Có lẽ cái tên Trần Xuân Nam đã quen thuộc với các lưu học sinh ở tại Nhật Bản, không chỉ vì anh là Chủ tịch Hội Thanh niên Sinh viên VN ở Nhật Bản nhiệm kỳ 2003, mà còn về những thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Đi tìm sân chơi chung
Sau khi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Kỹ thuật Sydney, Australia, Trần Xuân Nam tiếp tục vượt qua được những vòng thi đầy khó khăn để được nhận học bổng của Bộ Giáo Dục Nhật bản (MEXT) học chương trình Tiến Sĩ tại Đại học công nghệ Thông Tin Tokyo vào đầu năm 2000.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên đặt chân lên đất nước hoa anh đào, Xuân Nam nhận thấy "ở đây có nhiều lưu học sinh thật xuất sắc, nhưng ngoài thời gian học tập ra dường như mọi người không hề có một sân chơi chung, một địa chỉ chung để cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và gắn bó lại với nhau thành một khối trí thức đoàn kết, mạnh mẽ".
Nghĩ và làm, Xuân Nam bắt tay ngay vào thực hiện dự định của mình. Xuân Nam đã cùng một số bạn bè, lưu học sinh đã cùng nhau đi vận động, xây dựng phong trào lưu học sinh ở khu vực Tokyo. Đây quả thực là thời gian khó khăn, vì vào thời điểm này, các phong trào hoạt động sinh viên của lưu học sinh chỉ chủ yếu tồn tại dưới hình thức những nhóm nhỏ và mang tính tự phát.
Nhưng dường như mong muốn có một sân chơi chung đã là nguyện vọng của nhiều lưu học sinh bấy lâu nay. Một ngày cuối thu năm 2001, cùng với sự quan tâm đặc biệt và giúp đỡ tận tình của nguyên Đại Sứ (ĐSQ) VN tại Nhật bản Vũ Dũng và các cán bộ nhiệt tình của ĐSQ, hơn 30 đại diện của các lưu học sinh ở khu vực Tokyo đã tập hợp tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản và thống nhất việc thành lập Hội Thanh niên Sinh Viên Nhật bản, gọi tắt theo tên tiếng Anh là VYSA (Vietnamese Youth and Students Association – VYSA). Và đến kỳ Đại hội VYSA vào tháng 12-2002, Trần Xuân Nam đã được vinh dự bầu làm chủ tịch của VYSA.
VYSA cũng có nhiều chương trình hướng về Tổ quốc, như tham gia vào quỹ khuyến học liên mạng, xây dựng quỹ học bổng Miyazaki dành cho sinh viên VN, quỹ Tương Ái cấp học bổng và hỗ trợ cho học sinh nghèo ở Việt Nam, do các thành viên của VYSA xây dựng nên.
Nhờ những thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển thành công phong trào thanh niên sinh viên tại Nhật Bản, trong học tập và nghiên cứu khoa học, đầu năm 2003, Trần Xuân Nam đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Tháng Giêng do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Anh Nam tiết lộ, nhờ quá trình tham gia tích cực vào các phong trào Đoàn hồi còn là sinh viên ở VN, những kinh nghiệm có được đã giúp đỡ anh rất nhiều để đạt được những thành công trong xây dựng phong trào thanh niên SV VN tại Nhật Bản.
Không chỉ giỏi "chơi" mà học cũng rất cừ...
Một thành công nữa của VYSA là sự biên soạn thành công cuốn Sổ tay Du học Nhật Bản. Dựa trên các kinh nghiệm và tài liệu của mạng VIET-KHSV, các biên tập viên của VYSA gồm anh Trần Xuân Nam, Lê Thanh Hoàng, Phạm Khắc Liệu, Trần Đăng Xuân, và Phan Thu Hằng đã gấp rút, cùng nhau xây dựng và biên soạn thành công cuốn Sổ Tay Du học Nhật Bản. Cuốn sách đã được in ra làm 1500 bản và phát miễn phí cho các sinh viên VN trong buổi Hội thảo du học Nhật Bản trong đó VYSA tham gia cùng với một số tổ chức khác tại Hà Nội ngày 25-10-2003. Với những bạn chưa nhận được cuốn sách này, có thể tải về miễn phí trên trang web: www.vysa.jp .
Xuân Nam cũng đã ghi tên của mình vào "kỷ lục" của sự ham học hỏi là: ngay sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Kỹ thuật chuyên ngành Điện tử vào cuối tháng 9-2003, chàng trai trẻ này đã được trường ĐH Điện tử-Thông tin Tokyo nhận làm giảng viên tại khoa Kỹ thuật truyền thông thông tin, một vị trí mà rất ít lưu học sinh Việt Nam và người nước ngoài có thể được nhận vào tại các trường ĐH của Nhật Bản, bởi vì không chỉ kết quả nghiên cứu vào loại giỏi, mà còn phải có khả năng sử dụng tiếng Nhật lưu loát.
Ngày 11-12-2003, anh Nam lại được Hiệp hội Kỹ sư Điện-Điện tử (IEEE) trao tặng giải thưởng 2003 IEEE AP-S Japan Chapter Young Engineer Award cho kết quả xuất sắc của bài báo khoa học về lĩnh vực anten truyền sóng, đăng trên tạp chí của Hiệp hội. Anh Nam cũng là người nước ngoài đầu tiên được nhận giải này của Hiệp hội IEEE kể từ khi giải bắt đầu được trao vào năm 1991.
