

Administrator
Ý mình nói đến cái vụ CCC này nọ ấy daffodil. Vẫn biết là ở nước ngoài nó vẫn có cái này nhưng mà không đến nỗi lắm. Cùng là salary man/girl nhưng nếu anh là ccc hay anh có tiền lót tay cho những người có liên quan thì anh sẽ sung sướng còn ngược lại thì .... Mình có đứa bạn về đi dạy nhưng không biết cách vây cánh nên chẳng được phân công dạy mà chỉ ngồi chơi xơi nước hoài đó(đây chỉ là ví dụ.)

Và cả thủ tục hành chính nữa.

Mình không đòi hỏi ai thay đổi và mình cũng không nghĩ là sẽ có thể dễ dàng thay đổi được những cái mà doffodil đã đề cập.
 

daffodil

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Thực ra ở các cty lớn của Nhật, nếu muốn lên chức cũng 0 đơn giản đâu Meoconcon ạ. Nếu bên VN có cái gọi là CCCCC thì bên Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi các cổ đông.

Các cổ đông lớn bao giờ cũng muốn người của mình nắm những vị trí quan trọng trong công ty. Nếu như bạn 0 phải thuộc về 1 cổ đông nào thì con đường thăng tiến sẽ cực kỳ hẹp, lên được kacho thì dựa vào thực lực, chứ lên cao nữa thì rất rất khó. Những người như thế thì thường lại phẫn chí bỏ ra làm cty con :)

Nhưng mà VN thì hiển nhiên là nhiều cái bức xúc hơn rồi. Ngay như cái Vysa, đều là những người có chút du học làm quản lý mà phong cách làm việc còn lạc hậu hơn cả Vietnam như thế, liệu nếu bọn đấy về VN thì mong chờ gì được ??? Nhiều lúc 0 thể hiểu được là cái bọn ngu dốt đấy nó có còn liêm sỉ hay 0 mà lại có thể làm được những việc như thế? Mà cũng may, bọn đấy ngoài đời đa phần là bọn loser nên cũng chẳng thể làm được cái gì cả.
 

kamikaze

Administrator
Đúng rồi. Nhưng mà dẫu sao thì cũng còn dễ thở hơn ở VN. Ở Nhật cái thế giới tiền bạc không nhìn thấy cũng ghê gớm nhưng mà nó ít biểu hiện ra ngoài thôi.

Lại nói đến chuyện vysa. Hôm qua có bài của ai đó dọa nạt rồi yamato vào bày tỏ lý do thôi chức với nội dung là :
1. Việc yamato thôi chức là tự nguyện.
2. lý do là vì cả chủ tịch và phó chủ tịch hộ cũng nắm chức admin và thỉnh thỏang theo lệnh của sứ quán vào edit bài. Việc này yamato không đồng ý.

3. BCH buộc yamato thông báo danh tính(chắc là chỗ ở này nọ). Việc này yamato cũng không đồng ý.

Nhưng bây giờ bài đó lại biến mất rồi.

Đúng là chẳng ra gì nữa rồi !!
 

AK@

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

daffodil nói:
Chỉ mới đi thi quốc tế, hay là chỉ mới tốt nghiệp PhD mà gọi là nhân tài thì quá là lố bịch. Đạt giải quốc tế chỉ là 1 kỳ thi cấp 3, chỉ có thể mà đòi hỏi mọi người phải ghi nhớ, phải trọng dụng thì thật là buồn cười.

Muốn về VN làm thì phải tự điều chỉnh cách làm việc của mình, tự điều chỉnh nội dung làm việc của mình cho hợp với môi trường VN; chứ 0 phải cứ ngồi 1 chỗ rồi bắt mọi người chạy theo mình.

Có những người vừa tốt nghiệp PhD, về VN, không có việc làm phù hợp, thế là kêu giời kêu đất. 1 trong những lý do nổi bật là vì bọn này đòi hỏi VN cung cấp cho nó công việc đúng như cái mà nó đã nghiên cứu. Rất tiếc là với điều kiện hiện giờ ở VN thì 0 thể đào ra những công việc như thế. Bọn đấy nếu muốn được gọi là nhân tài thì cần biết làm những việc mà VN đang có, đang cần chứ 0 phải chỉ là làm những việc mà chúng biết làm.

