Nhìn nhận từ cuộc khủng hoảng lớn ở Nhật Bản

Nhìn nhận từ cuộc khủng hoảng lớn ở Nhật Bản

Khi Nhật Bản phát triển kể từ một thập kỷ với mức lãi suất bằng không thì đất nước này vẫn cần phải đẩy lùi nhiều hơn nữa quá khứ của mình về phía sau.



Hiếm khi một sự thay đổi nho nhỏ trong tỷ lệ lãi suất lại trở thành tâm điểm của sự chú ý nhiều đến vậy. Khi Ngân Hàng Trung ương Nhật Bản (gọi tắt là BOJ) tăng tỷ lệ lãi suất có giá trị tính ở cả thời điểm ban đêm lên tới mức 2% vào ngày 14 Tháng Bảy thì đây được coi là một bước tiến nho nhỏ và điều này cũng đã được nhiều người dự đoán trước. Tuy nhiên thì đây lại là một bước nhảy khổng lồ đối với Nhật Bản nơi mà tỷ lệ lãi suất đã từng ở mức không trong gần bảy năm qua. Đồng thời một mức lãi suất bằng không đã là một giải pháp cơ bản và chủ yếu trong số một loạt các biện pháp liều lĩnh mà đã được sử dụng để phục hồi và khôi phục nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này. Bởi vậy sự tăng lên của tỷ lệ này chính là một bằng chứng hiểu để hiểu rằng Nhật Bản được cho là sẽ quay trở lại trên lối mòn về với trạng thái bình thường. Tuy vậy nhưng mức bình thường nào thì không ai có thể chắc chắn được vì nền kinh tế của Nhật Bản đã từng ở trong trạng thái không bình thường trong một khoảng thời gian quá lâu.



Kinh nghiệm của nước Nhật là khác thường và đáng chú ý. Một thập kỷ rưỡi hoạt động trì trệ của đất nước này là sự đối lập lớn và tiêu cực với sự tăng trưởng sâu sắc và rõ nét mà đã từng xảy ra trước đó và thực tế đó cũng có nhiều nền kinh tế phát triển khác gặp phải trong thời gian rất gần đây, trong đó đáng chú ý là Mỹ. Nhật Bản không phải là nước duy nhất mà đã từng có một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng xảy ra khi một bong bóng về tài sản nổ vỡ. Nước Mỹ cũng đã có khủng hoảng về "các khoản tiết kiệm-và-các khoản cho vay" vào những năm 1980. Thụy Điển cũng đã có một cuộc khủng hoảng tương tự như của Nhật Bản vào đầu những năm 1990. Và vào năm 1997-1998, một cơn bão về tài chính đã càn quét khắp hầu hết các nước ở châu Á. Tuy nhiên trong mọi trường hợp của các nước này thì nhìn chung hành động mà đã được các nước tiến hành một cách tương đối nhanh chóng là thực hiện xóa sổ các khoản nợ xấu hay nợ khó đòi, làm trong sạch lại các hệ thống ngân hàng và khôi phục lại các nền kinh tế trở lại trạng thái tăng trưởng. Ngược lại thì Nhật Bản đã bị thôi miên và mê hoặc. Trong một thời gian quá lâu, thay vì việc phải tìm cách để đưa hệ thống tài chính của nước này quay trở lại trạng thái hoạt động tốt thì nước này lại tỏ ra là đặt hi vọng của mình vào những khoản chi tiêu khổng lồ vào các công trình công cộng với mục đích khiến cho nền kinh tế Nhật Bản có sự chuyển đổi.



Để xoa dịu và an ủi thì Nhật Bản có thể nói rằng ít nhất thì niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính của nước này chưa bao giờ sụp đổ một cách hoàn toàn - mặc dù điều đó cũng gần xảy ra đồng nghĩa với niềm tin ấy cũng đã gần như sụp đổ hoàn toàn vào năm 1997 và 1998. Bởi vì một cuộc chạy đua trên quy mô rộng về các khoản tiền gửi ngân hàng may mắn là đã chưa bao giờ xảy ra nên mức độ sâu sắc của cuộc suy thoái của Nhật Bản cũng không thể được so sánh với Cuộc Đại Suy thoái của Mỹ vào những năm 1930. Tuy nhiên thì chi phí cũng là rất lớn. Như Michael Hutchíon, Takatoshi Ito và Frank Westermann đã chỉ ra trong "Sự trì trệ lớn của Nhật Bản", không phải là do thời kỳ khủng hoảng này cũng có một nền kinh tế khác cũng đã trải qua sự kết hợp của Nhật Bản giữa sự phá hủy về tiềm lực kinh tế-tài chính, mức độ tăng trưởng kém bền vững, giảm phát và khó khăn về mặt tài chính.



