(VietNamNet) - Mặc dù mức khởi điểm chịu thuế là 5 triệu đồng/tháng, song với con số 14,2 triệu đồng, mức thu nhập trung bình của những người phải nộp thuế ở VN bỏ xa mức khởi điểm. Có nghĩa, người sử dụng lao động sẵn sàng trả cho 200.000 người này một mức lương cực cao.
Vừa qua, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã công bố kết quả điều tra thu nhập cá nhân của người VN. Cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2005, dựa trên mức thu nhập trong năm 2004 của các cá nhân, hộ gia đình... đang thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập. Tổng số phiếu điều tra đã thu hồi và xử lý là 11.532 phiếu, trong đó số hộ kinh doanh 4.696 phiếu điều tra, cá nhân 6.836 phiếu (người nước ngoài 703 phiếu, người VN 6.133 phiếu).
Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của cá nhân người VN là 170,4 triệu đồng/năm (14,2 triệu đồng/tháng). Đối với người nước ngoài, kết quả điều tra cũng cho thấy, thu nhập của đối tượng này vào khoảng 832,477 triệu đồng/năm.
Kết quả này đã gây ngạc nhiên cho chính những người hoạch định chính sách thuế. Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đã xác định mức thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị VN trong năm 2004 mới chỉ đạt 815.100 đồng/tháng, còn ở khu vực nông thôn là 378.000 đồng/tháng.
Do đâu có sự khác biệt như vậy? Đọc kỹ bản tin này, chúng ta mới thấy rằng số liệu này chỉ dựa trên những người VN có thu nhập chịu thuế (tức là bình quân trên 5 triệu đồng/tháng). Họ chỉ chiếm 200.000 người trong tổng số 80 triệu dân số cả nước.
Điều thú vị là, mặc dù mức khởi điểm chịu thuế là 5 triệu đồng/tháng, song mức thu nhập trung bình của những người nộp thuế ở VN bỏ xa mức này (chênh tới 7 triệu đồng/tháng). Có nghĩa, người sử dụng lao động sẵn sàng trả 200.000 người này một mức lương cực cao.
Ai hoạt động trong những ngành nhân lực có trình độ cao đều biết thời gian qua mức lương ở khu vực này tăng rất nhanh, trong khi mức lương lao động không có trình độ từ 15 năm nay mới tăng được từ 300.000 đồng/tháng lên 700.000 đồng/tháng (lương công nhân tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Cùng một trình độ, người có ngoại ngữ, có kinh nghiệm lương cao hơn nhiều một người thiếu ngoại ngữ lẫn kinh nghiệm. Chẳng hạn, một cử nhân luật mới tốt nghiệp có khi không kiếm được việc làm, hay phải thực tập không lương ở một văn phòng luật sư nào đó. Song nếu người đó có ngoại ngữ tốt thì mức lương sẽ rất đáng kể. Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm thì mức lương có thể tăng gấp đôi. Vì sao người sử dụng lao động có thể trả lương cho họ cao như vậy? Câu trả lời thật đơn giản: vì nếu không họ sẽ bỏ đi.
Nói cách khác, 200.000 người có mức thu nhập trung bình 14 triệu đồng/tháng đó chính là những "nhân tài" mà lâu nay chúng ta vẫn tìm kiếm. Cách đây vài tháng, báo Tuổi trẻ đã đăng loạt bài "Những người làm thuê số 1", trong đó có kể về một vị Phó tổng giám đốc ngoài 30 tuổi với mức lương 6000 USD/tháng. Việc một bộ phận người Việt được đánh giá cao như vậy là điều rất đáng mừng vì chúng ta đã bắt đầu có trong tay một đội ngũ nhân lực trình độ cao, và biết đâu một ngày nào đó họ sẽ trở thành những ông chủ người Việt trong cuộc chơi toàn cầu hóa này.
Song điều này cũng cảnh báo các cơ sở công lập, các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước: nếu không biết trọng dụng nhân tài bằng cách tạo môi trường và điều kiện thông thoáng, thì không thể giữ được nhân tài ra đi theo mức thu nhập bình quân 14 triệu đồng/tháng.
Cũng có người nghĩ rằng, ai đó bỏ các cơ sở công lập để ra đi vì 14 triệu đồng/tháng thì không phải là người yêu nước. Quan niệm này cần phải xét lại: những người giỏi có thể đi đến nơi nào mà xã hội cần họ nhất (và vì vậy trả lương cho họ cao nhất). Người trả lương cho họ, xét cho cùng, không phải là người sử dụng lao động, mà là người trả tiền cho người sử dụng lao động - là khách hàng, là người tiêu dùng, là cả xã hội.