Có 1 điều mà anh rất thắc mắc, là những bọn du học nước ngoài đấy, ví dụ như là ở Nhật đi, nếu có ở lại Nhật làm việc thì cũng chỉ là những salaryman quèn đi bưng trà rót nước , những nghiên cứu viên sai vặt, hoặc là những trợ giảng đi dạy thí nghiệm cho học sinh. Ấy thế mà về VN là đòi làm này làm nọ, đòi được trọng dụng này nọ, 0 hiểu là liêm sỉ bọn nó để đi đâu?
Ví dụ như cô gì ở Pháp, chỉ là 1 chức giảng viên, lương vài nghìn Euro thì là mức lương bình thường ở Pháp, chẳng có cái gì đặc biệt cả; cô ý có về VN làm giảng viên, nhận lương vài triệu là rất hợp lý; thế mà lại nói là đã hy sinh này nọ, rồi đòi lên làm phó giáo sư, thế là thế nào?
Thử hỏi mọi người 1 bên là về VN sống gần bố mẹ (có điều kiện chăm sóc con cái), bạn bè với mức lương vài triệu, lại được coi là tầng lớp cao cấp và 1 bên là làm quần quật ở Nhật với mức lương 20man thì bên nào gọi là hy sinh?

Những luận điệu nói là họ đã bỏ chức vụ tốt, lương cao ở nước ngoài là những luận điệu xảo trả. Những ai có chức vụ tốt, lương cao thực sự thì chẳng bao giờ bỏ cả, mà có muốn bỏ chưa chắc là đã bỏ được.
Cái này em đồng ý với bác là nhiều người trí thức VN bây giờ hình như cái vô liêm sỉ nó trốn đi đâu hết ấy. Em lại càng thấy mấy đứa được đi học đây đó về hay luyện 5 - 7 năm chỉ để đi thi được cái huy chương (mịa, cả thế giới chắc chỉ còn mỗi VN mình là còn cái lò này thui) mà gọi là nhân tài thì ... chết cười với chúng mất. Còn cái vụ đòi lên PGS như bác nói trên mà có thật thì càng hài vãi lúa. Có tài thì thể hiện cho người ta thấy rồi sẽ có được những cái thuộc về mình thui. Là "nhân tài" mà suốt ngày kêu than thì còn thua cả nông dân nữa. Quan trọng là cái đầu, nhân tài thì ít nhất cũng fải biết vận dụng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" và "Cùng tất biến, biến tất thông; Xưa nay chuyển vận cũng trong đạo trời". Ngồi há mỏ kêu mãi thì có dâng cơm tận miệng nó cũng kêu là ... còn thiếu nước rửa tay. Hài vãi.

kami nói:
Ý mình nói đến cái vụ CCC này nọ ấy daffodil. Vẫn biết là ở nước ngoài nó vẫn có cái này nhưng mà không đến nỗi lắm. Cùng là salary man/girl nhưng nếu anh là ccc hay anh có tiền lót tay cho những người có liên quan thì anh sẽ sung sướng còn ngược lại thì .... Mình có đứa bạn về đi dạy nhưng không biết cách vây cánh nên chẳng được phân công dạy mà chỉ ngồi chơi xơi nước hoài đó(đây chỉ là ví dụ.)

Và cả thủ tục hành chính nữa.

Mình không đòi hỏi ai thay đổi và mình cũng không nghĩ là sẽ có thể dễ dàng thay đổi được những cái mà doffodil đã đề cập.
Em nghĩ cái bác nói cũng chỉ một vài nơi (đa số ở HN). Em cũng có mấy đứa bạn đi ở trường uy tín và lớn nhất nhì ở VN, tay trắng, thân trơn. Thỉnh thoảng hỏi tụi nó công việc thế nào thì được trả lời:
1. "Tốt, được dạy cũng khá, còn được phụ các thầy làm project, chịu cày thì dư sống".
2. "BM ít Sv mà nhiều thầy, chưa được dạy. Chủ yếu làm TNghiệm kiếm thêm để trang trải".