Nhật Bản cũng rất may mắn. Nước này bắt đầu thời kỳ khó khăn lâu dài của mình khi còn là một trong số những xã hội giàu có nhất trên thế giới. Nhưng bước tiếp theo sau đó lại rất tồi tệ. Vào khoảng thời gian giữa năm 1990 và năm 2005, mức tăng trưởng thực tế trung bình chỉ đạt ở mức 1,3% một năm. Nếu như không gặp phải khó khăn thì GDP của Nhật Bản có thể sẽ trên thực tế là ở mức cao hơn khoảng 25% so với mức GDP hiện nay. Về danh nghĩa, GDP của Nhật Bản vẫn giữ nguyên ở mức dưới mức GDP năm 1997 của nước này, nhờ có sự giảm phát. Trong suốt cùng thời kỳ đó tính từ năm 1997, GDP danh nghĩa của nước láng giềng là Hàn Quốc, nước mà cũng đã phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á, cũng đã tăng một tỷ lệ là 65%. GDP của nước Mỹ cũng tăng lên một tỷ lệ là 50%, sự trì trệ của Nhật Bản khi đó bởi thế cũng có nghĩa là một sự giàu có và một cơ hội hết sức lớn lao.



Kế hoạch của nước Mỹ



Để hiểu được lý do tại sao thực tế này đã xảy ra và cũng là để đánh giá những triển vọng của Nhật Bản về những khoản lãi đầu tư danh nghĩa thì bạn cần phải hoàn toàn tuân theo cách là quay trở lại với giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu, những kẻ thống trị là người Mỹ của Nhật Bản mong muốn khơi gợi lại hệ thống kinh tế trong đó ngân hàng có tính thống trị mà trước đó đã được áp dụng rất nhiều để có thể trang trải về mặt tài chính cho sự tăng lên về quân đội và quân sự của Nhật Bản - các thị trường tư bản tự do và nền dân chủ khi đó cũng như hiện nay dường như là tồn tại song song cùng lúc đối với các nhà lý tưởng hóa người Mỹ. Tuy nhiên thì cho tới đầu những năm 1950, cùng với một cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô và một cuộc chiến tranh nóng ở Triều Tiên, người ta lại thiên về khuynh hướng dứt khoát và không khoan nhượng. Điều mà những người Mỹ mong muốn từ Nhật Bản là một dòng chảy của các hàng hóa công nghiệp có thể được tiên đoán trước. Về phần mình những người dân Nhật Bản lại cho rằng hệ thống các ngân hàng chính là cách tốt nhất để di chuyển các nguồn lực khan hiếm về các ngành công nghiệp mà đã có thể giúp xây dựng lại nền kinh tế một cách nhanh chóng. Bởi vậy nên các ngân hàng, mà không phải là các thị trường vốn và tư bản, đã trở thành nguồn lực về tài chính chủ yếu.



Như Gillian Tett chỉ ra trong cuốn sách của mình có tên là "Việc cứu lấy Mặt trời", các thị trường vốn và tư bản đã không bị thủ tiêu một cách hoàn toàn; Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo đã mở cửa hoạt động trở lại. Tuy nhiên mục đích của các cổ phiếu không phải là để tăng về vốn và tư bản, mà chính là những mối liên kết chắc chắn với những tập đoàn kinh doanh khác trong một hệ thống đan xen của những cổ phần nắm giữ chéo. Với một ngân hàng chủ đạo ở vị trí hạt nhân trung tâm thì những tập đoàn này đã trở nên được biết đến như là keiretsu. Trong hệ thống này thì thế mạnh cũng đi kèm theo với điểm yếu.



