[wrap]http://images6.us.tintucvietnam.com/Uploaded/mala/ch_girl.jpg[/wrap]
Các em nhỏ ở những nước khác thường không phân vân tự hỏi nên gọi bố mẹ mình như thế nào. Ở Pháp chẳng hạn, chỉ đơn giản là Papa và Maman, ở Mỹ thì Dad và Mom, và những từ này không thay đổi theo năm tháng. Nhưng với trẻ em Nhật thì khác.
Cách gọi các bậc cha mẹ ở xứ sở hoa anh đào phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi của các bậc sinh thành, của con, cùng vô số các yếu tố khác.
Hiện nay hơn 60% người Nhật trong độ tuổi 45 đến 60 gọi cha mẹ mình là Otosan (cha) và "Okasan" (mẹ), trong khi 32% vẫn gọi là Papa và Mama.
Một cô gái cho biết quá trình thay đổi cách gọi của cô có 3 giai đoạn. Trước khi 14 tuổi, bố của cô được gọi là Papa, mẹ là Mama. Nhưng bỗng một ngày, điều đó "khiến tôi ngượng nghịu", và cô chuyển sang cách nói khuôn mẫu hơn: Otosan và Okasan.
Sinh nhật lần thứ 31, cô quyết định rằng cách nói như thế vẫn "gây xấu hổ" và xin phép cha mẹ cho mình được gọi tên của họ. Giờ thì ông bố biến thành "Mamoru-san", bà mẹ là "Noriko-san". Kể từ đó, cha mẹ cô cho biết họ cảm thấy đã trút được gánh nặng chăm lo cho con trẻ.
Tuy thế, điều đáng ngạc nhiên là hai ông bà tiếp tục gọi nhau là Otosan và Okasan. Lý do ư? Họ đã có thể ngừng nghĩa vụ làm cha làm mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ chợt biến thành hai con người độc lập, đặc biệt là khi họ đang chung sống dưới một mái nhà.
Một thanh niên 36 tuổi kể lại anh còn nhớ như in một chiều chủ nhật, cha anh bước vào phòng khách và nói: "Korekara-wa Otosan to yobinasai" (Từ giờ trở đi, bố muốn con gọi bố là Otosan). Khi đó anh lên 10 và vẫn thường nũng nịu gọi papa.
"Thật là sốc! Cứ như thể bố bảo tôi rằng tôi không còn là đứa trẻ nữa". Cậu bé 10 tuổi tan nát cả cõi lòng, đến mức dỗi không thèm gọi bố mẹ trong mấy tuần liền, mà chỉ kêu lên "u...mm" khi muốn gây sự chú ý của họ. Tuy cùng một nhà, nhưng chị gái của anh chưa bao giờ phải nghe yêu cầu tương tự, và đến tận bây giờ vẫn gọi bố mẹ là papa, mama.
Anh còn e rằng mấy năm nữa, khi anh đến tuổi 40, ông bố sẽ lại gọi riêng ra và bảo rằng "con phải gọi ta là Oyaji (bố tôn kính) và Ofukuro (mẹ tôn kính)" - cách mà đàn ông trung niên Nhật gọi cha mẹ mình.
"Không một phụ nữ nào muốn được gọi theo cách đó cả", chàng trai vẫn được coi là đứa con ngoan nói.
Thực ra các từ papa và mama chỉ mới xuất hiện ở Nhật khoảng 5 thập kỷ, và được coi là sản phẩm phụ của nền dân chủ nhập cảng từ Mỹ. Nhưng cũng như mọi thứ khác ở Nhật, ngôn ngữ cũng thích nghi với hoàn cảnh.
Vì thế, dù từ "mama" có nghĩa là mẹ, nó cũng có thể được sử dụng để gọi các phụ nữ làm việc ở quán bar hoặc nữ nhân viên khách sạn. Hình ảnh một người đàn ông trưởng thành ăn vận lịch sự gọi một phụ nữ (thường trẻ hơn anh ta rất nhiều) là mama rất phổ biến trong cuộc sống về đêm của Nhật Bản.
Điều không hay là cũng anh chàng đó, khi gặp một phụ nữ quen biết có con nhỏ, vẫn dùng từ mama để gọi cô. Và điều đó được coi là cực kỳ xúc phạm với người nữ. Tuy nhiên, cách nói như thế trong xã hội đang ngày càng tăng.
"Tôi không phải là mama của nhà anh", một phụ nữ gằn giọng nói sau khi quét ánh nhìn nảy lửa vào mặt một anh chàng sơ ý lỡ miệng.
Nhưng trong giới phụ nữ với nhau, họ vẫn dùng từ mama theo một cách thật êm đềm và dễ thương. Yuki-chan Mama nghĩa là mẹ của bé Yuki; Daisuke-kun Mama là mẹ của bé Daisuke.
