Về một cuốn sách

kamikaze

Administrator
Đang đọc cuốn sách "Đất Nước Nhật Bản". Một cuốn sách nhỏ nhưng tóm tắt hầu hết các đặc điểm của nhật Bản trong các thời kỳ. Đặc biệt là thời Minh Trị và thời Chiến tranh Thế giới thứ II. Nội dung khá hay nên xin lược dịch, tóm tắt giới thiệu cùng các bạn.

Phần I: Giáo dục có tác dụng gì – Tại sao phải đi học:

Ở phần này tác giả giới thiệu một và quan niệm về giáo dục của nhà tư tuởng Fukuzawa Nhật Bản thời Minh Trị. Giáo dục được nêu lên với 2 chức năng chính.

1. Học để không bị thua kém người khác:
Tác giả trích dẫn câu nói của Fukuzawa với nội dung đại khái là “ Con người được sinh ra không hoàn tòan bình đẳng với nhau mà có người trên kẻ dưới, ai chịu khó học hành thì sẽ đứng trên kẻ khác”. Đây là một câu nói ngẫm ra có vẻ vô lý nhưng thật sự thì rất đúng. Đặc biệt là ở các nước Tư Bản, nơi mà năng lực và sự cố gắng được đánh giá thực sự chứ không phải đánh giá qua “ô” và “dù” như ở một vài nơi!
Kết luận phần này tác giả nêu ra một điều hiển nhiên là hãy cố học càng nhiều càng tốt. Học để không bị cai trị hay bị làm nô lệ. Học để có cơ hội cưỡi lên đầu người khác.

1. Học để hiểu và bảo vệ đất nước:
Với hòan cảnh Nhật Bản thời Minh Trị, chỉ có hai con đường để chọn là mở cửa cải cách đất nước hay chịu làm thuộc địa, thì vấn đề nhận thức của từng người về vận mệnh đất nước là rất quan trọng. Tuy thế,đa số người Nhật thời bấy giờ vẫn cho rằng chuyện chính trị hay bảo vệ đất nước là của Samurai chứ không phải của họ(Đây là cách suy nghĩ truyền thống của thời Edo). Tác giả chỉ ra rằng nếu với cách suy nghĩ như vậy thì khi bị xâm lược tầng lớp Samurai ít ỏi không thể chống đỡ nổi để bảo vệ độc lập.
Để tránh điều này chỉ có cách là cải cách giáo dục và thông qua giáo dục làm cho người dân nhận thức được rằng Việc bảo vệ đất nước là của tòan dân chứ không riêng gì của tầng lớp Samurai.

Nhận xét: Với thời điểm khỏang năm 1868 mà người Nhật đã có nhận thức làm cho mọi người cùng hiểu, cùng tham gia vào chính trị, tham gia vào việc trị nước thì qủa thật là một điều khá tuyệt vời. Có lẽ đây cũng là chiếc chìa khóa làm cho Nhật Bản phát triển như ngày nay. Thử hỏi hiện nay bao nhiêu người VN quan tâm đến chính trường, hay nói cách khác là có điều kiện để quan tâm hay tham gia chính trường?

(còn tiếp)
 

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
Ðề: Về một cuốn sách

nghe giới thiệu thèm quá mà sách ở dâu để đọc đây ???

hồi trước cũng có đọc quyển "nước Nhật mua cả thế giới" rất hay, kính nể mấy bác Nhật này thiệt, đất nước chẳng có "rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu" như Việt nam, lại hay động đất, sau khi bị 2 quả bom nguyên tử đất nước hầu như chẳng còn gì đáng giá vài xu, ấy thế mà người dân không oán trách Nhật hoàng, vẫn cùng ông "rừa tay gác kiếm" "làm lại cuộc đời" trên đống tro tàn chiến tranh, và họ đã làm được .

Việt nam trải qua bao năm chiến tranh tàn phá, nay cũng gượng dậy được. Tuy vẫn say giấc nồng trên chiến thắng, các người lãnh đạo đất nước cũng đã nhận thức được cứ mơ mơ màng màng nữa là không theo kịp chúng bạn, không bằng anh bằng chị được, vinh quang trong quá khứ là bậc thang để tiến bước vào tương lai. Hàng loạt các hoạt động kêu gọi tầng lớp thanh niên "đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay" và cũng đã đạt được nhiều thành tựu, tuy vậy người dân Việt nam vẫn còn nặng gánh "cơm áo gạo tiền" , chứ vẫn còn ít ý thức "thua bạn kém bè" do đó vẫn chưa vượt qua được "tính ỳ tâm lý". Thiết nghĩ cần phải có nhiều người lãnh đạo tâm huyết và thực sự có tài như Nhật hoàng thời đó thì mới mong khá hơn được
 

kamikaze

Administrator
Nếu micdac muốn thì mình có thể send cho lúc có ai về sài gòn.

