Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

kamikaze

Administrator
Do bất đồng về ngôn ngữ nên phần đông tu nghiệp sinh Việt Nam (TNSVN) không thể xử lý, giải quyết công việc của mình trên đất Nhật. Chính vì thế, có những chuyện dù rất nhỏ nhưng do hiểu biết không cặn kẽ, các TNSVN vô tình đã biến thành chuyện to tát.

“Cháy túi” vì... cái răng
Theo quy định của Nhật Bản, khi sang đây tu nghiệp, tất cả TNSVN đều được tham gia chế độ bảo hiểm và được bảo hiểm chữa các loại bệnh, trừ những bệnh về răng. Biết rõ chi phí chữa bệnh về răng ở Nhật rất cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam đều dặn dò kỹ người lao động phải kiểm tra và chữa răng cho tốt.

Thế nhưng, đâu phải ai cũng biết khi nào mình bị bệnh nên đã có TNSVN hết sạch tiền chỉ vì một cái răng đau, như chuyện của Bùi Nguyễn Bích Tuyền ở Nhà máy Suzuki Koyo. Một chiếc răng hàm của Tuyền bị viêm, gây sốt cao khiến cô phải vào bệnh viện điều trị mất 10 ngày.

Tổng số tiền điều trị chữa răng lên đến 3.000 USD. Đây là số tiền quá lớn đối với một TNS mới sang như Tuyền. Để chia sẻ với rủi ro này của cô, nhà máy thuộc Nghiệp đoàn Toyota đã trả 1/3 tổng chi phí chữa răng của Tuyền. Thế nhưng do không hiểu rõ chế độ bảo hiểm mà mình được hưởng, Tuyền cho rằng đại diện nhà máy ép cô phải trả khoản tiền chữa răng và cô nhất định không chịu trả.

Không hài lòng với cách xử sự của Tuyền, chủ sử dụng nhà máy định trả cô về nước. Chỉ đến khi có đại diện của Công ty Xuất khẩu lao động và chuyên gia (SULECO) từ Việt Nam sang giải thích thì Tuyền mới vỡ lẽ.

Cách đây không lâu ở thành phố Hiroshima cũng xảy ra một chuyện đáng tiếc. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản nhận được nguồn tin các TNS ở một nghiệp đoàn đang khiếu nại, đòi biểu tình vì không thỏa mãn với chế độ trả lương làm thêm giờ. Khi xuống nhà máy tìm hiểu, cán bộ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản nhận thấy, nguyên nhân xuất phát từ việc TNSVN không hiểu rõ cách trả lương làm thêm giờ của chủ sử dụng lao động Nhật Bản.

Đi thực tế tại các nghiệp đoàn ở các thành phố khác nhau của Nhật Bản, chúng tôi cũng nghe nhiều TNSVN than phiền về việc năm đầu họ chỉ có thu nhập thấp bằng 1/3 so với người lao động bản xứ làm cùng công việc như họ. “Rõ ràng đi theo chương trình TNS nhưng họ hoàn toàn không hiểu về mục đích, nội dung của chương trình. Họ cứ nghĩ đơn giản là đi Nhật Bản làm việc kiếm tiền là chính.

Lỗi này thuộc về ai?”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản đặt vấn đề. Rồi ông trả lời: nguyên nhân dẫn đến sự hiểu lầm này là do các công ty phái cử TNSVN đã nhập nhằng và không giải thích rõ cho TNS trước khi đi Nhật là để tu nghiệp, thực tập kỹ thuật chứ không phải là lao động kiếm tiền. Chính vì vậy, họ chỉ chú trọng điều kiện là người lao động có đủ tiền để đi Nhật Bản hay không mà thôi.

Theo quy định của chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, năm đầu (gọi là giai đoạn TNS), người lao động chỉ được hưởng trợ cấp là 65.000 yên (tương đương 650 USD) và không được làm thêm giờ. Từ năm thứ hai trở đi (gọi là giai đoạn thực tập kỹ thuật), TNS mới được hưởng tiền công và chế độ khác như người bản xứ.