Các em nhỏ ở những nước khác thường không phân vân tự hỏi nên gọi bố mẹ mình như thế nào. Ở Pháp chẳng hạn, chỉ đơn giản là Papa và Maman, ở Mỹ thì Dad và Mom, và những từ này không thay đổi theo năm tháng. Nhưng với trẻ em Nhật thì khác.
Cách gọi các bậc cha mẹ ở xứ sở hoa anh đào phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi của các bậc sinh thành, của con, cùng vô số các yếu tố khác.
Hiện nay hơn 60% người Nhật trong độ tuổi 45 đến 60 gọi cha mẹ mình là Otosan (cha) và "Okasan" (mẹ), trong khi 32% vẫn gọi là Papa và Mama.
Một cô gái cho biết quá trình thay đổi cách gọi của cô có 3 giai đoạn. Trước khi 14 tuổi, bố của cô được gọi là Papa, mẹ là Mama. Nhưng bỗng một ngày, điều đó "khiến tôi ngượng nghịu", và cô chuyển sang cách nói khuôn mẫu hơn: Otosan và Okasan.
Sinh nhật lần thứ 31, cô quyết định rằng cách nói như thế vẫn "gây xấu hổ" và xin phép cha mẹ cho mình được gọi tên của họ. Giờ thì ông bố biến thành "Mamoru-san", bà mẹ là "Noriko-san". Kể từ đó, cha mẹ cô cho biết họ cảm thấy đã trút được gánh nặng chăm lo cho con trẻ.
Tuy thế, điều đáng ngạc nhiên là hai ông bà tiếp tục gọi nhau là Otosan và Okasan. Lý do ư? Họ đã có thể ngừng nghĩa vụ làm cha làm mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ chợt biến thành hai con người độc lập, đặc biệt là khi họ đang chung sống dưới một mái nhà.
Một thanh niên 36 tuổi kể lại anh còn nhớ như in một chiều chủ nhật, cha anh bước vào phòng khách và nói: "Korekara-wa Otosan to yobinasai" (Từ giờ trở đi, bố muốn con gọi bố là Otosan). Khi đó anh lên 10 và vẫn thường nũng nịu gọi papa.
"Thật là sốc! Cứ như thể bố bảo tôi rằng tôi không còn là đứa trẻ nữa". Cậu bé 10 tuổi tan nát cả cõi lòng, đến mức dỗi không thèm gọi bố mẹ trong mấy tuần liền, mà chỉ kêu lên "u...mm" khi muốn gây sự chú ý của họ. Tuy cùng một nhà, nhưng chị gái của anh chưa bao giờ phải nghe yêu cầu tương tự, và đến tận bây giờ vẫn gọi bố mẹ là papa, mama.
Anh còn e rằng mấy năm nữa, khi anh đến tuổi 40, ông bố sẽ lại gọi riêng ra và bảo rằng "con phải gọi ta là Oyaji (bố tôn kính) và Ofukuro (mẹ tôn kính)" - cách mà đàn ông trung niên Nhật gọi cha mẹ mình.
"Không một phụ nữ nào muốn được gọi theo cách đó cả", chàng trai vẫn được coi là đứa con ngoan nói.
Thực ra các từ papa và mama chỉ mới xuất hiện ở Nhật khoảng 5 thập kỷ, và được coi là sản phẩm phụ của nền dân chủ nhập cảng từ Mỹ. Nhưng cũng như mọi thứ khác ở Nhật, ngôn ngữ cũng thích nghi với hoàn cảnh.
Vì thế, dù từ "mama" có nghĩa là mẹ, nó cũng có thể được sử dụng để gọi các phụ nữ làm việc ở quán bar hoặc nữ nhân viên khách sạn. Hình ảnh một người đàn ông trưởng thành ăn vận lịch sự gọi một phụ nữ (thường trẻ hơn anh ta rất nhiều) là mama rất phổ biến trong cuộc sống về đêm của Nhật Bản.
Điều không hay là cũng anh chàng đó, khi gặp một phụ nữ quen biết có con nhỏ, vẫn dùng từ mama để gọi cô. Và điều đó được coi là cực kỳ xúc phạm với người nữ. Tuy nhiên, cách nói như thế trong xã hội đang ngày càng tăng.
"Tôi không phải là mama của nhà anh", một phụ nữ gằn giọng nói sau khi quét ánh nhìn nảy lửa vào mặt một anh chàng sơ ý lỡ miệng.
Nhưng trong giới phụ nữ với nhau, họ vẫn dùng từ mama theo một cách thật êm đềm và dễ thương. Yuki-chan Mama nghĩa là mẹ của bé Yuki; Daisuke-kun Mama là mẹ của bé Daisuke.
Vnexpress - Theo Japan Times
Có thể bạn sẽ thích