Đấy, cái đấy nhiều lúc còn do Bộ môn nữa chứ k fải do tay trơn đâu. Dĩ nhiên, việc COCC là vấn nạn ở nhiều nước đang fát triển chứ k fải chỉ ở VN.

PS: xin lỗi các bác nông dân vì em đã chót so sánh các bác với mấy thằng vô liêm sỉ đó.
 

Vũ Điệp

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Rỗi quá, em cũng nhảy vô góp vài lời :D
Bác cuchuoi chung quy bác hô hào tự do báo chí với tự do chính trị. Đòi dân chủ hóa hơn nữa. Em thấy cũng phải nhưng phải từ từ, VN nhà mình nó thế, mới lên đổi mới chưa được 20 năm, thù trong giặc ngoài :D, cách mạng cũng phải từ từ không nó loạn. Chung quy cũng là do kinh tế chưa nắm thế mạnh trong xã hội. Các nước phát triển "dân chủ" hơn được theo nghĩa đó chẳng qua là vì giới kinh doanh có tiếng nói hơn nhiều.
Bác Kami và bác daff thì tập trung vào quan điểm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cũng đúng nốt, mình đang lên kinh tế thị trường mà, dần dần nó thị trường hóa hết. Mà chả phải cứ phải cạnh tranh lành mạnh mới dễ sống, chẳng qua là nó...fairplay hơn là cùng. Lành mạnh quá bác Dũng, bác Lâm... các bác ấy lại bức xúc vì không thể hiện được cái tài của các bác ấy chứ. :))
Mấy ông tướng báo nó gọi nhầm là nhân tài ấy bị mất gốc, không biết lấy lý do gì để giải thích cho cái sự ở lại của mình nên chê bừa đi cho nó được ý mà. Nói vậy chớ, các bác ý cũng tài chứ, chỉ mỗi tội không có cài tài thích ứng như bác daff yêu cầu. Các bác ý không được vươn ngực đi thẳng mấy năm sống bằng tiền chùa rồi, đâm ra nó sinh ra ảnh hưởng tâm lý tí chút. Thằng nào sống bằng tiền túi xem, chả phát biểu những câu hài như thế.
PS: Dạ, em cũng là salaryman, các bác nói nhẹ thôi không em nó tủi :)) Em vẫn cãi xếp nhoen nhoẻn, đi uống còn quên không rót cho xếp huống hồ bưng bê nỗi gì ... Chắc quan lộ em gian nan lắm lắm :D
 

quyenjp

Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Hì hì...
Bác Daff bức xúc quá nên nói thế thôi. Theo em là em thấy ...cũng chẳng có ai thích ở xứ người đâu. Nó tủi thân và nhiều khi là buồn, nhục lắm.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Một ông là học hành chữ nghĩa, bằng cấp đầy đủ mà đồng lương còn chưa bằng 1 thằng cu li quốc tế thì sao các bác ấy chịu được ? chưa kể là phải luồn cúi, van xin cái thằng ...dốt để nó cho được cái chức, cái việc thì ai người ta chịu được ?
Em kể bác Daff nghe cái trường hợp cụ thể của thằng em mang một tâm trạng cống hiến tuổi trẻ về trường đại học, nhưng em đã hết sức thất vọng vì...vị trưởng khoa đã tìm đủ cớ để moi tiền em vì biết em đi Nhật về. Ổng bảo em bị mất điểm 1 học kỳ nên ...không có bằng tốt nghiệp... Em phải chạy đến chạy lui giữa khoa và trường (2 địa điểm khác nhau) rồi phải đi chăm sóc ba em nằm ở bệnh viện...3 tháng trời...làm đủ mọi cách, đến khi nhận được cái bằng thì thấy rõ ràng chữ ký của ông trưởng khoa trên đó (vậy mà ổng bảo là em phải học lại thi lại nguyên học kỳ đó)
Em cảm thấy...quá thất vọng và từ đó em phải thay đổi phương châm cống hiến của mình bằng chữ ...tiền (vì cũng chính vì có nó mà em mới nhận được bằng tốt nghiệp, và vị trưởng khoa cũng vì nó mà hành hạ em)
Cho đến giờ này thì suy nghĩ của em cũng không thay đổi nữa. Em nghĩ nói thì nói thế thôi chứ nhân tài (đừng nói đến nhân tài cho quá lời) , những người có 1 tí khả năng bay là họ bay khỏi Việt Nam liền. Còn những người ở lại chẳng qua là vì gia đình họ v..v. thôi. Dĩ nhiên là cũng có rất nhiều người yêu VN vì họ muốn đi nước ngòai lúc nào cũng được, ăn sung mặc sướng, sống như ông hòang, bà chúa trong 2,3 biệt thự, 5, 7 vila cho thuê...thì họ không dại gì đi làm thuê cho ngọai quốc. Em biết thậm chí có người còn thuê nước ngòai làm cho họ nữa. Không có tên trong thống kê của tạp chí Forbes nhưng... tính ra tài sản chắc cũng chẳng thua kém ai... Mấy bác không tin thì PM cho em, em chỉ cho...(nhưng ko phải là nhà em đâu nhé. Nhà em chỉ tàm tạm đủ ăn thôi ! Không có cửa cho vụ này !)
 