Do hiểu không rõ các quy định này nên nhiều lao động VN mới đặt chân sang Nhật đã muốn làm thêm giờ, đòi phải trả lương cao như người bản xứ. Bài học đắt giá mà nhiều TNS làm việc ở Nghiệp đoàn Kansai (TP Osaka) phải về nước khi vừa kết thúc 1 năm tu nghiệp cũng là do đòi làm thêm giờ không đúng với quy định của phía Nhật.

Có “mũi” nhưng thiếu “lái”…
“Thực tế có nhiều chuyện trục trặc của TNSVN xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ. Do không có cán bộ quản lý của các công ty phái cử TNSVN tại Nhật nên nhiều chuyện tuy nhỏ bị xé thành to dẫn đến hậu quả khôn lường” - ông Lê Văn Thanh nhận xét.

Trong tổng số gần 50 công ty XKLĐ VN được phái cử TNS vào Nhật Bản, hiện chỉ có 10 công ty cử cán bộ sang quản lý lao động của mình. Số còn lại phó mặc việc quản lý theo dõi TNS cho đối tác hoặc để người lao động tự lo và xử lý những trục trặc, rủi ro.

Do ngôn ngữ bất đồng, lại không hiểu rõ phạm vi trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình nên nhiều TNSVN cảm thấy không an lòng, nảy sinh mâu thuẫn, bất mãn với giới chủ Nhật Bản và công ty phái cử của Việt Nam. Rốt cục, nhiều người trong số họ đã chọn con đường bỏ trốn ra ngoài sống, làm việc bất hợp pháp.

Trong khi các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia các công ty xuất khẩu lao động đều cử cán bộ quản lý sang trợ giúp lao động thì ở Nhật chỉ có số ít công ty làm được điều này. Thực trạng TNSVN ở Nhật hiện được ví như “có mũi mà chưa có lái”.

Lý giải nguyên nhân chậm trễ này, nhiều công ty VN cho rằng chi phí cử một cán bộ sang Nhật làm quản lý quá lớn vì giá cả ở đây quá đắt đỏ. Thế nhưng, ông Thanh khẳng định: “ Cục quản lý lao động ngoài nước đang yêu cầu các công ty XKLĐ có trên 100 TNS phải cử cán bộ sang Nhật quản lý. Vì hiện nay Ban quản lý lao động VN tại Nhật Bản chỉ có hai người nên không thể bao quát và xử lý các vụ việc phát sinh của TNS kịp thời”.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
 

okanehooshi

New Member
Ðề: Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

có thể cho mình biết thêm thông tin từ luật TNS hay ko? Cụ thể là quyền lợi và nghĩa vụ của TNS khi đã kí kết hợp đồng LD là ntn?
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

Welcome back Okanehoshi,
Hy vọng lần này sẽ ở lại lâu lâu nhé.
Về luật thì tham khảo ở đây: http://www.jitco.or.jp/
Chúc vui vẻ!
 

okanehooshi

New Member
Ðề: Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

kamikaze nói:
Welcome back Okanehoshi,
Hy vọng lần này sẽ ở lại lâu lâu nhé.
Về luật thì tham khảo ở đây: http://www.jitco.or.jp/
Chúc vui vẻ!
coi như bạn mở một toppic mới giúp đỡ thông tin cho tất cả mọi nguời đi! Tiếng Nhật mình còn bị hạn chế nhìu nhìu ah`! Cảm ơn đã reeply ;)
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

Bạn lại khiêm tốn về tiếng Nhật rồi nhỉ!

Ok, mình sẽ sơ qua nhé:

Nghĩa vụ của TNS:


1. Chấp hành luật pháp Nhật Bản.
2.Chấp hành quy định của công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn phái cử.
Thường thì mỗi công ty và nghiệp đoàn có những quy định của riêng họ.
3.Chấp hành quy định của tổ chức quản lý lao động người nước ngoài (jitco)

Quyền lợi:
1. Được hưởng trợ cấp tu nghiệp cho năm đầu -Thườnng là khỏang 400usd-600usd/tháng- và tiền lương cho hai năm kế tiếp- khỏang 700-800usd/tháng.

2. Được hưởng bảo hiểm tu nghiệp sinh cho năm đầu và bảo hiểm xã hội cho hai năm kế tiếp.

3. Được luật pháp bảo vệ.
4. Được công ty cấp cho dụng cụ cần thiết trong sinh họat.

