(SVVN)Một chàng trai Việt vừa nhận được giải thưởng Japan Game’s Award – giải thiết kế game lớn nhất Nhật Bản được tổ chức hằng năm. Đó là Lê Khánh Huy, sinh năm 1984. Thiết kế game của Huy đã vượt qua 237 game thủ dự thi để nằm trong top 10 game hay nhất. Trong vòng chung kết, sản phẩm của Huy giành cả hai giải thưởng nhất và nhì cho game hay nhất. Huy cũng đã mang sản phẩm của mình đi triển lãm ở Tokyo Game Show để giới thiệu với công chúng Nhật.
Sinh viên làm trợ giảng .
Khánh Huy là cựu sinh viên của Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM. Học đến năm thứ hai, Huy quyết định đi du học tự túc để học về Animation (Hoạt hình). Để chuẩn bị cho dự định, Huy đến trung tâm EIC học tiếng Nhật trong vòng 5 tháng. “Nơi đây toàn là giáo viên người Nhật nên mình có thể giao tiếp cơ bản được để lên đường” – Huy kể.
Sang Nhật, Huy phải học tiếng thêm hai năm ở trường An Languege, sau đó được tuyển thẳng vào trường Shobi Gakuen.
Ban đầu, Huy dự định học chuyên ngành Đồ họa 3D, nhưng vào năm thứ nhất, học lớp Progaming (Lập trình), Huy lúc nào cũng đứng hàng “top Ten”. Vì vậy, các thầy trong trường và bạn bè khuyên Huy nên theo ngành Programing. Cũng vì thành tích học tập cao, nên dù du học tự túc, Huy cũng tự lực kiếm cho mình được học bổng do Nhà nước Nhật Bản cấp trong suốt 4 năm liền.
Ở Nhật đã 5 năm, hiện tại, Huy đang học năm thứ ba, nhánh Nghệ thuật và Thông tin gồm những chuyên ngành về Lập trình, Điện ảnh, Đồ họa, âm nhạc, Xử lý âm thanh… Trường chỉ có mỗi mình Huy là người Việt.
Tuy mới là sinh viên năm thứ ba, nhưng bên cạnh học tập trên giảng đường, Huy đã được nhà trường ưu ái giao trách nhiệm làm trợ giảng môn Thiết kế web và Lập trình. Huy tâm sự: “Làm trợ giảng rất vui. “Đệ tử” của mình toàn là sinh viên năm dưới. Mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Thông qua việc trợ giảng này, mình làm quen được rất nhiều bạn mới. Ngoài ra, tiền lương trợ giảng cũng giúp mình trang trải chi phí sinh hoạt – học tập khá nhiều”.
Năm năm du học, Huy chỉ về thăm nhà hai lần. Việc học bận rộn, nghỉ Hè hay nghỉ Tết, Huy đều phải lên trường cặm cụi làm game hay làm web cho trường. “Cũng muốn về nhà thăm gia đình và bạn bè lắm, nhưng thôi, tập trung cho công việc trước”.
Sẽ còn chiến thắng!
Dù đã giành được hai giải nhất và nhì cho game hay nhất, nhưng chưa phải là giải “Ưu tú” nên Huy quyết tâm năm sau phải đoạt giải này. Những ngày này, gia đình Huy ở Việt Nam và thầy cô bạn bè ở Nhật – những người đã giúp đỡ và cổ vũ Huy - rất hãnh diện và tự hào.
Huy cho biết, mặc dù tiền thưởng không nhiều, chỉ có cúp pha lê, nhưng cậu rất hãnh diện vì nó là giải thưởng game lớn nhất Nhật Bản. Hơn nữa, đây là sáng tạo độc lập của Huy, trong khi những sản phẩm còn lại trong cuộc đua tài là kết quả của những tập thể.
Sản phẩm của Huy đã được giới thiệu trong Tokyo Game Show – chương trình giới thiệu game và quảng cáo các game sẽ ra mắt trong những năm tới và bình chọn game hay nhất trong năm của các công ty game lớn ở Nhật.
Cơ hội đang mở ra trước mắt Huy. Huy dự định khi học xong chuyên ngành sẽ nộp đơn vào các công ty game của Nhật để làm việc lấy kinh nghiệm. Sau đó, Huy sẽ về nước lập công ty cho riêng mình.
Huy khoe: “Trong 5 năm du học vừa qua, mình học được rất nhiều từ người Nhật. Nhất là ý thức tự giác rất cao và bảo vệ cũng như tuân thủ luật lệ chung rất nghiêm khắc”.
Xuân Huy
Tên tác phẩm game của Khánh Huy là Hoshipocha. Đây không phải game chơi trên bàn phím hay game điều khiển. Chơi Hoshipocha, game thủ dùng ngón tay vẽ lên màn hình. Từ những đường vẽ sẽ mọc ra những nhánh cây hình xoắn ốc hay hình xoắn vuông. Những nhánh cây tiếp tục mọc ra hoa hay những ngôi sao rơi xuống đất nuôi những mầm cây tên là Hoshipocha. Những ngôi sao rơi xuống dùng để tấn công kẻ địch đến quấy phá. Điểm đáng chú ý của game này là người chơi có cảm giác như đang sử dụng ma thuật, có thể vừa vẽ ra hình ảnh nghệ thuật, vừa có thể giải trí.