cuchuoi

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Vũ Điệp nói:
Rỗi quá, em cũng nhảy vô góp vài lời :D
Bác cuchuoi chung quy bác hô hào tự do báo chí với tự do chính trị. Đòi dân chủ hóa hơn nữa. Em thấy cũng phải nhưng phải từ từ, VN nhà mình nó thế, mới lên đổi mới chưa được 20 năm, thù trong giặc ngoài :D, cách mạng cũng phải từ từ không nó loạn. Chung quy cũng là do kinh tế chưa nắm thế mạnh trong xã hội. Các nước phát triển "dân chủ" hơn được theo nghĩa đó chẳng qua là vì giới kinh doanh có tiếng nói hơn nhiều.

Tôi thì sức mấy mà đi hô hào, tôi chỉ nói ra cái điều mà tôi suy nghĩ, có vậy thôi. Chứ còn hô hào thì bạn cũng đã thấy cả một hệ thống truyền thông đồ sộ của nhà nước với đủ loại báo đài hô hào chống tham nhũng từ hàng chục năm nay mà đã được gì đâu, chỉ thấy nó ngày càng trầm trọng lên thôi. Tôi còn nhớ năm 2002, khi chính phủ thành lập các đoàn kiểm tra về các tỉnh để tiếp xúc với dân và giải quyết các khiếu kiện gì đó. Khi ấy báo đài thi nhau nói là chuyến này "thượng phương bảo kiếm" đã được mang ra. Ấy thế rồi té ra nó lại chẳng phải là "bảo kiếm" gì cả mà chỉ là một thứ kiếm cùn. Cho nên đến 2006 thì mới lại xuất hiện cụm từ "quốc nạn tham nhũng" hay nói theo lối dân giã thì là "cả một nồi sâu" rồi. Bây giờ mà vẫn cứ "từ từ" như bạn nói thì chẳng hiểu là cái "từ từ" ấy là bao nhiêu năm ? 5 năm, 10 năm hay là cả một thế hệ? Trong khi tiền vay của nước ngoài thì vẫn tăng đều đều, nhưng nó được chi tiêu thế nào thì các quan kêu là "không quản lý nổi" (lời của ông Bộ trưởng Bộ KHĐT). Rốt cuộc chỉ có dân nghèo và các thế hệ con cháu là nai lưng ra trả nợ, trong khi có những kẻ lại ung dung với những tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, con cháu định cư ở bên đó cả, cần là ông cũng tếch luôn.

Bạn nói là "cách mạng cũng phải từ từ không nó loạn" vậy xin hỏi các nước như Ba Lan, Hungari, CH Séc, Slovakia, Bulgari, Rumani, Hàn Quốc, Đài Loan ... phải chăng họ cũng bị loạn khi chuyển sang chế độ dân chủ? Ngay người dân Nga bây giờ, nếu hỏi người ta có muốn quay lại thời xưa không thì cũng chỉ có mấy ông bà già là gật, còn lại họ đâu có muốn chứ.

