Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

Tỷ lệ lao động bỏ trốn có lúc lên đến 45% ở một số thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang là nguy cơ mất trắng thị trường xuất khẩu lao động đối với Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, cục trưởng Cục quản lý lao động nước ngoài, đã đến lúc phải mạnh tay ngăn chặn tình trạng này.

Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp duy nhất để chấm dứt tình trạng lao động bỏ trốn là phải nâng cao hình phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Được biết Bộ Lao động Thương binh Xã hội đang gấp rút soạn thảo Nghị định xử lý lao động bỏ trốn theo hướng này?

Trong tình hình hiện nay, tôi thấy một biện pháp rất quan trọng là phải có một chế tài đủ mạnh để răn đe, giáo dục người lao động. Mấy tháng nay chúng tôi đang triển khai làm đề án này. Rất nhiều phương án đưa ra. Lần họp gần đây nhất giữa các cơ quan liên quan, thấy rằng việc phạt hành chính, đưa vào cơ sở giáo dục cũng chưa ổn. Phạt kinh tế rất nặng, sau đó đưa vào quản lý giáo dục tập trung một thời gian cũng là một phương án. Thậm chí, chúng tôi tìm thấy trong Luật Hình sự có một điều mà mình có thể vận dụng. Tóm lại, đã đến lúc cần có một biện pháp mạnh bảo đảm giáo dục nhưng cũng phải bảo đảm răn đe.

Mục đích là răn đe chứ không phải chỉ xử phạt người lao động. Nếu người lao động thấy biện pháp như vậy là mạnh mẽ, họ sẽ cân nhắc giữa hiệu quả của lợi ích kinh tế của bản thân với biện pháp xử lý. Người lao động thấy về nước là tốt hơn thì họ sẽ lựa chọn phương án đó.

Tuy nhiên, nói đến việc xử lý đối với người lao động, cũng phải cân nhắc sao cho kín kẽ, chặt chẽ, phải tạo nên dư luận chung trong xã hội, các cơ quan phải đồng tình với việc đó.

Có một nghịch lý đang tồn tại trong hoạt động XKLĐ đó là sự mâu thuẫn giữa chủ trương của Nhà nước với thực tế hoạt động doanh nghiệp. Trong khi Nhà nước tìm mọi biện pháp để giảm chi phí cho người lao động doanh nghiệp lại liên tục nâng cao tiền đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng. Việc thu phí cao là áp lực buộc người lao động phải gắng sức làm việc, có được thu nhập cao để trả nợ, vì vậy họ nhanh chóng phá hợp đồng, tìm nơi có mức lương cao hơn. Nếu chỉ tập trung nâng cao hình phạt, liệu có chấm dứt được tình trạng bỏ trốn?

Đấy chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân thôi. Vừa rồi lao động đi Hàn Quốc theo Luật cấp phép mới chi phí chỉ hết 700 USD một người. Thế mà vừa sang đến nơi đã có 50 lao động bỏ trốn rồi. Chúng ta vừa mở được thị trường Anh, đưa được 420 lao động, cũng đã có 50 lao động trốn. Dường như thu nhập càng cao, lao động trốn càng nhiều.

Nhiều người lao động cho rằng, về nước có công ăn việc làm ổn định thì không dại gì trốn chui trốn lủi nơi đất khách quê người. Phải chăng là do chính sách hậu XKLĐ chưa được quan tâm đúng mức thưa ông?

Quan điểm cá nhân của tôi, người lao động về nước, có việc làm, có thu nhập bảo đảm là một trong những yếu tố giúp họ đỡ dằn vặt về chuyện bỏ trốn và vì thế, về nước không có việc làm cũng làm họ suy nghĩ. Các cơ quan Nhà nước cũng nhận thức được. Nhưng hiện nay có một số vấn đề. Lâu nay ta vẫn tư duy tất cả mọi thứ Nhà nước phải lo. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm áp dụng cho tất cả người lao động, trong đó có người XKLĐ. Nhưng thực tế người đi lao động ở nước ngoài về còn có vốn, trong khi lao động trong nước lại không có. Chính sách phải ưu tiên cho đối tượng nào, đặc biệt là trong tình hình khả năng tài chính của chúng ta còn hạn hẹp, như hiện nay. Những người đi nước ngoài về có chút vốn, có thể là 100 triệu hoặc nhiều hơn họ có thể tham gia vào những lớp dạy làm doanh nghiệp, dạy kinh doanh.