Hệ thống này đã tỏ ra là hoạt động một cách có hiệu quả và thuyết phục trong một thời gian. Các ngân hàng mà được hỗ trợ bởi các thị trường đã được bảo hộ thì đã đưa ra quy định về tỷ lệ lãi suất và một bộ tài chính như là người mẹ đỡ đã bao gồm có những khoản tiền tiết kiệm có giá trị nhỏ của các hộ gia đình và chuyển chúng sang cho các ngành công nghiệp đã được chọn lựa. Những người gửi tiền tiết kiệm đã không nhận được nhiều về lãi suất, nhưng đằng sau đó thì những người Nhật cũng không giống như là những người tiêu dùng mà họ đã từng là. Nhật Bản đã đang sản xuất ra những mặt hàng chủ yếu là để phục vụ xuất khẩu. Và tác dụng và ưu điểm của hệ thống này là mọi người đều có việc làm. Vào thời kỳ giữa năm 1960 và năm 1973 nền kinh tế này đã tăng trưởng với tỷ lệ 9,6% một năm, gấp hai lần so với mức tăng trưởng trung bình của các nước trong tổ chức OECD. Tỷ lệ thất nghiệp mà cũng đang tăng ở mức trung bình chỉ là 1,3% trong cùng thời kỳ này thì là ở dưới mức một nửa so với mức thất nghiệp của các nước còn lại trong tổ chức OECD.



Thậm chí ngay cả sau cơn sốc về dầu mỏ năm 1973, sự tăng trưởng đạt mức trung bình là 3,8%, như là nước này đã đạt đến vào năm 1989, là khả quan hơn so với hầu hết các nước. Tuy nhiên khi đó Nhật Bản đã đang gặp phải và phải đối phó lại với những hạn chế và rào cản của một nền kinh tế đang chín muồi. Việc bãi bỏ quy định dần dần đã và đang ăn vào những thị trường được bảo hộ của các ngân hàng tại một thời điểm khi mà nhu cầu về tín dụng không còn là lớn đến mức vậy nữa.



Cho tới những năm 1980, Nhật Bản đã là nước cho vay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên thì mức thặng dư về tài khoản vãng lai trước đó đã trở thành một khó khăn về mặt chính trị trong những mối liên quan với nước Mỹ. Plaza Accord của năm 1985 cũng có ý nghĩa gắng gượng với khó khăn này bằng cách tạo ra một sự tăng lên trong tỷ giá hối đoái của Nhật Bản. Vào các năm 1985 và 1986, đồng Yên đã tăng giá từ mức 260 Yên lên đến mức 150 Yên ăn một đô la Mỹ. Với tâm lý lo sợ rằng các mặt hàng xuất khẩu và nền kinh tế nước này có thể sẽ suy thoái, ngân hàng trung ương Nhật đã một lần nữa cắt giảm mức lãi suất.



Tài sản hoàn toàn mới



Thay vì yếu đi thì nền kinh tế Nhật Bản đã cất cánh. Chính phủ nước này đã hạn chế và giảm thiểu mức thâm hụt về ngân sách và thị trường chứng khoán nước này đã làm loại bỏ đi sự phá sản và sụp đổ của thị trường phố Wall vào năm 1987. Các thị trường tài sản bắt đầu phát triển nở rộ, tạo cho các ngân hàng một nguồn cho vay mới rất lý tưởng. Cho tới cuối năm 1989, các cổ phiếu của nước Nhật đã chiếm một nửa trong số tổng lượng vốn tư bản của thị trường chứng khoán trên thế giới. Các mức giá đất đã tăng vọt. Một mức giá trị mà đã được đặt một cách rộng rãi trên cơ sở của Cung điện Hoàng Gia (Imperial Palace) của Tokyo cũng tương đương Cung điện của California. Khi đó, vào thời điểm ngày 25 tháng 12 năm 1989, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định làm xoa dịu đảng phái này và tăng mức lãi suất.



Hiệu quả của nó là có tác dụng khuyến khích, khi mà các mức giá cả cổ phiếu đã giảm xuống và các hợp đồng giao dịch về đất đai trở nên khan hiếm. Các ngân hàng Nhật đã thường rất nhạy cảm với giá trị của những tài sản này. Bốn phần năm trong số các khoản tiền cho vay được cho là có liên quan đến đất đai, những khoản vay mà đã thường được sử dụng như là các khoản ký quỹ. Các ngân hàng cũng tính đến khoản vốn tư bản như là một phần đáng kể trong số những cổ phiếu nắm giữ của mình trong các công ty khác. Do các mức giá trị cổ phiếu giảm xuống nên các mức độ về vốn tư bản của các ngân hàng đã bị đe dọa. Hệ thống các cổ phần nắm giữ chéo này đã bắt đầu hoạt động ngược lại và chống lại chúng.