Chương 2 tiếp theo:
Thoát Á: Từ một nước có nguy cơ bị xâm lược chuyển sang 1 nước đi xâm lược

Tác giả trích đoạn nhận xét của Fukuzawa về đường lối trị nước. Trong đó có nêu ra rằng: Trị nươc có hai cách. Cách thứ Nhất là chính sách ngu dân. Chỉ nuôi cho họ thỏa mãn về vật chất còn tinh thần(trí thức)thì để họ trong tình trang ngu muội. Đây chính là cách trị nước của Phương Đông. Còn cách thứ hai là phổ cập kiến thức cho toàn dân. Và người dân sẽ dựa vào sự hiểu biết của mình tìm cách thỏa mãn cho các nhu cầu về vật chất. Kết quả sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và đưa đất nứơc phát triển.Đây chính là cách trị nước của các nước phương Tây lúc bấy giờ.
Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng nếu như khi sự hiểu biết quá nhiều sẽ đưa đến tham vọng về vật chất và kết quả là phải tiến hành xâm lược để thỏa mãn nhu cầu này. Và, vào thời điểm này có lẽ là đích xâm lược của các nước phương tây là Trung Quốc.

Để tránh rơi vào tình trạng này thì Nhật Bản phải tiến hành cải cách giáo dục.

(còn tiếp)
 

blacklotusxx

New Member
KK ơi, lâu quá sao không thấy post tiếp cho mọi người đọc vậy?Đang chờ đây, KK cố lên, post lên
 
Thumbnail bài viết: Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Số lượng "ngày cực nóng" với nhiệt độ vượt quá 35°C đang dần tăng trên toàn quốc. Có vẻ như nhiệt độ sẽ không giảm ngay cả vào ban đêm trong nhiều ngày. Brain Sleep, một công ty nghiên cứu khoa...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Với căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới và tại Mỹ , ngày càng nhiều người Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Tình hình căng thẳng hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch nước ngoài...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Theo Khảo sát quốc gia về điều kiện sống do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn năm ngoái, 58,9% hộ gia đình trả lời rằng điều kiện sống của họ đang "vật lộn". Khi giới hạn ở các hộ gia đình...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Cơ quan đánh giá đại học Quacquarelli Symons (QS) của Anh gần đây đã công bố "Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026". Lần này, hơn 1.500 trường đại học từ 106 quốc gia và khu vực trên toàn thế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Tiền lương thực tế, phản ánh biến động giá, đã giảm mạnh trong tháng 5 lần đầu tiên trong 20 tháng. Khi giá cả tiếp tục tăng, sự chậm lại trong tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã có tác động. Vì...
Thumbnail bài viết: Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Luxembourg được chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới trong báo cáo năm 2025 của Deutsche Bank, xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới dựa trên giá cả và chất lượng cuộc sống. Phiên bản...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc về những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 về việc ăn ngoài, cứ ba người thì có một người cho biết họ ăn ngoài ít hơn vào buổi tối. Khi giá cả tăng, gần 80% số...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hội đồng Lập pháp để sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn nhằm hỗ trợ những người mắc chứng mất trí. Ý kiến của người dân đã được thu thập vào ngày 25 tháng 6 cho...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chính phủ bế tắc trong đàm phán thuế quan , "Thuế quan chung 35% và thuế quan ô tô 50% là không thể chịu đựng được"
Nhật Bản : Chính phủ bế tắc trong đàm phán thuế quan , "Thuế quan chung 35% và thuế quan ô tô 50% là không thể chịu đựng được"
Các cuộc đàm phán thuế quan của chính phủ Nhật Bản với chính quyền Trump đang gặp trở ngại. Khoảng cách là rất lớn trong lĩnh vực ô tô, vốn quan trọng đối với cả Nhật Bản và Mỹ, và Tổng thống...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chi phí kết hôn và sinh con đã tăng gần 40%. "Những người trẻ không còn có thể kết hôn với mức thu nhập trung bình hàng năm nữa".
Nhật Bản : Chi phí kết hôn và sinh con đã tăng gần 40%. "Những người trẻ không còn có thể kết hôn với mức thu nhập trung bình hàng năm nữa".
"Tình trạng lạm phát thu nhập hàng năm mà người ta có thể kết hôn" là một yếu tố dẫn đến sự suy giảm trong các cuộc hôn nhân ở những người trẻ tuổi. Hơn nữa, tình trạng này đã diễn ra nhanh chóng...
Top