Vài điều đại khái như vậy.
Chúc bạn có thêm nhiều okane nhé.
 

okanehooshi

New Member
Ðề: Bất đồng ngôn ngữ: chuyện bé, xé to

hơ hơ luật ở nhật cũng hay:.......... thường là khoảng .....khoảng ...... cũng chịu thôi luật mà!
okane okane taisettsu namono phải ko nhỉ ? Cảm ơn ngọn gió nha!
 

duybean

Member
không hiếu sao bất kỳ ông chủ nghiệp đoàn nào sang Vn cũng đều xỉ mũi và nhổ nước bọt vào tổ chức Jitco, cho rằng nó tham tiền, vô chính phủ, hình như có 2 lọai hoạt động của việc tuyển dụng TNS bên Nhật
 

kamikaze

Administrator
Topic này bị bỏ rơi lâu rồi hôm nay có người kéo lên mới biết là có reply.

@okanehoshi:
"thường" , "khỏang" vì lý do năm thứ nhất không quy định là bao nhiêu miễn là TNS được bảo đảm đời sống sinh họat. Lý do vì là đi học chứ không phải đi làm. Do đó giả định họ trả cho bạn 5000 yên/ tháng và bảo đảm cơm nước ăn ở cho bạn thì cũng không phạnm luật.
Năm 2,3 theo luật lao động Nhật về cách trả lương.

@duyben
Jitco hoạt động dưới cục quản lý xuất nhập cảnh chứ không phải là tổ chức vô chính phủ nhé. Lý do các chủ nghiệp đoàn chửi jitco là vì jitco làm các việc sau:
-Cấm các nghiệp đoàn bóc lột tns
-Cấm tns làm tăng ca.
-cấm tns làm sai ngành nghề v.v...

Việc này đã ảnh hưởng đến "miếng ăn" của các chủ nghiệp đoàn thôi chứ jitco chẳng có gì để gọi là tham tiền cả. Tham tiền chính là chủ nghiệp đòan!.

-Có 2 loại hoạt động của việc tuyển dụng tns là sao? Có 1 loại tuyển qua nghiệp đoàn và một loại do công ty trực tiếp tuyển.
 

hoangsa

New Member
Hihi! Em khâm phục sự hiểu biết của bác Kamikaze, bác hiểu vấn đề sâu và rành mạch sáng suốt. Em mặc dù là thành viên mới nhưng có điều kiện em sẽ đọc tất cả nhưng thông bác post lên 4rum, vì nó rất bổ ích.
Cho em hỏi chút! Mấy thông tin tuyển dụng bác đăng sẽ đi làm việc theo diện hợp đồng cá nhân phải không? Em muốn được bác phỏng vấn trực tiếp luôn có được không?
 