Tuy nhiên thì trong bốn năm nay một tâm lý kiềm chế và bình tĩnh kỳ lạ đã trở nên thịnh hành và phổ biến. Sự lạc quan vẫn ở mức cao độ rằng giá trị của tài sản có thể sẽ lại tăng lên. Hi vọng và tin tưởng vào một sự phục hồi, các ngân hàng thường cho vay nhiều hơn đối với những người đi vay gặp khó khăn hay là thường lao vào những khoản cho vay khó khăn ở bên ngoài trong các chi nhánh và các công ty con. Những nhà điều hành ngân hàng thì không mong muốn chứng kiến một thảm họa.



Chỉ đến cuối năm 1994 thì một cảm giác bao trùm là có một cái gì đó bất ổn và trục trặc đang diễn ra. Hai sự hợp tác về mặt tín dụng của Tokyo đang diễn ra một cách không hiệu quả đã phải được bảo lãnh. Đã có nhiều hơn những sự hợp tác về mặt tín dụng trở nên thất bại và đã có khó khăn với Jusen 7, những công ty cho vay về bất động sản đã được thành lập bởi các ngân hàng lớn. Những tổn thất của các công ty này ước tính khoảng 6,4 nghìn tỷ yên (tương đương với 68 tỷ đô la Mỹ), là nhiều hơn so với mức tổn thất mà các ngân hàng sáng lập ra đã có thể phải chịu. Lần đầu tiên những người nộp thuế đã phải đóng góp vào một khoản bảo lãnh, với mục đích nhằm hạn chế và ngăn chặn sự ảnh hưởng xấu.



Tuy nhiên thì cuộc khủng hoảng mà đang lan trên diện rộng trước đó đã ảnh hưởng tới các ngân hàng lớn của nước này. Daiwa Bank, một trong số những ngân hàng lớn nhất, đã phải mất 1,1 tỷ đô la Mỹ qua việc một nhân viên lừa đảo ở New York và đã bị các nhà lãnh đạo ngân hàng của Mỹ yêu cầu phải đóng cửa tất cả các hoạt động của ngân hàng này tại nước Mỹ. Một vấn đề khó khăn trong nước hiện nay đã có một phạm vi ảnh hưởng có tính quốc tế, như Hiroshi Nakaso người thuộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thuật lại chi tiết trong một bài báo về cuộc khủng hoảng này.



Vào mùa xuân năm 1997, ngân hàng nhỏ nhất trong số ba ngân hàng tín dụng dài hạn là Nippon Credit Bank đã phải cần được đưa vào thêm một lượng vốn tư bản nhà nước và tư nhân. Vào mùa thu một sự không trả được nợ của một công ty môi giới cổ phiếu có quy mô trung bình là Sanyo Securities đã làm tê liệt cả thị trường liên ngân hàng. Không lâu sau sự thất bại của Ngân hàng Hokkaido Takushoku, ngân hàng thống trị ở bán đảo ở cực bắc của Hokkaido, nơi mà ngân hàng này đã cho vay hàng tỷ để chống lại việc phát triển một khu nghỉ mát. Không lâu sau đó, Yamaichi Securities – một trong những công ty môi giới lớn nhất đã bất ngờ và đột ngột sụp đổ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã cung cấp tiền mặt và cái mà vẫn còn giữ nguyên là sự tiếp quản sau đó bởi một công ty có tên là Merrill Lynch.



Hệ thống tài chính của Nhật Bản đã tỏ ra là đang trên bờ vực của sự phá sản, cũng giống như nhiều nước khác ở châu Á vào thời điểm đó. Những khoản tái bảo hiểm đã nhanh chóng và vội vã được thiết lập bới bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, và cho tới mùa xuân năm sau thì 30 nghìn tỷ yên Nhật nằm trong các quỹ công cộng đã được làm cho cho có thể sử dụng được như một lượng vốn tư bản đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn. Những khoản nợ khó đòi trong hệ thống này đã được cam kết là ở mức tối thiểu là 60 nghìn tỷ yên.