Thôi, lan man quá rồi. xin quay lại chủ đề chính. Đành rằng không phải cứ đạt giải quốc tế là được gọi là nhân tài, thế nhưng cũng không thể không công nhận là trong số những người đoạt giải có những người thông minh và có tài thật sự. Sự thành công của họ ở các Đại học quốc tế chứng minh cho điều đó. Và hiển nhiên là muốn mời được nhân tài về làm việc thì điều đầu tiên là cái nơi mời ấy phải tỏ ra thế nào, tiền nong là một chuyện, nhưng bắt người ta phải gù lưng và đi bằng đầu gối thì còn tệ hại hơn nhiều. Xem ra cái vụ mời nhân tài này cũng còn lâu lắm.
 

Vũ Điệp

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

Bác cuchuoi cấp tiến nhỉ. Thôi thì cũng phải có người tâm huyết như bác thì nó mới thay đổi được. Em thì em đứng ngoài cuộc, đứng xa ra thì nó chả ảnh hưởng gì đến nồi cơm nhà em cả. Vấn đề cải cách nhanh bụp 1 phát như Nga hay từ từ như TQ thì người ta bàn chán rồi. Cách mạng nào thì cũng phải đi kèm "đổ máu" hết, chỉ có là đổ nhỏ giọt hay làm cuộc đại phẫu, mất máu nhiều tí nhưng nó chóng khỏi thôi. Chứ có ai còn bàn cãi đến chuyện kết quả thế nào nữa đâu. May ra còn Bắc Triều Tiên dị dạng. So sánh VN với các nước Đông Âu hay Hàn, Đài có cái hạn chế của nó. Hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhiều quá. Khi bàn đến vấn đề này thường chỉ so sánh với TQ hay Nga thôi, và đa số ủng hộ cách làm của TQ rồi. Dù là mị dân hay là dân chủ, mục đích cuối cùng là cái gì mới quan trong. Xét cho cùng người VN vẫn thấy happy hơn ối người, chả phủ nhận được cái mặt tích cực của cái việc "mị dân" ấy! :D
 

kamikaze

Administrator
Xin lỗi nếu như nó đi lạc đề. Xin tóm lại một vài ý như sau. Vấn đề về hay ở của người đi ra nước ngòai cũng đã được bàn đến lâu rồi và ai cũng có lý của nó cả.

Và, chắc chắn không phải ai đi ra nước ngòai cũng có tài, có khả năng cả. Nhưng sự thật là nếu không có chính sách đúng đắn thì sẽ mất đi một nguồn đóng góp rất lớn.

Hiện nay sự thực là Việt Nam chưa có chính sách đúng đắn về việc thu hút người Việt ở nước ngòai về làm việc. Đây là một thực tế không thể thay đổi. Các vị lãnh đạo cao tuổi ở VN không dễ gì trao quyền quản lý lại cho lớp trẻ. Và lớp trẻ (có tài và nhiệt huyết thực sự) cũng không chịu lép vế hòai. Cộng thêm hệ thống luật lệ thay đổi xềnh xệch và một cơ chế COCC quá mạnh. Thực tế như thế này thì có lẽ rất khó kêu gọi vận động những người đã “thóat ra” ngòai về nước (để lại phải chui vào rọ!).

Một thực tế nữa là nhiều người đi học ở nước ngòai những thật sự không có tài chỉ biết kêu ca. Đòi hỏi. Ví dụ ở Nhật chính bản thân mình đã gặp nhiều người họ kêu là không có việc làm. Nhưng thực tế thì họ không đủ khả năng và không biết cách tìm việc làm chứ không phải là không có việc. Những người như thế này có quay về nước thì có lẽ cũng chẳng có gì sáng sủa hơn cả cho bản thân và cho đất nước.