Manchester United đã "nuôi nấng" David Beckam từ vô danh trở thành ngôi sao bóng đá. Trưởng thành rồi, anh về đầu quân cho Real Madrid. Nhưng người hâm mộ không cho rằng anh phản bội Manchester United. Bởi chính CLB này cũng thu được số tiền chuyển nhượng khổng lồ.
Vậy đối với nhân tài tại các cơ sở công lập, làm sao để giữ chân họ lại?
Câu trả lời nằm ở chiếc chìa khóa vàng: Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính trong các cơ sở công lập, và Thông tư hướng dẫn ban hành nghị định này mà tất cả cơ sở công lập đều mong chờ. Những chìa khóa vàng này sẽ giúp các cơ sở công lập hút được nhân tài.
Thứ nhất, đó là việc hạn chế tuyển biên chế, tăng cường tuyển theo chế độ hợp đồng: mức lương theo thỏa thuận, không phải theo hạn ngạch, thâm niên.
Thứ hai, đó là việc các đơn vị tự quyết định các chức danh lãnh đạo, cơ cấu tổ chức. Người lãnh đạo là người biết việc và làm được việc, chứ không cần học vị cao, bằng cấp hay thâm niên.
Thứ ba, đó là việc cho phép tuyển các chuyên gia ngoài giờ, hay thực hiện các công việc bán thời gian, để họ có thể phân bổ thời gian sao cho vừa đóng góp được sức mình cho các cơ sở công lập, vừa có thể thành lập doanh nghiệp để làm thêm, ổn định cuộc sống.
Khi mức thu nhập đủ cao, và chính đáng, tình trạng tham nhũng sẽ giảm. Tính hiệu quả của các cơ sở công lập sẽ tăng lên.
Nếu không sớm đưa Nghị định 43 vào cuộc sống, thì khó có một nhân tài nào có thể chấp nhận sống trong cơ chế 2 năm tăng lương 1 lần, mỗi lần 15.000 đồng. Điều đó có thể đúng năm 1986, khi chúng ta còn nghèo. Nền kinh tế bây giờ khác trước rất nhiều. Không thể quản lý cán bộ công chức như xưa nữa, nếu chúng ta không muốn tiếp tục mất nhân tài.
*
Phương Mai
Từng cá nhân, từng gia đình giàu có thì đất nước dân tộc mới giàu có. Các bác đồng ý không ?
Vừa qua, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã công bố kết quả điều tra thu nhập cá nhân của người VN. Cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2005, dựa trên mức thu nhập trong năm 2004 của các cá nhân, hộ gia đình... đang thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập. Tổng số phiếu điều tra đã thu hồi và xử lý là 11.532 phiếu, trong đó số hộ kinh doanh 4.696 phiếu điều tra, cá nhân 6.836 phiếu (người nước ngoài 703 phiếu, người VN 6.133 phiếu).
Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của cá nhân người VN là 170,4 triệu đồng/năm (14,2 triệu đồng/tháng). Đối với người nước ngoài, kết quả điều tra cũng cho thấy, thu nhập của đối tượng này vào khoảng 832,477 triệu đồng/năm.
Kết quả này đã gây ngạc nhiên cho chính những người hoạch định chính sách thuế. Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đã xác định mức thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị VN trong năm 2004 mới chỉ đạt 815.100 đồng/tháng, còn ở khu vực nông thôn là 378.000 đồng/tháng.
Do đâu có sự khác biệt như vậy? Đọc kỹ bản tin này, chúng ta mới thấy rằng số liệu này chỉ dựa trên những người VN có thu nhập chịu thuế (tức là bình quân trên 5 triệu đồng/tháng). Họ chỉ chiếm 200.000 người trong tổng số 80 triệu dân số cả nước.
Điều thú vị là, mặc dù mức khởi điểm chịu thuế là 5 triệu đồng/tháng, song mức thu nhập trung bình của những người nộp thuế ở VN bỏ xa mức này (chênh tới 7 triệu đồng/tháng). Có nghĩa, người sử dụng lao động sẵn sàng trả 200.000 người này một mức lương cực cao.