Những khoản tiền rót vào của khu vực công có thể đã là không phổ biến xét về mặt chính trị, nhưng chúng dường như là kìm hãm mọi thứ cho tới khi Ngân hàng Tín dụng Dài hạn (gọi tắt là LTCB) sụp đổ vào mùa thu năm 1998. Với lượng tài sản có giá trị khoảng 240 tỷ $ thì đây đã là một trong số những ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Như Bà Tett kể lại chi tiết thì mọi thứ đã được làm để nhằm ngăn chặn những vấn đề khó khăn đang dần dần trở nên rõ rệt, bao gồm việc bỏ những thùng giấy xuống các lỗ cống trong tầng hầm khi những nhà điều tra đã gọi - không phải là những nhà điều hành muốn tìm thấy quá nhiều.



Trước thời điểm sụp đổ của Ngân hàng Tín dụng Dài hạn, quy mô của cuộc khủng hoảng ngân hàng của Nhật Bản cuối cùng thì cũng đã thu nhỏ lại. Nhật Bản đã đẩy mạnh hệ thống bảo hiểm tiền gửi ngân hàng. Các quỹ chung cũng đã thúc đẩy lượng vốn tư bản của các ngân hàng lớn nhất và một nhà điều hành độc lập được tạo ra một cách hoàn toàn mới, do được đặt lại với cái tên là Cơ quan Dịch vụ Tài chính, đã được đưa ra với mục đích nhằm phá vỡ những mối liên kết dễ chịu và tốt đẹp giữa các ngân hàng và nhà điều hành ngân hàng trước đó, bộ tài chính. Vào năm 1999 một sự rót vốn khác từ nguồn tiền của công chúng đã có tác dụng khuyến khích chín trong số các ngân hàng lớn nhất của nước này phải sáp nhập thành bốn "siêu ngân hàng", bốn "ngân hàng khổng lồ", những ngân hàng mà từ đó đã hợp nhất sâu hơn nữa thành ba ngân hàng lớn.



Vào năm 2003, chính phủ nước này cuối cùng thì cũng đã tạo ra được một phương tiện để xóa sổ những khoản nợ khó đòi dù cho những mối nghi ngờ về những động thái chuyển đổi đằng sau hành động này đã trở nên phổ biến rộng rãi. Và mãi cho tới thời điểm đầu năm 2005 thì các ngân hàng mới có thể yêu cầu đặt ra phía sau những vấn đề khó khăn về các khoản nợ khó đòi của mình; hiện nay họ đang phải trả lại tiền cho công chúng. Sau khi giảm xuống trong một thập kỷ thì khoản cho vay ròng được thực hiện bởi các ngân hàng đã bắt đầu tăng lên trở lại vào năm nay. Và lạm phát, được đo bằng các mức giá cả tiêu dùng "chủ yếu" mà không bao gồm có thực phẩm và thức ăn sạch trái lại bao gồm có năng lượng, đã chuyển sang trạng thái tích cực một cách phù hợp và có lợi trong một thời gian dài.



Vậy thì tại sao sự phục hồi lại không đến sớm hơn? Một lý do chắc chắn sẽ là với mức thực tế của các khoản cho vay không có hiệu quả trong hệ thống ngân hàng này mà đã không được công bố trong một thời gian dài như vậy thì nguồn cung cấp khổng lồ bởi các ngân hàng chỉ làm trầm trọng hơn một tình trạng chia rẽ về mặt tài chính: các ngân hàng không thể đủ sức trang trải để tạo ra các khoản cho vay mới có hiệu quả, thậm chí là đối với những khoản cho vay triển vọng tốt. Một lý do có liên quan khác là cho tới khi các ngân hàng có lý do để giải quyết những khoản cho vay của mình thì những công ty đang gặp khó khăn mà đã lấy đi những khoản cho vay đó gần như không có động cơ nào để tái cơ cấu lại. Các công ty của Nhật hiện nay đang ở trong tình trạng hoạt động tốt hơn, nhưng điều đó phần lớn là nhờ vào các biện pháp đã được áp dụng chỉ trong một vài năm qua.



