Vài đặc điểm của các doanh nghiệp Nhật

Vài đặc điểm của các doanh nghiệp Nhật

Mấy hôm nay mọi người nóng lên vì chủ đề NKVA. Hôm nay đã dịu rồi nên quay lại với chủ đề về Nhật Bản.

Ở đây xin nói theo quan điểm và cách nhìn cá nhân của kami. Do vậy không hẳn mọi thứ đều đúng 100%. Ai có ý kiến khác xin mời tranh luận.

1. Đoàn kết:
Có thể nội bộ công ty họ có trục trặc nhưng khi cần thiết họ sẵn sàng chung lưng đấu cật để bảo vệ căn nhà chung. Trong các cuộc tranh luận sẽ ít có trường hợp "vạch áo cho người xem lưng". Cho dù biết là lỗi thuộc về mình thì họ sẽ cố che giấu và tìm cách "đóng cửa bảo nhau".
Điều này cũng đúng trong việc quản lý nhân viên người nước ngòai. Ít khi người Nhật nói xấu người (Nhật) khác trước mặt nhân viên nước ngoài mà ngược lại họ sẽ tìm cách "bao che" cho nhau.

2. Chú trọng đến quan hệ "giây mơ rễ má":
Nếu bạn làm ăn với một công ty Nhật nào đó và được một công ty khác giới thiệu thì xác suất thành công sẽ khoảng la 90%. Cũng tương tự bạn liên hệ thì có lẽ ngược lại xác suất thất bại là 90%. Lý do thì đơn giản là vì người Nhật trọng các mối quan hệ và rất tin tưởng các mối quan hệ qua giới thiệu.

3. Trung thành:
Nếu bạn đã làm ăn với một công ty nào đó và chỉ trừ trường hợp bạn có scandal làm chọ cuộc làm ăn gián đoạn ra thì họ không bao giờ đơn phương cắt quan hệ. Và tất nhiên nhờ vào sự trunh thành này mà các công ty có thể tăng giá thành lên sau khi đã thiết lập được lòng tin. Và tất nhiên bên mua cũng cảm thấy gia cao nhưng họ vẫn chấp nhận vì đây là "khách quen".

4. Mất thời gian để đi đến quyết định:
Lý do là vì công ty Nhật hoạt động trên tinh thần tập thể. Do đó họ sẽ cần có thời gian để bàn thảo và cũng là thời gian thăm dò đối phương. Vì thế không nên nóng vội trong quan hệ với các công ty Nhật nhưng cũng không nên để họ phải chờ bạn dài cổ ra.

5. Đa nghi và thích những "mác lớn":
Điều mà các công ty Nhật chú ý quan tâm nhất là đối tác của họ có quy mô thế nào và đang làm ăn với ai. Tất nhiên đối tác càng lớn thì càng được họ chú tâm. Tuy thế nhiều lúc lớn quá và họ cảm thấy không đủ sức "đối trọng" thì cũng có trường hợp họ rút lui.

xin bỏ ngỏ ở đây để các bạn quan tâm thảo luận tiếp.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top