Đang đọc cuốn sách "Đất Nước Nhật Bản". Một cuốn sách nhỏ nhưng tóm tắt hầu hết các đặc điểm của nhật Bản trong các thời kỳ. Đặc biệt là thời Minh Trị và thời Chiến tranh Thế giới thứ II. Nội dung khá hay nên xin lược dịch, tóm tắt giới thiệu cùng các bạn.
Phần I: Giáo dục có tác dụng gì – Tại sao phải đi học:
Ở phần này tác giả giới thiệu một và quan niệm về giáo dục của nhà tư tuởng Fukuzawa Nhật Bản thời Minh Trị. Giáo dục được nêu lên với 2 chức năng chính.
1. Học để không bị thua kém người khác:
Tác giả trích dẫn câu nói của Fukuzawa với nội dung đại khái là “ Con người được sinh ra không hoàn tòan bình đẳng với nhau mà có người trên kẻ dưới, ai chịu khó học hành thì sẽ đứng trên kẻ khác”. Đây là một câu nói ngẫm ra có vẻ vô lý nhưng thật sự thì rất đúng. Đặc biệt là ở các nước Tư Bản, nơi mà năng lực và sự cố gắng được đánh giá thực sự chứ không phải đánh giá qua “ô” và “dù” như ở một vài nơi!
Kết luận phần này tác giả nêu ra một điều hiển nhiên là hãy cố học càng nhiều càng tốt. Học để không bị cai trị hay bị làm nô lệ. Học để có cơ hội cưỡi lên đầu người khác.
1. Học để hiểu và bảo vệ đất nước:
Với hòan cảnh Nhật Bản thời Minh Trị, chỉ có hai con đường để chọn là mở cửa cải cách đất nước hay chịu làm thuộc địa, thì vấn đề nhận thức của từng người về vận mệnh đất nước là rất quan trọng. Tuy thế,đa số người Nhật thời bấy giờ vẫn cho rằng chuyện chính trị hay bảo vệ đất nước là của Samurai chứ không phải của họ(Đây là cách suy nghĩ truyền thống của thời Edo). Tác giả chỉ ra rằng nếu với cách suy nghĩ như vậy thì khi bị xâm lược tầng lớp Samurai ít ỏi không thể chống đỡ nổi để bảo vệ độc lập.
Để tránh điều này chỉ có cách là cải cách giáo dục và thông qua giáo dục làm cho người dân nhận thức được rằng Việc bảo vệ đất nước là của tòan dân chứ không riêng gì của tầng lớp Samurai.
Nhận xét: Với thời điểm khỏang năm 1868 mà người Nhật đã có nhận thức làm cho mọi người cùng hiểu, cùng tham gia vào chính trị, tham gia vào việc trị nước thì qủa thật là một điều khá tuyệt vời. Có lẽ đây cũng là chiếc chìa khóa làm cho Nhật Bản phát triển như ngày nay. Thử hỏi hiện nay bao nhiêu người VN quan tâm đến chính trường, hay nói cách khác là có điều kiện để quan tâm hay tham gia chính trường?
(còn tiếp)
Phần I: Giáo dục có tác dụng gì – Tại sao phải đi học:
Ở phần này tác giả giới thiệu một và quan niệm về giáo dục của nhà tư tuởng Fukuzawa Nhật Bản thời Minh Trị. Giáo dục được nêu lên với 2 chức năng chính.
1. Học để không bị thua kém người khác:
Tác giả trích dẫn câu nói của Fukuzawa với nội dung đại khái là “ Con người được sinh ra không hoàn tòan bình đẳng với nhau mà có người trên kẻ dưới, ai chịu khó học hành thì sẽ đứng trên kẻ khác”. Đây là một câu nói ngẫm ra có vẻ vô lý nhưng thật sự thì rất đúng. Đặc biệt là ở các nước Tư Bản, nơi mà năng lực và sự cố gắng được đánh giá thực sự chứ không phải đánh giá qua “ô” và “dù” như ở một vài nơi!
Kết luận phần này tác giả nêu ra một điều hiển nhiên là hãy cố học càng nhiều càng tốt. Học để không bị cai trị hay bị làm nô lệ. Học để có cơ hội cưỡi lên đầu người khác.
1. Học để hiểu và bảo vệ đất nước:
Với hòan cảnh Nhật Bản thời Minh Trị, chỉ có hai con đường để chọn là mở cửa cải cách đất nước hay chịu làm thuộc địa, thì vấn đề nhận thức của từng người về vận mệnh đất nước là rất quan trọng. Tuy thế,đa số người Nhật thời bấy giờ vẫn cho rằng chuyện chính trị hay bảo vệ đất nước là của Samurai chứ không phải của họ(Đây là cách suy nghĩ truyền thống của thời Edo). Tác giả chỉ ra rằng nếu với cách suy nghĩ như vậy thì khi bị xâm lược tầng lớp Samurai ít ỏi không thể chống đỡ nổi để bảo vệ độc lập.
Để tránh điều này chỉ có cách là cải cách giáo dục và thông qua giáo dục làm cho người dân nhận thức được rằng Việc bảo vệ đất nước là của tòan dân chứ không riêng gì của tầng lớp Samurai.
Nhận xét: Với thời điểm khỏang năm 1868 mà người Nhật đã có nhận thức làm cho mọi người cùng hiểu, cùng tham gia vào chính trị, tham gia vào việc trị nước thì qủa thật là một điều khá tuyệt vời. Có lẽ đây cũng là chiếc chìa khóa làm cho Nhật Bản phát triển như ngày nay. Thử hỏi hiện nay bao nhiêu người VN quan tâm đến chính trường, hay nói cách khác là có điều kiện để quan tâm hay tham gia chính trường?
(còn tiếp)
Có thể bạn sẽ thích