Ở mức độ chính sách, chính phủ Nhật đã tạo ra hai điều sai lầm ngớ ngẩn rất lớn. Điều thứ nhất là việc tăng mức thuế tiêu thụ vào năm 1997, việc làm này đã làm phá hoại và sụp đổ niềm tin về mặt kinh tế. Và khi mà niềm tin có vẻ như là đang được phục hồi vào tháng 8 năm 2000, thì ngân hàng trung ương Nhật Bản đã công bố về sự chấm dứt và kết thúc của tình trạng giảm phát và đã tăng các tỷ lệ lãi suất. Nền kinh tế nước này lại một lần nữa đi vào một thời kỳ suy thoái và xuống dốc và ngân hàng trung ương nước này đã quyết định áp dụng lại mức lãi suất bằng không vào sáu tháng sau đó. Tuy nhiên thì với việc các mức giá cả giảm sút, tác dụng mang tính mở rộng thậm chí là của cả mức lãi suất bằng không cũng đã bị mất đi, do mức lãi suất thực tế vẫn giữ nguyên ở mức tích cực và có lợi cho nền kinh tế. Và một biện pháp hoàn toàn mới đã được thử nghiệm bởi ngân hàng trung ương Nhật Bản: về mặt hiệu quả, việc in tiền bằng cách rót vào các tài khoản mà các ngân hàng nắm giữ tại ngân hàng trung ương với lượng tiền mặt tự do. Khoản tiền mặt có tính chất siêu lỏng này được gọi là "sự giảm nhẹ về mặt định lượng" đã được rút ra vào thời điểm mùa xuân năm nay.



Những triển vọng lạc quan hơn



Việc mở rộng kinh tế hiện thời, công việc mà đã bắt đầu vào năm 2002, cho tới thời điểm cuối năm nay sẽ là lâu nhất của nước Nhật kể từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên thì không phải tất cả mọi người đều quan tâm tới sức mạnh của việc mở rộng kinh tế - ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn liên tục được cảnh báo, đặc biệt là bởi các chính trị gia, là sẽ không lặp lại sơ suất và lỗi của mình hồi năm 2000. Richard Jerram, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Macquarie ở Tokyo, đã chỉ ra rằng trong khi biện pháp có lợi của ngân hàng trung ương Nhật Bản, các mức giá tiêu dùng chủ yếu cho thấy lạm phát đang duy trì ở mức 0,6% thì những biện pháp có giá trị khác cũng cho thấy giá cả vẫn đùa giỡn với giảm phát. Những bất ổn lớn vẫn là về tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng trong tương lai của Nhật Bản, trong khi một tấm đệm vẫn được cần để chống lại những cú sốc từ bên ngoài, chẳng hạn như một cơn suy thoái ở Mỹ hay là một cuộc khủng hoảng về tài chính ở Trung Quốc.



Trong mùa xuân ngân hàng trung ương Nhật Bản đã công bố về "mức dao động" của lạm phát là từ 0 cho tới 2%, trong phạm vi này mức độ lạm phát ở mức 1% có vẻ như là có lợi. Tuy nhiên tỷ lệ này không có nhiều khả năng là sẽ giảm xuống, theo như ông Jerram cho biết, khi mà thậm chí một mức lạm phát bằng không cũng làm mất đi tác dụng và hiệu quả của nó một khi giá cả giảm xuống. Những người khác có thể tỏ ra lạc quan hơn. Với mức lạm phát hiện nay đạt ở mức 0,6% thì chính sách tiền tệ trên thực tế là có tính lỏng hơn so với một năm trước đây mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng lên, khi mà tỷ lệ giảm phát ở trên mức không phần trăm đã giữ cho các tỷ lệ thực tế ở mức tích cực và có lợi. Nhưng vào ngày 20 tháng Bảy, trong một cuộc điều tra mới đây nhất của mình về nước Nhật, tổ chức OECD cũng đã cảnh báo ngân hàng trung ương Nhật Bản về việc tăng lãi suất lên một cách quá nhanh, quá vội vàng.