So sánh với Nhật Bản thời Minh Trị thì họ đã làm rất tốt việc này. Nhiều người Nhật được gửi ra nước ngòai để học hỏi kiến thức ở nước ngòai về xây dựng đất nước và họ đã làm rất tốt. Nếu như bạn chịu khó tìm hiểu thì bạn sẽ nhận ra 1 điều chế độ giáo dục, cảnh sát v.v... đều bắt chước của nước ngòai(nước nào thì các bạn tự tìm hiểu nhé). Còn Việt Nam thì sao? Mình không biết hịên nay các vị quản lý ở VN có suy nghĩ như thế nào nhưng cách đây 10 năm trước khi mình chuẩn bị đi học thì vẫn có nhiều người sợ “tụi trẻ đi ra nước ngòai rồi hư hỏng” và tìm cách cản trở. Sau 1 năm mình qua bên này và có gửi giấy về VN xin ở lại thì được vài người góp ý là “Nhật là một nước tư Bản, em không nên ở lại làm gì”... Với cách suy nghĩ như thế này thì rất khó có thể xây dựng hay phát triển đất nước dựa vào lớp trẻ được.

(Xin lỗi chỉ là ý kiến chứ mình cũng chẳng có tài cán gì. Rút cuộc thì chỉ viết ra cho thỏa mãn sự bực bội cá nhân.)
 

cuchuoi

New Member
Chẳng biết những người chỉ tốt nghiệp ở trong nước như thế này thì đã được gọi là "nhân tài" hay chưa. Thế nhưng nhìn cách họ quay lưng với các cơ quan nhà nước ở Hà Nội thì đủ hiểu là việc mời người tài về làm việc trong các cơ quan nhà nước là một chuyện xa vời đến mức nào.

Nhiều thủ khoa từ chối "mời gọi" của Hà Nội

Trong số 300 thủ khoa tốt nghiệp đại học 3 năm gần đây, chỉ có 17 em làm việc trong các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Nhiều em cho rằng, môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước chưa năng động, lương bổng thấp...


Trần Thị Mai Hoa, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn: Sẽ làm việc cho tổ chức phi Chính phủ. Dự định của em là sẽ làm việc cho một số tổ chức phi chính phủ rồi sẽ xin học bổng đi học tiếp.

Chính sách của Hà Nội là sinh viên giỏi được thu nhận vào các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đây là điều kiện để sinh viên trao dồi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, chính sách đó chưa thực sự hấp dẫn và rất chung chung. Em hiểu là không thể đưa ra chính sách cụ thể bởi mỗi người có nhu cầu khác nhau.

Nguyễn Tùng Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân: Cần môi trường làm việc tốt. Em thực tập tại ngân hàng Citibank và đã được tiếp nhận ngay sau đó. Theo em, xu thế của nhiều sinh viên ra trường là vào làm việc tại các liên doanh, công ty nước ngoài vì mức lương cao.

Trong khi đó, môi trường làm việc của các doanh nghiệp trong nước chưa năng động nên khó thu hút sinh viên. Với một số bạn điều kiện gia đình không khá giả thì tiền lương là yếu tố quan trọng.


Thực sự, chúng em cần môi trường làm việc tốt để hoàn thiện mình hơn và đóng góp cho xã hội. Chính phủ cần cải thiện hơn về tiền lương để đảm bảo cho các sinh viên ra trường. Hiện giờ em làm việc cho nước ngoài song nếu sau này thành phố có môi trường làm việc tốt hơn thì em sẽ trở lại đóng góp cho thành phố.

Trần Ngọc Thắng, Thủ khoa Đại học Dân lập Thăng Long: Cơ quan nhà nước "bó chân" những người sáng tạo. Hiện em làm việc cho một công ty phần mềm nước ngoài. Em cho rằng, thu nhập là yếu tố quan trọng trong việc các thủ khoa chọn nơi làm việc.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhất, mà là môi trường làm việc khuyến khích họ sáng tạo. Một người bạn của em sau thời gian làm trong cơ quan nhà nước, thu nhập không thấp, nhưng vẫn chuyển sang công ty nước ngoài.

Trong cơ quan nhà nước, những người sáng tạo sẽ cảm thấy bị "bó chân", họ không có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân. Đó là chưa kể đến mối quan hệ trong cơ quan nhà nước khá phức tạp.