Ai hoạt động trong những ngành nhân lực có trình độ cao đều biết thời gian qua mức lương ở khu vực này tăng rất nhanh, trong khi mức lương lao động không có trình độ từ 15 năm nay mới tăng được từ 300.000 đồng/tháng lên 700.000 đồng/tháng (lương công nhân tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Cùng một trình độ, người có ngoại ngữ, có kinh nghiệm lương cao hơn nhiều một người thiếu ngoại ngữ lẫn kinh nghiệm. Chẳng hạn, một cử nhân luật mới tốt nghiệp có khi không kiếm được việc làm, hay phải thực tập không lương ở một văn phòng luật sư nào đó. Song nếu người đó có ngoại ngữ tốt thì mức lương sẽ rất đáng kể. Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm thì mức lương có thể tăng gấp đôi. Vì sao người sử dụng lao động có thể trả lương cho họ cao như vậy? Câu trả lời thật đơn giản: vì nếu không họ sẽ bỏ đi.
Nói cách khác, 200.000 người có mức thu nhập trung bình 14 triệu đồng/tháng đó chính là những "nhân tài" mà lâu nay chúng ta vẫn tìm kiếm. Cách đây vài tháng, báo Tuổi trẻ đã đăng loạt bài "Những người làm thuê số 1", trong đó có kể về một vị Phó tổng giám đốc ngoài 30 tuổi với mức lương 6000 USD/tháng. Việc một bộ phận người Việt được đánh giá cao như vậy là điều rất đáng mừng vì chúng ta đã bắt đầu có trong tay một đội ngũ nhân lực trình độ cao, và biết đâu một ngày nào đó họ sẽ trở thành những ông chủ người Việt trong cuộc chơi toàn cầu hóa này.
Song điều này cũng cảnh báo các cơ sở công lập, các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước: nếu không biết trọng dụng nhân tài bằng cách tạo môi trường và điều kiện thông thoáng, thì không thể giữ được nhân tài ra đi theo mức thu nhập bình quân 14 triệu đồng/tháng.
Cũng có người nghĩ rằng, ai đó bỏ các cơ sở công lập để ra đi vì 14 triệu đồng/tháng thì không phải là người yêu nước. Quan niệm này cần phải xét lại: những người giỏi có thể đi đến nơi nào mà xã hội cần họ nhất (và vì vậy trả lương cho họ cao nhất). Người trả lương cho họ, xét cho cùng, không phải là người sử dụng lao động, mà là người trả tiền cho người sử dụng lao động - là khách hàng, là người tiêu dùng, là cả xã hội.
Manchester United đã "nuôi nấng" David Beckam từ vô danh trở thành ngôi sao bóng đá. Trưởng thành rồi, anh về đầu quân cho Real Madrid. Nhưng người hâm mộ không cho rằng anh phản bội Manchester United. Bởi chính CLB này cũng thu được số tiền chuyển nhượng khổng lồ.
Vậy đối với nhân tài tại các cơ sở công lập, làm sao để giữ chân họ lại?
Câu trả lời nằm ở chiếc chìa khóa vàng: Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính trong các cơ sở công lập, và Thông tư hướng dẫn ban hành nghị định này mà tất cả cơ sở công lập đều mong chờ. Những chìa khóa vàng này sẽ giúp các cơ sở công lập hút được nhân tài.
Thứ nhất, đó là việc hạn chế tuyển biên chế, tăng cường tuyển theo chế độ hợp đồng: mức lương theo thỏa thuận, không phải theo hạn ngạch, thâm niên.
Thứ hai, đó là việc các đơn vị tự quyết định các chức danh lãnh đạo, cơ cấu tổ chức. Người lãnh đạo là người biết việc và làm được việc, chứ không cần học vị cao, bằng cấp hay thâm niên.
Thứ ba, đó là việc cho phép tuyển các chuyên gia ngoài giờ, hay thực hiện các công việc bán thời gian, để họ có thể phân bổ thời gian sao cho vừa đóng góp được sức mình cho các cơ sở công lập, vừa có thể thành lập doanh nghiệp để làm thêm, ổn định cuộc sống.
Khi mức thu nhập đủ cao, và chính đáng, tình trạng tham nhũng sẽ giảm. Tính hiệu quả của các cơ sở công lập sẽ tăng lên.
Nếu không sớm đưa Nghị định 43 vào cuộc sống, thì khó có một nhân tài nào có thể chấp nhận sống trong cơ chế 2 năm tăng lương 1 lần, mỗi lần 15.000 đồng. Điều đó có thể đúng năm 1986, khi chúng ta còn nghèo. Nền kinh tế bây giờ khác trước rất nhiều. Không thể quản lý cán bộ công chức như xưa nữa, nếu chúng ta không muốn tiếp tục mất nhân tài.
*
Phương Mai
Từng cá nhân, từng gia đình giàu có thì đất nước dân tộc mới giàu có. Các bác đồng ý không ?
Có thể bạn sẽ thích