Một ngày nọ. Trên chuyến tàu từ Tokyo về Osaka tôi đang lim dim ngủ gục thì nghe tiếng sột soạt bên cạnh. Tôi bừng tỉnh và một cụ già khoảng 80 tuổi đang loay hoay đóng lại chiếc bàn xếp trước ghế của tàu.Theo phản xạ tự nhiên tôi với tay đóng giúp. Cụ già cảm ơn rối rít. Khi đến ga Kyoto cũng là lúc tôi đang mải miết đọc sách thì giật mình bởi tiếng xin lỗi của ai đó. Ngoảnh lại nhìn thì cụ già lúc nãy đang vừa cúi gập mình vừa nói ‘ Osewa ni narimashita! Arigatougozaimasu(Cảm ơn vì cháu đã giúp đỡ tôi thật nhiêù)!”. Tôi chưa kịp qua phút lúng túng vì không biết phản ứng thế nào thì cửa tàu đã đóng và bóng cụ già kia cũng khuất dần trong dòng người đông đúc ! Vừa nhìn theo bóng cụ già tôi vừa suy nghĩ miên man không biết mình đã làm gì để cụ già kia phải cúi đầu cảm ơn đến như vậy ....
Chiều chủ nhật! Tàn điện đông hơn thường lệ. Nhưng không khí thì có khác: Thay vì bóng dáng của áo vét của công chức và sự im lặng là sự ồn ào náo nhiệt của tiếng cười nói và màu sặc sỡ của đủ loại trang phục. Len lỏi trong số đông người này có hai cô bé đi cùng bà mẹ . Cô chị khoảng 13 tuổi. Cô em khoảng 10 tuổi. Sau khi tàu khởi hành khoảng 5 phút từ ga Osaka thì cô chị nhìn lên đầu tóc hơi rối của cô em có vẻ ái ngại và móc túi đưa cho cô em một cây lược. Cô em vưà đưa cây lược lên thì bà mẹ nắm tay kéo cây lược xuống và nghiêm nghị: Không được làm những hành động như thế này ở nơi đông người! Từng nghe rất nhiều về sự nghiêm khắc với con cái của các bà mẹ Nhật Bản nhưng lúc này tôi mới có dịp chứng kiến.
Và lại sáng nay. Cũng trên chuyến tàu điện đông đúc nhiều người hướng ánh mắt về cô gái có thể nói là rất xinh đẹp. Tóc nhuộm rất đúng mốt. Mang túi xách và điện thoại khá đắt tiền. Mọi chuyện sẽ không có gì nêú như cô gái này không đột ngột mở túi lấy hộp son phấn ra và bắt đầu dùng cửa sổ tàu điện để làm gương trang điểm.
Nhìn cô gái này thì hình ảnh cụ già rối rít cảm ơn tôi và hình ảnh bà mẹ nhắc nhở con vì chải đầu trên xe điện lại hiện lên trong đầu tôi. Cùng với tiếng còi tàu rú khi rời ga tôi chợt nghĩ phải chăng có một sự thay đổi trong ý thức của các thế hệ người Nhật từ cụ già- đại diện cho thế hệ trước, những người vực nước Nhật kiệt quệ sau chiến tranh lên- cho đến người mẹ kia- đại diện thế hệ hiện nay- và cô gái kia có thể là thế hệ tương lai của Nhật Bản. Rồi tôi chợt nghĩ đến tính chính xác của những câu nói về sự lịch sự và lễ phép của người Nhật .
Osaka 21/10/2004
Chiều chủ nhật! Tàn điện đông hơn thường lệ. Nhưng không khí thì có khác: Thay vì bóng dáng của áo vét của công chức và sự im lặng là sự ồn ào náo nhiệt của tiếng cười nói và màu sặc sỡ của đủ loại trang phục. Len lỏi trong số đông người này có hai cô bé đi cùng bà mẹ . Cô chị khoảng 13 tuổi. Cô em khoảng 10 tuổi. Sau khi tàu khởi hành khoảng 5 phút từ ga Osaka thì cô chị nhìn lên đầu tóc hơi rối của cô em có vẻ ái ngại và móc túi đưa cho cô em một cây lược. Cô em vưà đưa cây lược lên thì bà mẹ nắm tay kéo cây lược xuống và nghiêm nghị: Không được làm những hành động như thế này ở nơi đông người! Từng nghe rất nhiều về sự nghiêm khắc với con cái của các bà mẹ Nhật Bản nhưng lúc này tôi mới có dịp chứng kiến.
Và lại sáng nay. Cũng trên chuyến tàu điện đông đúc nhiều người hướng ánh mắt về cô gái có thể nói là rất xinh đẹp. Tóc nhuộm rất đúng mốt. Mang túi xách và điện thoại khá đắt tiền. Mọi chuyện sẽ không có gì nêú như cô gái này không đột ngột mở túi lấy hộp son phấn ra và bắt đầu dùng cửa sổ tàu điện để làm gương trang điểm.
Nhìn cô gái này thì hình ảnh cụ già rối rít cảm ơn tôi và hình ảnh bà mẹ nhắc nhở con vì chải đầu trên xe điện lại hiện lên trong đầu tôi. Cùng với tiếng còi tàu rú khi rời ga tôi chợt nghĩ phải chăng có một sự thay đổi trong ý thức của các thế hệ người Nhật từ cụ già- đại diện cho thế hệ trước, những người vực nước Nhật kiệt quệ sau chiến tranh lên- cho đến người mẹ kia- đại diện thế hệ hiện nay- và cô gái kia có thể là thế hệ tương lai của Nhật Bản. Rồi tôi chợt nghĩ đến tính chính xác của những câu nói về sự lịch sự và lễ phép của người Nhật .
Osaka 21/10/2004
Có thể bạn sẽ thích