Nguyễn Kim Phượng, Học viện Báo chí và tuyên truyền: Cơ quan nhà nước có sức ỳ lớn. Ở các công ty liên doanh, tư nhân là môi trường cạnh tranh lớn, còn các cơ quan nhà nước có sức ỳ lớn, nhất là rào cản về thủ tục hành chính, có những bất bình đẳng và không thuận chiều với những ai muốn vươn lên... Đây là vấn đề mà không chỉ chúng em quan tâm mà cả các cấp lãnh đạo phải tìm câu trả lời.

Có cơ quan đã đề nghị em làm việc không lương, em không thể chấp nhận vì cho rằng phải có thu nhập ở mức tối thiểu. Xin việc đối với em không phải vấn đề quá phức tạp. Em muốn kiếm được công việc phù hợp để chứng tỏ được khả năng của mình.

Nguyễn Thị Phương Mai, Thủ khoa Đại học Quản lý và Công nghệ: Công ty nước ngoài tạo nhiều cơ hội học hỏi. Sau khi tốt nghiệp, em có cơ hội làm việc trong một cơ quan Nhà nước, nhưng em quyết định làm việc tại một công ty nước ngoài.

Công ty nước ngoài tạo cho em một môi trường làm việc năng động, nhiều áp lực và thách thức. Về lâu dài, em vẫn có ý định làm việc trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên hiện em có thể học hỏi được nhiều ở môi trường làm việc nước ngoài.

Nguyễn Thị Thanh Mai, Đại học Thương Mại: Nên có nhiều ưu đãi hơn với các thủ khoa. Em thấy rằng môi trường làm việc trong các cơ quan Nhà nước hiện nay đã "mở" hơn rất nhiều và chú trọng thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn chậm. Thành phố Đà Nẵng - quê hương em có những chính sách ưu đãi người tài mà Hà Nội có thể tham khảo. Thí dụ, Thạc sỹ, Tiến sỹ về làm việc tại Đà Nẵng được mua nhà với giá ưu đãi. Ngoài ra, các thủ khoa nên được hưởng mức lương ưu đãi hơn.

Không có lãnh đạo thành phố tham gia toạ đàm với thủ khoa

Tối 20/8, UBND thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm về chính sách thu hút nhân tài với 93 thủ khoa năm học 2005-29. Tuy nhiên, không có lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tham gia buổi tọa đàm này.

Bà Nguyễn Thuỳ Vinh, Phó giám đốc Sở Nội vụ, cho biết, thành phố mới đưa ra quyết định ưu đãi nhân tài. Cụ thể, thủ khoa được ưu tiên trong các kỳ thi tuyển công chức, sinh viên giỏi được cộng điểm. Thủ khoa được hỗ trợ khi tiếp tục nghiên cứu sinh về sách giáo khoa, luận văn. Khi học ở nước ngoài, được vay trước tiền ăn ở, đi lại. Nếu tốt nghiệp loại giỏi sẽ không phải hoàn trả. Tuy nhiên, thủ khoa phải cam kết làm việc tại cơ quan của thành phố sau khi học xong.

"Thủ khoa chấp nhận vào làm việc trong các cơ quan nhà nước thì phải tuân theo mức lương áp dụng cho công chức nhà nước. Chúng tôi không thể thay đổi những quy định này. Về nhà ở, hiện Thành phố có chủ trương xây nhà cho lao động có thu nhập thấp. Các thủ khoa có thể được mua nhà theo diện này", bà Vinh nói.



