Hôm nay nhòm lại cách khai lý lịch bằng tiếng Việt và suy nghĩ 1 cách dịch cho thấu đáo qua tiếng Nhật thì gặp phải những từ sau đây:
-Nơi sinh
-Quê quán
-Nguyên quán
-Trú quán
và liên tưởng đến từ quê hương nữa.
Từ trước đến nay vẫn thấy và hiểu qua loa như sau:
-Nơi sinh: Là nơi ai đó sinh ra. Ví dụ "Nơi sinh: Hà nội" chẳng hạn.. Và cũng có trường hợp thấy người ta ghi theo nghĩa đen như là "bệnh viện A, trạm xá B".
-Nguyên quán: Thì vẫn hiểu rằng quê gốc của ai đó trước khi chuyển đến ở nơi khác. Hay tạm hiểu là nơi ai đó sinh ra.
-Quê quán: Từ này thật ra tôi vẫn hiểu lẫn lộn với từ "nguyên quán". Lý do là trước đến giờ chỉ thấy lý lịch ghi là là "nguyên quán" "trú quán" nhưng hôm nay lại thấy cặp "quê quán" "nguyên quán" đi kèm nên mới tìm hiểu.
-Trú quán: Tạm hiểu là nơi hiện tại ai đó cứ trú, sinh sống.
Và đây là những gì đã tra được trong các từ điển. Ấn tượng khi dở từ điển là viết lòng vòng lấy cái này giải thích cho cái kia rút cuộc không rõ cái nào là cái nào cả.
Ví dụ:
- Quê quán = quê hương
Và khi xem định nghĩa từ quê hương thì lại có : quê hương= nơi mình sinh ra. Chợt nhìn vào lý lịch lại có chữ " nơi sinh" như thế chả lẽ "quê quán= nơi sinh"? Vậy thì sao phải có đến hai mục này?
-Hay tra từ "Quê quán" ở một từ điển khác thì có định nghĩa là "Quê, về mặt là nơi gốc rễ gia đình dòng họ" . Rồi tra từ "nguyên quán" thì có định nghĩa là :quê quán gốc, được dùng để phân biệt với trú quán".
-Tra cuốn khác nữa thì có "Quê= quê hương=quê quán= nơi gốc rễ của một dòng họ ở đó ông cha mình ra đời".Và tra từ "nguyên quán" thì có định nghĩa : Quê gốc!
Tra trên web thì có cái này:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bàn_tham_khảo/Quê_quán
Rút cuộc là bị lọan hết cả lên không biết nên theo ai và nghe ai đây?
-Nơi sinh
-Quê quán
-Nguyên quán
-Trú quán
và liên tưởng đến từ quê hương nữa.
Từ trước đến nay vẫn thấy và hiểu qua loa như sau:
-Nơi sinh: Là nơi ai đó sinh ra. Ví dụ "Nơi sinh: Hà nội" chẳng hạn.. Và cũng có trường hợp thấy người ta ghi theo nghĩa đen như là "bệnh viện A, trạm xá B".
-Nguyên quán: Thì vẫn hiểu rằng quê gốc của ai đó trước khi chuyển đến ở nơi khác. Hay tạm hiểu là nơi ai đó sinh ra.
-Quê quán: Từ này thật ra tôi vẫn hiểu lẫn lộn với từ "nguyên quán". Lý do là trước đến giờ chỉ thấy lý lịch ghi là là "nguyên quán" "trú quán" nhưng hôm nay lại thấy cặp "quê quán" "nguyên quán" đi kèm nên mới tìm hiểu.
-Trú quán: Tạm hiểu là nơi hiện tại ai đó cứ trú, sinh sống.
Và đây là những gì đã tra được trong các từ điển. Ấn tượng khi dở từ điển là viết lòng vòng lấy cái này giải thích cho cái kia rút cuộc không rõ cái nào là cái nào cả.
Ví dụ:
- Quê quán = quê hương
Và khi xem định nghĩa từ quê hương thì lại có : quê hương= nơi mình sinh ra. Chợt nhìn vào lý lịch lại có chữ " nơi sinh" như thế chả lẽ "quê quán= nơi sinh"? Vậy thì sao phải có đến hai mục này?
-Hay tra từ "Quê quán" ở một từ điển khác thì có định nghĩa là "Quê, về mặt là nơi gốc rễ gia đình dòng họ" . Rồi tra từ "nguyên quán" thì có định nghĩa là :quê quán gốc, được dùng để phân biệt với trú quán".
-Tra cuốn khác nữa thì có "Quê= quê hương=quê quán= nơi gốc rễ của một dòng họ ở đó ông cha mình ra đời".Và tra từ "nguyên quán" thì có định nghĩa : Quê gốc!
Tra trên web thì có cái này:
Nơi sinh: là địa điểm chúng ta sinh ra. Trú quán: là nơi chúng ta đăng kí thường trú. Quê quán: là nơi cha sinh(khai sinh theo họ cha), là nơi mẹ sinh( khai sinh theo họ mẹ) Nguyên quán: là nơi ộng nội sinh(nếu khai sinh theo họ cha),là nơi ông( bà) ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bàn_tham_khảo/Quê_quán
Rút cuộc là bị lọan hết cả lên không biết nên theo ai và nghe ai đây?
Có thể bạn sẽ thích