Nhưng ông thấy giải quyết "hậu" XKLĐ đã ổn chưa?

Cũng không thể nói là đã ổn. Chúng ta mong muốn làm được nhiều, nhưng rõ ràng điều kiện, nguồn lực còn hạn chế. Nếu anh về nước, có việc làm, thu nhập 2-3 triệu/tháng may ra họ mới đi làm. Còn nếu đòi hỏi thu nhập cao hơn thì chẳng cần đi XKLĐ. Công ăn việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc. Điều quan tâm hiện nay của Nhà nước vẫn là giải quyết việc làm cho các đối tượng trong nước.

Có người đặt câu hỏi, có ưu tiên cho những đối tượng đi XKLĐ về nước không, tôi nghĩ nên dành ưu tiên cho đối tượng chính sách trước, ưu tiên cho những lực lượng lao động trong nước đến tuổi mà không có điều kiện đi XKLĐ, sau đó mới đến đối tượng này. Chúng ta đã "chăm bẵm" họ nhiều rồi. Trong điều kiện của xã hội ta, đặc biệt là trình độ dân trí của người lao động còn hạn chế như hiện nay thì phải "chăm bẵm" họ là đúng. Nhưng không thể làm mãi như vậy được. Đã đến lúc Nhà nước chỉ nên thực hiện vai trò "bà đỡ".

Vậy theo ông đâu là giải pháp lâu dài dể hạn chế lao động bỏ trốn?

Chúng tôi đang tính đến việc ra đời bộ luật XKLĐ. Quốc hội đã cho phép làm, cuối năm nay, đầu năm sau trình Quốc hội. Nhưng nếu chờ để ra luật phải mất một năm hoặc hơn năm nữa, trong khi chúng ta đang cần chấn chỉnh và giải tỏa ngay được chuyện lao dộng bỏ trốn.

Việc ban hành nghị định xử lý lao động bỏ trốn là tiền đề cho việc ra đời luật. Nguyên tắc cơ bản là phải đổi mới cơ chế, quan điểm. XKLĐ có phải là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, hay đơn thuần là lĩnh vực dịch vụ thôi. Ngoài ra, luật phải làm rõ được quan niệm doanh nghiệp phải lo cho người lao động từ A đến Z, tức là lo từ lúc họ chuẩn bị đi cho đến khi họ về nước không. Nếu lo hết như vậy thì chi phí sẽ tăng cao và sẽ đổ lên đầu người lao động.

Hơn nữa, làm như thế, tự chúng ta sẽ làm cho người lao động thụ động. Người lao động trong cơ chế thị trường phải khác người lao động trong cơ chế cũ. Họ cần phải năng động, tự mình lo cho mình, tự mình phải có trách nhiệm với bản thân mình, từ đó có trách nhiệm với cộng đồng, với tập thể, với xã hội nói chung, chứ người lao động không phải chỉ biết đòi hỏi.


Theo Hà Nội Mới
 
Bình luận (5)

nvhcuong

New Member
Ðề: Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

đúng rồi đó. Làm như vậy, vừa mang tiếng người Việt Nam, vừa làm mất cơ hội của đàn em, con cháu mình sau này nữa. Đề nghị mạnh tay vào.
Tôi là người đang tìm cơ hội đi Nhật làm việc thực sự, mới đọc báo thấy Hàn Quốc giảm chỉ tiêu tuyển tu nghiệp sinh Việt Nam, tức quá trời. Cứ như vậy mai mốt chắc không nước nào dám nhận lao động của Việt Nam nữa.
 

may xanh

New Member
Ðề: Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

tôi cũng là 1 người dang lam trong công ty về XKLĐ nên vấn đề này tôi cũng hiểu khá rõ. Thực tế dâu phải công ty nào cũng muốn thu tiền thế chấp cao như thế đâu. Nếu lao động ko bỏ trốn thì việc gì phải thu cao như vậy. Tình hình lao động bỏ trốn đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc XKLĐ sang Nhật Bản. Hầu hết lao động sang Nhật là người có hộ khẩu tỉnh, còn TP.HCM thi còn rất ít. Hình như thanh niên TP ko mặn mòi lắm với việc này. Và còn 1 lý do khác nữa là do qua thông tin báo chí, người dân cũng cảm thấy sợ. Ngay cả bản thân tôi nếu ko phải đang làm về XKLĐ thì tôi cũng ko muốn cho con em mình đi.
 

divo

New Member
Ðề: Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

tại sao lại mạnh tay với lao động bỏ trốn ????
các công ty ngoại quốc mướn giá bèo nên người dân xứ đó không thèm làm ???
nếu công ty trả lương cao thì chẳng ai thèm trốn , phải lo nhà cửa cho người ta ở với giá rẻ, công ty phải cho đủ thứ quyền lợi khi xa gia đình ,...
Người ta phải hy sinh xa gia đình, đất nước để kiếm tiềm về cho gia đình thì phải được hưởng cái gì chớ .