(SVVN)
Sinh viên làm trợ giảng .
Khánh Huy là cựu sinh viên của Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM. Học đến năm thứ hai, Huy quyết định đi du học tự túc để học về Animation (Hoạt hình). Để chuẩn bị cho dự định, Huy đến trung tâm EIC học tiếng Nhật trong vòng 5 tháng. “Nơi đây toàn là giáo viên người Nhật nên mình có thể giao tiếp cơ bản được để lên đường” – Huy kể.
Sang Nhật, Huy phải học tiếng thêm hai năm ở trường An Languege, sau đó được tuyển thẳng vào trường Shobi Gakuen.
Ban đầu, Huy dự định học chuyên ngành Đồ họa 3D, nhưng vào năm thứ nhất, học lớp Progaming (Lập trình), Huy lúc nào cũng đứng hàng “top Ten”. Vì vậy, các thầy trong trường và bạn bè khuyên Huy nên theo ngành Programing. Cũng vì thành tích học tập cao, nên dù du học tự túc, Huy cũng tự lực kiếm cho mình được học bổng do Nhà nước Nhật Bản cấp trong suốt 4 năm liền.
Ở Nhật đã 5 năm, hiện tại, Huy đang học năm thứ ba, nhánh Nghệ thuật và Thông tin gồm những chuyên ngành về Lập trình, Điện ảnh, Đồ họa, âm nhạc, Xử lý âm thanh… Trường chỉ có mỗi mình Huy là người Việt.
Tuy mới là sinh viên năm thứ ba, nhưng bên cạnh học tập trên giảng đường, Huy đã được nhà trường ưu ái giao trách nhiệm làm trợ giảng môn Thiết kế web và Lập trình. Huy tâm sự: “Làm trợ giảng rất vui. “Đệ tử” của mình toàn là sinh viên năm dưới. Mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Thông qua việc trợ giảng này, mình làm quen được rất nhiều bạn mới. Ngoài ra, tiền lương trợ giảng cũng giúp mình trang trải chi phí sinh hoạt – học tập khá nhiều”.
Năm năm du học, Huy chỉ về thăm nhà hai lần. Việc học bận rộn, nghỉ Hè hay nghỉ Tết, Huy đều phải lên trường cặm cụi làm game hay làm web cho trường. “Cũng muốn về nhà thăm gia đình và bạn bè lắm, nhưng thôi, tập trung cho công việc trước”.
Sẽ còn chiến thắng!
Dù đã giành được hai giải nhất và nhì cho game hay nhất, nhưng chưa phải là giải “Ưu tú” nên Huy quyết tâm năm sau phải đoạt giải này. Những ngày này, gia đình Huy ở Việt Nam và thầy cô bạn bè ở Nhật – những người đã giúp đỡ và cổ vũ Huy - rất hãnh diện và tự hào.
Huy cho biết, mặc dù tiền thưởng không nhiều, chỉ có cúp pha lê, nhưng cậu rất hãnh diện vì nó là giải thưởng game lớn nhất Nhật Bản. Hơn nữa, đây là sáng tạo độc lập của Huy, trong khi những sản phẩm còn lại trong cuộc đua tài là kết quả của những tập thể.
Sản phẩm của Huy đã được giới thiệu trong Tokyo Game Show – chương trình giới thiệu game và quảng cáo các game sẽ ra mắt trong những năm tới và bình chọn game hay nhất trong năm của các công ty game lớn ở Nhật.
Cơ hội đang mở ra trước mắt Huy. Huy dự định khi học xong chuyên ngành sẽ nộp đơn vào các công ty game của Nhật để làm việc lấy kinh nghiệm. Sau đó, Huy sẽ về nước lập công ty cho riêng mình.
Huy khoe: “Trong 5 năm du học vừa qua, mình học được rất nhiều từ người Nhật. Nhất là ý thức tự giác rất cao và bảo vệ cũng như tuân thủ luật lệ chung rất nghiêm khắc”.
Xuân Huy
Tên tác phẩm game của Khánh Huy là Hoshipocha. Đây không phải game chơi trên bàn phím hay game điều khiển. Chơi Hoshipocha, game thủ dùng ngón tay vẽ lên màn hình. Từ những đường vẽ sẽ mọc ra những nhánh cây hình xoắn ốc hay hình xoắn vuông. Những nhánh cây tiếp tục mọc ra hoa hay những ngôi sao rơi xuống đất nuôi những mầm cây tên là Hoshipocha. Những ngôi sao rơi xuống dùng để tấn công kẻ địch đến quấy phá. Điểm đáng chú ý của game này là người chơi có cảm giác như đang sử dụng ma thuật, có thể vừa vẽ ra hình ảnh nghệ thuật, vừa có thể giải trí.
(SVVN)
Có thể bạn sẽ thích