“Anh văn, vi tính đã thành... chuyện thường ngày ở huyện, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác!” - đó là câu nói cửa miệng của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Hàn đang được giới trẻ ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc.
Có nhiều lý do để giới trẻ ngày nay chọn học Nhật ngữ: truyện tranh, phim hoạt hình của Nhật tràn ngập khắp nơi, du khách Nhật tìm đến VN khá đông, quan hệ ngoại giao Việt - Nhật ngày càng gắn bó, nhiều tổ chức, công ty Nhật chọn VN làm địa điểm đầu tư với chế độ đãi ngộ nhân sự hậu hĩnh, nhiều học bổng du học sang Nhật dành cho sinh viên, học sinh. Do đó nhu cầu về người biết tiếng Nhật trong xã hội hiện nay là rất lớn. Điều đó khiến tiếng Nhật trở nên "có giá" và nhu cầu học tiếng Nhật đang ngày một gia tăng.
Dạo quanh các trường Nhật ngữ lớn tại TP Hồ Chí Minh có thể thấy cứ mỗi đợt khai giảng khóa mới thì số lượng học sinh, sinh viên đăng ký theo học khá đông, trong đó đông nhất vẫn là những lớp vỡ lòng.
Ngọc Minh - sinh viên ĐHDL Văn Lang cho biết: "Mình học tiếng Nhật vì muốn sau này ra trường dễ kiếm được việc làm, vả lại từ trước mình cũng yêu thích ngôn ngữ này lắm". Còn Minh Thư - học sinh lớp 8 Trường Trần Đại Nghĩa thổ lộ: "Sau này em mong muốn được sang Nhật du học về ngành quản lý khách sạn nên từ bây giờ ngoài tiếng Anh phải học thêm cả tiếng Nhật nữa".
Tại đây cũng dễ dàng bắt gặp những gương mặt khá trẻ hiện đang làm cho các công ty Nhật như Phạm Thị Lan (kế toán Công ty WEC Sài Gòn), cô cho biết: "Nhu cầu giao tiếp trong công việc buộc mình phải trau dồi thêm ngoại ngữ. Vừa đi làm vừa đi học tuy vất vả nhưng cũng khá lý thú".
Trong khi đó tại Trường Nhật ngữ SAKURA, số người đăng ký học lớp vỡ lòng đông đến nỗi phải dùng đến "chiêu" rút thăm may mắn: ai trúng tên mới được đóng tiền nhập học.
Thụy Vy (SV ĐH Hàng hải) sau khi nhận biên lai học phí cười thật tươi: "Chờ khá lâu, cuối cùng cũng được nhập học, mừng quá! Bạn bè mình nhiều người cũng theo học ở đây". Thậm chí năm ngoái, cả hai trường trên còn dùng cách tăng học phí để hạn chế bớt học viên, nhưng lượng người đến đăng ký vẫn đông như thường.
Một điểm chung ở hầu hết các trường là trong khi học viên "ùn ùn" đổ vào các lớp vỡ lòng thì những lớp trên lại lâm vào cảnh "đìu hiu". Nếu lớp vỡ lòng trung bình có từ 40-50 học viên thì đến lớp 6, 7 chỉ còn phân nửa; có khi nhiều lớp phải nhập lại với nhau mới đủ sĩ số. "Càng lên cao càng rơi rụng dần. Ít người theo được đến nơi đến chốn" - đó là nhận xét của Trần Kim Quế Tiên (SV ĐH Ngoại thương) hiện đang học lớp luyện KYU tại Đông Du.
Tuy nhiên, việc bỏ cuộc giữa chừng còn phụ thuộc vào mục đích và thái độ của người theo học. Những ai theo học với ý nghĩ "học cho vui, cho biết với chúng bạn", hay "học để sau này xem truyện tranh, lấy chồng Nhật" thì khi gặp phải "sự" khó của tiếng Nhật thường dễ dàng thối chí tháo lui.
N.T (học sinh lớp 11 Trường Nguyễn Khuyến), đăng ký học tại Trường Nhật ngữ Đông Du để "lấy le" với bạn cùng lớp, nhưng chỉ vài tuần chịu không thấu đã vội vã "bỏ học phí chạy lấy người". Cũng có người như L.Hoa (nhân viên KCX Tân Thuận) dù rất cố gắng nhưng do làm việc cả ngày mệt mỏi nên vào lớp mắt cứ "mơ huyền", giữa chừng cũng đành "gãy gánh".
Ngược lại, nếu học bằng sự đam mê, chịu khó và cần cù thì sẽ mau tiến bộ và cảm thấy thú vị. Ngọc Nhung (SV ĐH KHXH&NV), vừa tốt nghiệp trung cấp tại SAKURA chia sẻ: "Nếu say mê cộng với cố gắng, bạn sẽ vượt qua được những trở ngại ban đầu và càng học càng thấy gắn bó. Hơn nữa giáo viên Nhật khá gần gũi và hòa nhã, bạn sẽ có dịp tìm hiểu thêm những nét văn hóa thú vị của người Nhật".
Theo cô Kim Dung, giáo viên Trường Đông Du: "Các bạn phải xác định rõ mục đích của mình khi đến với tiếng Nhật để tìm ra cách học thích hợp. Phải kiên trì và chịu khó, một khi đã gắn bó thì khó lòng mà dứt ra được!".