Dân TP.HCM không thèm đi , vì trình độ hiểu biết nhiều đi XKLĐ bị bốc lột chịu không nổi đâu , lại phải trốn .
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

divo nói:
tại sao lại mạnh tay với lao động bỏ trốn ????
các công ty ngoại quốc mướn giá bèo nên người dân xứ đó không thèm làm ???
nếu công ty trả lương cao thì chẳng ai thèm trốn , phải lo nhà cửa cho người ta ở với giá rẻ, công ty phải cho đủ thứ quyền lợi khi xa gia đình ,...
Người ta phải hy sinh xa gia đình, đất nước để kiếm tiềm về cho gia đình thì phải được hưởng cái gì chớ .

Dân TP.HCM không thèm đi , vì trình độ hiểu biết nhiều đi XKLĐ bị bốc lột chịu không nổi đâu , lại phải trốn .

Úi chà,
Ý kiến này cũng đúng mà cũng không đúng.
Đúng ở chỗ người lao động phải được bảo đảm quyền lợi. Nhưng không đúng vì không thể có sự giống nhau trong thu nhập của những người phải sống suốt đời ở cái xứ sở đắt đỏ nhất thế giới này với những người chỉ làm vài năm rồi cỏm tiền về nước , một nơi giá cả vô cùng rẻ !

Còn việc trốn thì tùy theo nhận thức của từng người thôi.
Thời thế sẽ thay đổi và có khi những người bị coi là phạm tội ngày hôm này thì ngày mai lại được coi là anh hùng !!
 

divo

New Member
Ðề: Đã đến lúc phải mạnh tay với lao động bỏ trốn

kamikaze nói:
Úi chà,
Ý kiến này cũng đúng mà cũng không đúng.
Đúng ở chỗ người lao động phải được bảo đảm quyền lợi. Nhưng không đúng vì không thể có sự giống nhau trong thu nhập của những người phải sống suốt đời ở cái xứ sở đắt đỏ nhất thế giới này với những người chỉ làm vài năm rồi cỏm tiền về nước , một nơi giá cả vô cùng rẻ !

Còn việc trốn thì tùy theo nhận thức của từng người thôi.
Thời thế sẽ thay đổi và có khi những người bị coi là phạm tội ngày hôm này thì ngày mai lại được coi là anh hùng !!
khi làm chung trong 1 công ty thi không thể kỳ thị người xứ giàu hay xứ nghèo , tất cả đều bình đẳng , quyền lợi như nhau không thể viện cớ là làm tạm vài năm , người ở xứ nghèo rồi trả lương thấp , như vậy thì vi phạm luật quốc tế rồi .
Người lao động trốn cần phải xét coi tại sao trốn chứ
1- Bị chủ trả lương thấp hơn người lao động bản xứ , ép làm nhiều
2- Bị mấy thằng xếp nó đì , nó kì thị.
3- Bị công xuất khẩu lao động ăn tiền đầu quá nhiều , thông thường công ty XKLĐ chỉ ăn tiền của công ty nhận người lao động chứ không ăn tiền đầu của người lao động , người lao động hưởng trọn tiền lương cộng thêm tiền nghĩ hè, hưu trí .... ( ví dụ người lao động bản xứ đóng 10 đồng thì công ty đống thêm 10 đồng ngoài tiền lương , như vậy người XKLĐ được hưởng thêm phần phụ trội này )
Hông biết công ty XKLĐ có lo bảo vệ quyền lợi của người lao động hay không , hay chỉ lo kiếm người XKLĐ rồi ngồi đó hốt bạc .
4- Người XKLĐ nhảy chổ khác làm vì lương cao hơn , cái này thì lổi người XKLĐ rồi , hông ý kiến ...hì hì ...
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top