Jesper Koll, nhà kinh tế hàng đầu ở Tokyo làm việc cho Merrill Lynch, đã liệt kê các cách thức mà nền kinh tế Nhật Bản ngày nay lại tỏ ra mạnh hơn so với năm 2000 – và rất có khả năng vẫn có các tỷ lệ cao hơn. Đồng yên đã và đang yếu, không tăng giá như nó đã từng tăng vào thời điểm trước tháng Tám năm 2000. Tín dụng ngân hàng cũng đang một lần nữa lại mở rộng, trong khi vào năm 2000 nó đã và đang thu hẹp và giảm xuống. Đồng thời, các chi phí đi vay trên thực tế cũng đã giảm xuống khi mà lạm phát đã bắt đầu dần dần tăng trở lại.



Trên hết, tình hình tài chính của cả các công ty và các hộ gia đình đều mạnh hơn và tốt hơn rất nhiều. Ngay khi các ngân hàng đã bắt đầu cắt giảm được các khoản nợ khó đòi của mình với mức bốn phần năm hoặc cao hơn thế thì các công ty đã bắt đầu đưa các khoản nợ của mình xuống dưới mức trước đó vào thời điểm trước bong bóng kinh tế. Trong khi đó, họ cũng sử dụng vốn tư bản một cách có hiệu quả hơn. Nơi mà đã từng có quá nhiều công ty đã làm quá nhiều điều ở các lĩnh vực khác nhau thì theo như James Ableggen - một học giả kinh tế cho biết là sự hợp lý hoá mang tính chất cứng nhắc đã xảy ra. Mười bốn công ty dầu mỏ đã cắt giảm xuống còn bốn công ty; bảy công ty xi-măng giảm xuống còn ba; và 14 công ty giấy và bột giấy cũng giảm xuống còn có 3 công ty. Nhiều việc hơn nữa cần phải được làm trong các ngành công nghiệp không có hiệu quả, trong đó đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử, nơi mà sự lối cuốn và hấp dẫn có xu hướng quay trở lại sự đầu tư vượt mức và sự đa dạng hoá trước đây. Tuy nhiên, các công ty của Nhật vẫn đang tạo ra được các mức lợi nhuận kỷ lục, và hiện cũng đang đầu tư để có thể đáp ứng nhu cầu. Với mức tăng trưởng là trên 3% hàng năm, trong các ngành công nghiệp không sản xuất, các dịch vụ cho tới nay vẫn có vẻ như nắm giữ việc hoạt động được tạo ra bởi các nhà sản xuất.



Các công ty cũng đang thực hiện việc thuê nhân công. Vào thời điểm giữa năm 1997 và 2003, việc làm đã giảm xuống với một mức là 2,4 triệu việc làm, khi người dân hoặc là bị thôi việc và sa thải hoặc là tự mình rút khỏi lực lượng lao động. Xu hướng này hiện nay lại đảo lộn và trái ngược một cách hoàn toàn, với tỷ lệ thất nghiệp ở một mức thấp trong vòng tám năm là 4%. Một số người thì cho rằng các hộ gia đình đã bổ sung thêm khoảng 100 nghìn tỷ yên vào giá trị ròng của họ tính từ những năm 1990. Do các công ty và các hộ gia đình hiện nay có nhiều tài sản tài sản tài chính hơn so với các khoản nợ phải trả nên các tỷ lệ cao hơn cũng nên cân bằng và tương xứng với mức lợi ích.



Hay nói khác đi là vẫn có triển vọng đối với sự tăng trưởng trong tương lai với một tỷ lệ thậm chí trên mức 2,2% mà tổ chức OECD hiện dám dự đoán trước. Những mối lo ngại vẫn còn đó. Đặc biệt là tình hình tài chính của chính phủ Nhật vẫn ở trong tình trạng khó khăn, tại một thời điểm khi mà dan số đang già hoá và giảm đi. Chính phủ nước này đã nhắc lại cam kết của mình là sẽ làm giảm mức thâm hụt, chủ yếu là thông qua việc cắt giảm chi tiêu. ở vào thời điểm hiện nay, nhờ có sự tăng trưởng về kinh tế bước khởi đầu này có được một luồng gió mát tốt lành với mức doanh số về thuế cao hơn so với dự kiến. Tuy nhiên thì một vị thủ tướng mới sẽ nhận chức vào tháng Chín năm nay và điều này sẽ tạo thêm sự bất ổn và không chắc chắn. Hoặc là mức tăng trưởng mạnh về GDP hiện nay vào khoảng mức 3% cũng không thể được hi vọng và mong đợi là sẽ lấp đầy ngân khố quốc gia.