Theo Thanh Niên
Có nhiều lý do để giới trẻ ngày nay chọn học Nhật ngữ: truyện tranh, phim hoạt hình của Nhật tràn ngập khắp nơi, du khách Nhật tìm đến VN khá đông, quan hệ ngoại giao Việt - Nhật ngày càng gắn bó, nhiều tổ chức, công ty Nhật chọn VN làm địa điểm đầu tư với chế độ đãi ngộ nhân sự hậu hĩnh, nhiều học bổng du học sang Nhật dành cho sinh viên, học sinh. Do đó nhu cầu về người biết tiếng Nhật trong xã hội hiện nay là rất lớn. Điều đó khiến tiếng Nhật trở nên "có giá" và nhu cầu học tiếng Nhật đang ngày một gia tăng.
Dạo quanh các trường Nhật ngữ lớn tại TP Hồ Chí Minh có thể thấy cứ mỗi đợt khai giảng khóa mới thì số lượng học sinh, sinh viên đăng ký theo học khá đông, trong đó đông nhất vẫn là những lớp vỡ lòng.
Ngọc Minh - sinh viên ĐHDL Văn Lang cho biết: "Mình học tiếng Nhật vì muốn sau này ra trường dễ kiếm được việc làm, vả lại từ trước mình cũng yêu thích ngôn ngữ này lắm". Còn Minh Thư - học sinh lớp 8 Trường Trần Đại Nghĩa thổ lộ: "Sau này em mong muốn được sang Nhật du học về ngành quản lý khách sạn nên từ bây giờ ngoài tiếng Anh phải học thêm cả tiếng Nhật nữa".
Tại đây cũng dễ dàng bắt gặp những gương mặt khá trẻ hiện đang làm cho các công ty Nhật như Phạm Thị Lan (kế toán Công ty WEC Sài Gòn), cô cho biết: "Nhu cầu giao tiếp trong công việc buộc mình phải trau dồi thêm ngoại ngữ. Vừa đi làm vừa đi học tuy vất vả nhưng cũng khá lý thú".
Trong khi đó tại Trường Nhật ngữ SAKURA, số người đăng ký học lớp vỡ lòng đông đến nỗi phải dùng đến "chiêu" rút thăm may mắn: ai trúng tên mới được đóng tiền nhập học.
Thụy Vy (SV ĐH Hàng hải) sau khi nhận biên lai học phí cười thật tươi: "Chờ khá lâu, cuối cùng cũng được nhập học, mừng quá! Bạn bè mình nhiều người cũng theo học ở đây". Thậm chí năm ngoái, cả hai trường trên còn dùng cách tăng học phí để hạn chế bớt học viên, nhưng lượng người đến đăng ký vẫn đông như thường.
Một điểm chung ở hầu hết các trường là trong khi học viên "ùn ùn" đổ vào các lớp vỡ lòng thì những lớp trên lại lâm vào cảnh "đìu hiu". Nếu lớp vỡ lòng trung bình có từ 40-50 học viên thì đến lớp 6, 7 chỉ còn phân nửa; có khi nhiều lớp phải nhập lại với nhau mới đủ sĩ số. "Càng lên cao càng rơi rụng dần. Ít người theo được đến nơi đến chốn" - đó là nhận xét của Trần Kim Quế Tiên (SV ĐH Ngoại thương) hiện đang học lớp luyện KYU tại Đông Du.
Tuy nhiên, việc bỏ cuộc giữa chừng còn phụ thuộc vào mục đích và thái độ của người theo học. Những ai theo học với ý nghĩ "học cho vui, cho biết với chúng bạn", hay "học để sau này xem truyện tranh, lấy chồng Nhật" thì khi gặp phải "sự" khó của tiếng Nhật thường dễ dàng thối chí tháo lui.
N.T (học sinh lớp 11 Trường Nguyễn Khuyến), đăng ký học tại Trường Nhật ngữ Đông Du để "lấy le" với bạn cùng lớp, nhưng chỉ vài tuần chịu không thấu đã vội vã "bỏ học phí chạy lấy người". Cũng có người như L.Hoa (nhân viên KCX Tân Thuận) dù rất cố gắng nhưng do làm việc cả ngày mệt mỏi nên vào lớp mắt cứ "mơ huyền", giữa chừng cũng đành "gãy gánh".
Ngược lại, nếu học bằng sự đam mê, chịu khó và cần cù thì sẽ mau tiến bộ và cảm thấy thú vị. Ngọc Nhung (SV ĐH KHXH&NV), vừa tốt nghiệp trung cấp tại SAKURA chia sẻ: "Nếu say mê cộng với cố gắng, bạn sẽ vượt qua được những trở ngại ban đầu và càng học càng thấy gắn bó. Hơn nữa giáo viên Nhật khá gần gũi và hòa nhã, bạn sẽ có dịp tìm hiểu thêm những nét văn hóa thú vị của người Nhật".
Theo cô Kim Dung, giáo viên Trường Đông Du: "Các bạn phải xác định rõ mục đích của mình khi đến với tiếng Nhật để tìm ra cách học thích hợp. Phải kiên trì và chịu khó, một khi đã gắn bó thì khó lòng mà dứt ra được!".
Theo Thanh Niên
Có thể bạn sẽ thích