Theo Đoàn Loan - Ngọc Châu
VnExpress
 

quyenjp

Member
"Thủ khoa chấp nhận vào làm việc trong các cơ quan nhà nước thì phải tuân theo mức lương áp dụng cho công chức nhà nước. Chúng tôi không thể thay đổi những quy định này. Về nhà ở, hiện Thành phố có chủ trương xây nhà cho lao động có thu nhập thấp. Các thủ khoa có thể được mua nhà theo diện này", bà Vinh nói.
- Ông Thủ khoa thì đương nhiên là ông thuộc diện thu nhập thấp. Chịu được thì chịu, không được thì cút. "Không mợ thì chợ cũng đông".Lo quái gì !
Thế đấy..."ưu đãi nhân tài ở Việt Nam"
 

maylangthang

New Member
Ðề: Nhân tài bức xúc về điều kiện làm việc trong nước

chung quy lại là cũng tùy cái tâm tính mỗi người. Thật ra, chúng ta sang nhật phần nhiều vì lí do kinh tế, ai cũng muốn kiếm được một cái gì đó để cuộc đời mình thấy khá hơn. Dù là du học sinh, dù là kĩ sư, chuyên gia hay tu nghiệp sinh đi chăng nữa, mục đích của chúng ta đều giống nhau. Bạn muốn nói rằng bạn là người tài giỏi, bạn muốn về Việt nam nhưng cơ chế trong nước chưa đủ chín để mời bạn về ư? Điều đó có thể đúng, nhưng cũng có thể không đúng nếu chúng ta chỉ đứng ở một chiều và nhìn từ một hướng! Ở nước Nhật, chúng ta chỉ là những công dân hạng 3, hạng 4 chứ không thể là những công dân hạng 2 được, vẫn bị gọi là những gaijin một cách dèm pha dù nhẹ nhàng không cố ý. Chúng ta có thật là những nhân tài xuất chúng, vỗ tay một cái là đủ sức dời non lấp biển hay chỉ là những kẻ bơi trong cái ao con với nhưng giấc mơ con đè nát cuộc đời con? Chúng ta chê nhiều cái đúng nhưng chúng ta cũng cần nhìn lại, việc chê bai dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm cách thể hiện khả năng của mình với cộng đồng, với xã hội. Chứ nếu chỉ nghĩ rằng hiện nay ta là được 25 man một tháng, ta sống trong một môi trường gần như hoàn hảo và ta nghĩ rằng trong nước cũng nên thết đãi ta như thể để mời gọi ta trở về. Có phi lí quá không? Trong số mấy ngàn, mấy mươi ngàn người Việt ở Nhật, có mấy người thực sự là những công dân ưu tú, đóng góp nhiều cho nước Nhật? Và những ai trong số chúng ta thật ra chỉ là những kẻ giúp việc cho họ, làm những việc mà họ không thèm làm, nhận những đồng lương còn thua xa những người già nhật đi làm thêm cho khuây khỏa tuổi già?
Sau 6 năm ở Nhật về nước, thú thật tôi cũng bị cú sốc văn hóa như các bạn, nhưng tôi sớm nhận ra rằng, trong nước thực sự còn có nhiều người đáng được gọi là nhân tài hơn chúng ta nhiều, họ sống trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ nhưng họ vẫn từng bước đi lên, vẫn có trong tay hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng. Rồi cũng còn bao nhiêu người khác nữa, trẻ hơn chúng ta nhiều, không có cơ hội như chúng ta rất nhiều họ vẫn cứ vươn lên, trở thành chủ của những công ty, những chuỗi cửa hàng khá bài bản. Còn chúng ta, sau thời gian dài nhặt nhạnh, tích cóp những đồng yên Nhật lận lưng làm vốn, về nước bỡ ngỡ nhưng ngày đầu sang Nhật, chưa chắc gì đã hơn họ, dù ta có thể nói vanh vách về chuyên môn của mình đã từng làm.
Và vì thế, chúng ta hãy khoan nói tới chúng ta, những nhân tài thời vụ, mà hãy nhìn thật kĩ rằng nhân tài không phải chỉ là nói và bàn luận. Hãy thể hiện mình như một nhân tài thực thụ, dù bạn tiếp tục sống tại Nhật, bạn vẫn là một người Việt có tài, mỗi năm về nước 1 lần, đi mua sắm cho kì hết 25 hay 30 man tiền lương một tháng của bạn cũng là một cách đóng góp cho quê hương rồi. Dù rằng ở nhiều chỗ nhiều nơi, một tháng lương ấy có khi chỉ đủ ở khách sạn 1 tuần thôi. Giống như Hawai, sống bằng tiền tiêu của dân Nhật.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top