Cuối cùng là có một mối lo ngại rằng sự tăng trưởng mới của nước Nhật cũng sẽ mang tính chất thất thường, hay thay đổi không chắc chắn. Chính những công ty lớn nhất, bao gồm cả những nhà xuất khẩu chính là những người đã được hưởng lợi nhiều nhất từ một đồng yên suy yếu và một mức lãi suất bằng không. Những công ty nhỏ cũng đã đấu tranh để có được các nguồn lực về tài chính. Một cuộc điều tra được tiến hành bởi bộ tài chính cho thấy rằng lợi nhuận tính trên mỗi lao động ở những nhà sản xuất lớn đã tăng từ một con số 1,6 triệu yên một năm ở thời điểm cuối năm 2001 lên tới 5,4 triệu yên vào thời điểm đầu năm nay, nhưng tại những nhà máy nhỏ thì con số này chỉ thay đổi từ mức 700 nghìn yên. Bức tranh về các công ty phi sản xuất cũng cho thấy một câu chuyện tương tự. Tuy nhiên các công ty lớn chỉ chiếm có một phần sáu trong tổng lượng việc làm ở Nhật. Những nhà hoạch định chính sách cần phải quan sát một cách cẩn thận để có thể xem xem liệu sự tăng trưởng mới trong việc cho vay của ngân hàng có thể có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ hơn - một chính sách của nhà nước về các ngân hàng lớn của nước này.



Sự phân chia này cũng rất rõ ràng trong lực lượng dân số đang ở độ tuổi lao động, nơi mà sự khác nhau về thu nhập hiện nay vẫn giữ ở mức trên tỷ lệ trung bình của OECD. Sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng lên phần nào cũng phản ánh một xã hội đang già hoá đi một cách nhanh chóng của Nhật Bản, nhưng nhiều người Nhật đặc biệt là giới trẻ đã nhận thấy khó khăn để tìm được một công việc làm đủ thời gian, với những lợi ích về việc làm mà đi kèm với công việc đó. Một nền kinh tế đang phục hồi và khôi phục có thể sẽ làm giảm bớt và khắc phục vấn đề khó khăn này.



Tuy nhiên nếu như ngân hàng trung ương Nhật Bản đã tăng mức lãi suất thì điều gì sẽ xảy đến tiếp theo là một thế giới mới tốt đẹp. Cuộc chiến đấu này sẽ diễn ra ác liệt về mức độ và thời điểm mà ngân hàng trung ương Nhật nên thắt chặt hơn nữa khi mà chính sách tiền tệ được "bình thường hoá" - các thị trường tài chính có vẻ như mong đợi một mức tăng một phần tư điểm nữa vào cuối năm nay, và một nửa điểm vào năm tới. Tuy nhiên thì tầm quan trọng của sự tăng lên trong tỷ lệ lãi suất của ngân hàng trung ương Nhật Bản, và sự giảm đi sớm hơn của tính lỏng mang tính chất siêu lỏng này là các thị trường tư nhân và quỹ từ thiện không mang tính cộng đồng từ nay về sau sẽ đang cấp tín dụng khiến cho nền kinh tế quay vòng.



Mức giá riêng của tiền tệ mà được đo bởi các khoản hoa lợi từ trái phiếu cũng đã tăng lên đột biến. Nghịch lý này theo như ông Koll là có thể sẽ phải cần đến tỷ lệ lãi suất cao hơn để có thể ngăn chặn dòng tiền từ những người cho vay là cá nhân, các ngân hàng tư nhân những người mong muốn được đền bù cho những rủi ro mà họ một lần nữa đã có thể phải gánh chịu. Sẽ cần một khoảng thời gian trước khi các thị trường thích nghi, và một thoả thuận có lợi về tính thay đổi có thể được trông đợi trên chặng đường này. Mặc dù vậy tóm lại một đất nước nơi mà tiền tệ được đưa ra thị trường bởi nhà nước mà không vì mục đích gì sẽ phá hoại ngầm sự đững vững của một nền kinh tế thị trường. Và ít nhất thì ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng đã làm được điều gì đó có liên quan đến việc ổn định và giữ vững nền kinh tế thị trường của mình.



(Nguồn: Tờ The Economist - Ngày 22 tháng 7 năm 2006)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top