kamikaze

Administrator
Mấy thông tin tuyển việc đấy bạn cứ liên lạc theo hướng dẫn ở cuối thông tin nhé. Sau khi bạn liên lạc thì sẽ có thông tin chi tiết. Còn, muốn đi theo dạng cá nhân hay qua môi giới ở VN là tùy vào sự lựa chọn của bạn.
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ có việc việc làm trên số người nộp đơn trong tháng 2 giảm xuống còn 1,24 , tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện.
Nhật Bản : Tỷ lệ có việc việc làm trên số người nộp đơn trong tháng 2 giảm xuống còn 1,24 , tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố vào ngày 1 rằng tỷ lệ có việc làm trên số người nộp đơn (điều chỉnh theo mùa) trong tháng 2 là 1,24, giảm 0,02 điểm so với tháng trước. Đây là lần giảm...
Thumbnail bài viết: 2.845 công ty có nguy cơ phá sản trong vòng một năm, chiếm 10% công ty tại Kyoto. Giá cả và chi phí lao động tăng có tác động.
2.845 công ty có nguy cơ phá sản trong vòng một năm, chiếm 10% công ty tại Kyoto. Giá cả và chi phí lao động tăng có tác động.
Teikoku Databank Kyoto Branch đã tính toán "giá trị dự báo phá sản" mới nhất và phát hiện ra rằng khoảng 10% công ty tại tỉnh Kyoto, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nguy cơ phá sản...
Thumbnail bài viết: "Chỉ toàn người nước ngoài xung quanh"... Khách du lịch người Nhật đã "né tránh" du lịch Kyoto ?
"Chỉ toàn người nước ngoài xung quanh"... Khách du lịch người Nhật đã "né tránh" du lịch Kyoto ?
Số lượng du khách nước ngoài tăng và số lượng người Nhật Bản giảm Vào mùa thu năm 2024 tại Thành phố Kyoto, nơi khách du lịch nước ngoài đang tràn vào, người ta thấy rằng số lượng khách du lịch...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 12.000 đơn xin tị nạn vào năm 2024 , 190 đơn được công nhận . Số lượng lớn nhất là đến từ Afghanistan.
Nhật Bản : 12.000 đơn xin tị nạn vào năm 2024 , 190 đơn được công nhận . Số lượng lớn nhất là đến từ Afghanistan.
Số lượng người nước ngoài nộp đơn xin công nhận tị nạn tại Nhật Bản vào năm 2024 là 12.373 người , giảm 10,5% so với năm trước và 190 người được công nhận là người tị nạn, giảm 37,3% so với năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xác thực chữ ký cho thẻ tín dụng bị bãi bỏ, mã PIN sẽ được bắt buộc.
Nhật Bản : Xác thực chữ ký cho thẻ tín dụng bị bãi bỏ, mã PIN sẽ được bắt buộc.
Vào cuối tháng 3 năm 2025, phương pháp bỏ qua nhập mã PIN và xác thực danh tính bằng chữ ký khi thanh toán bằng thẻ tín dụng tại cửa hàng (PIN bypass) sẽ bị bãi bỏ. Mặc dù việc nhập mã PIN đã bắt...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Học phí đại học miễn phí cho các gia đình đông con . Luật sửa đổi được thông qua, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4.
Nhật Bản : Học phí đại học miễn phí cho các gia đình đông con . Luật sửa đổi được thông qua, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4.
Đạo luật hỗ trợ giáo dục đại học và giáo dục khác đã được sửa đổi, bao gồm các điều khoản như xóa bỏ hạn chế về thu nhập và miễn học phí đại học cho các gia đình đông con có ba con trở lên, đã...
Thumbnail bài viết: Thời gian ngủ trung bình của người Nhật ngắn nhất thế giới ? Khoảng 85% nghi ngờ bị mất ngủ.
Thời gian ngủ trung bình của người Nhật ngắn nhất thế giới ? Khoảng 85% nghi ngờ bị mất ngủ.
NTT PARAVITA đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát về "giấc ngủ". Để tôn vinh Ngày Giấc ngủ Thế giới vào ngày 14 tháng 3, công ty đã phân tích dữ liệu từ những người dùng dịch vụ cải thiện giấc...
Thumbnail bài viết: Tại sao lại có nhiều người dùng iPhone ở Nhật Bản như vậy ? Khám phá nguồn gốc của cuộc tranh luận "iPhone so với Android"
Tại sao lại có nhiều người dùng iPhone ở Nhật Bản như vậy ? Khám phá nguồn gốc của cuộc tranh luận "iPhone so với Android"
Mùa nhập học và tốt nghiệp là thời điểm trẻ em thường được bố mẹ mua " điện thoại thông minh". Nhiều gia đình mua điện thoại thông minh cho trẻ như một phương tiện giao tiếp do thay đổi lối sống...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Những nhược điểm bất ngờ của hệ thống mới của "đèn giao thông" là gì ?
Nhật Bản : Những nhược điểm bất ngờ của hệ thống mới của "đèn giao thông" là gì ?
Trong những năm gần đây, số lượng đèn giao thông phân cách người đi bộ-xe đã tăng lên. Vì người đi bộ và xe hơi có thể chạy và băng qua đường hoàn toàn tách biệt, nên đèn giao thông được đưa vào...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : "Trợ cấp dị ứng phấn hoa" mà chúng ta nghe nói gần đây là gì ? Có nhiều công ty áp dụng chế độ này không?
Nhật Bản : "Trợ cấp dị ứng phấn hoa" mà chúng ta nghe nói gần đây là gì ? Có nhiều công ty áp dụng chế độ này không?
Nhiều người ở Nhật Bản bị dị ứng phấn hoa . Trong số các loại dị ứng phấn hoa khác nhau, nhiều người gặp phải các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn do phấn hoa tuyết tùng và cây bách, loại phấn...
Top