(Theo Tuổi Trẻ)
Đi tìm sân chơi chung
Sau khi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Kỹ thuật Sydney, Australia, Trần Xuân Nam tiếp tục vượt qua được những vòng thi đầy khó khăn để được nhận học bổng của Bộ Giáo Dục Nhật bản (MEXT) học chương trình Tiến Sĩ tại Đại học công nghệ Thông Tin Tokyo vào đầu năm 2000.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên đặt chân lên đất nước hoa anh đào, Xuân Nam nhận thấy "ở đây có nhiều lưu học sinh thật xuất sắc, nhưng ngoài thời gian học tập ra dường như mọi người không hề có một sân chơi chung, một địa chỉ chung để cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và gắn bó lại với nhau thành một khối trí thức đoàn kết, mạnh mẽ".
Nghĩ và làm, Xuân Nam bắt tay ngay vào thực hiện dự định của mình. Xuân Nam đã cùng một số bạn bè, lưu học sinh đã cùng nhau đi vận động, xây dựng phong trào lưu học sinh ở khu vực Tokyo. Đây quả thực là thời gian khó khăn, vì vào thời điểm này, các phong trào hoạt động sinh viên của lưu học sinh chỉ chủ yếu tồn tại dưới hình thức những nhóm nhỏ và mang tính tự phát.
Nhưng dường như mong muốn có một sân chơi chung đã là nguyện vọng của nhiều lưu học sinh bấy lâu nay. Một ngày cuối thu năm 2001, cùng với sự quan tâm đặc biệt và giúp đỡ tận tình của nguyên Đại Sứ (ĐSQ) VN tại Nhật bản Vũ Dũng và các cán bộ nhiệt tình của ĐSQ, hơn 30 đại diện của các lưu học sinh ở khu vực Tokyo đã tập hợp tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản và thống nhất việc thành lập Hội Thanh niên Sinh Viên Nhật bản, gọi tắt theo tên tiếng Anh là VYSA (Vietnamese Youth and Students Association – VYSA). Và đến kỳ Đại hội VYSA vào tháng 12-2002, Trần Xuân Nam đã được vinh dự bầu làm chủ tịch của VYSA.
VYSA cũng có nhiều chương trình hướng về Tổ quốc, như tham gia vào quỹ khuyến học liên mạng, xây dựng quỹ học bổng Miyazaki dành cho sinh viên VN, quỹ Tương Ái cấp học bổng và hỗ trợ cho học sinh nghèo ở Việt Nam, do các thành viên của VYSA xây dựng nên.
Nhờ những thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển thành công phong trào thanh niên sinh viên tại Nhật Bản, trong học tập và nghiên cứu khoa học, đầu năm 2003, Trần Xuân Nam đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Tháng Giêng do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Anh Nam tiết lộ, nhờ quá trình tham gia tích cực vào các phong trào Đoàn hồi còn là sinh viên ở VN, những kinh nghiệm có được đã giúp đỡ anh rất nhiều để đạt được những thành công trong xây dựng phong trào thanh niên SV VN tại Nhật Bản.
Không chỉ giỏi "chơi" mà học cũng rất cừ...
Một thành công nữa của VYSA là sự biên soạn thành công cuốn Sổ tay Du học Nhật Bản. Dựa trên các kinh nghiệm và tài liệu của mạng VIET-KHSV, các biên tập viên của VYSA gồm anh Trần Xuân Nam, Lê Thanh Hoàng, Phạm Khắc Liệu, Trần Đăng Xuân, và Phan Thu Hằng đã gấp rút, cùng nhau xây dựng và biên soạn thành công cuốn Sổ Tay Du học Nhật Bản. Cuốn sách đã được in ra làm 1500 bản và phát miễn phí cho các sinh viên VN trong buổi Hội thảo du học Nhật Bản trong đó VYSA tham gia cùng với một số tổ chức khác tại Hà Nội ngày 25-10-2003. Với những bạn chưa nhận được cuốn sách này, có thể tải về miễn phí trên trang web: www.vysa.jp .
Xuân Nam cũng đã ghi tên của mình vào "kỷ lục" của sự ham học hỏi là: ngay sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Kỹ thuật chuyên ngành Điện tử vào cuối tháng 9-2003, chàng trai trẻ này đã được trường ĐH Điện tử-Thông tin Tokyo nhận làm giảng viên tại khoa Kỹ thuật truyền thông thông tin, một vị trí mà rất ít lưu học sinh Việt Nam và người nước ngoài có thể được nhận vào tại các trường ĐH của Nhật Bản, bởi vì không chỉ kết quả nghiên cứu vào loại giỏi, mà còn phải có khả năng sử dụng tiếng Nhật lưu loát.
Ngày 11-12-2003, anh Nam lại được Hiệp hội Kỹ sư Điện-Điện tử (IEEE) trao tặng giải thưởng 2003 IEEE AP-S Japan Chapter Young Engineer Award cho kết quả xuất sắc của bài báo khoa học về lĩnh vực anten truyền sóng, đăng trên tạp chí của Hiệp hội. Anh Nam cũng là người nước ngoài đầu tiên được nhận giải này của Hiệp hội IEEE kể từ khi giải bắt đầu được trao vào năm 1991.
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích