Mitsubishi Heavy Industries "Bắc tiến" ra Hà Nội
Mitsubishi Heavy Industries đã quyết định "bắc tiến" với việc chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Mitsubishi Heavy Industries, công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng của Nhật Bản đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1994, với việc mở văn phòng đại diện tại TP HCM. Tại thị trường Việt Nam, Mitsubishi Heavy Industries chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp như máy phát điện diezen, chủ yếu là động cơ diezen cho tàu thuyền, hệ thống phát điện tua bin khí chu trình hỗ hợp và hệ thống vận tải.
Người máy Wakamaru do hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất. (Ảnh: MHI)
Tháng 7/2006, Mitsubishi Heavy Industries đã quyết định "bắc tiến" với việc chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ông Hideo Egawa, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc đại diện Công ty Mitsubishi Heavy Industries không giấu diếm chủ trương của công ty trong quyết định "bắc tiến" của mình: "Công ty có kế hoạch tham gia những dự án của Chính phủ về xây dựng hạ tầng trong lĩnh vực điện, đường sắt và tàu điện ngầm".
Cuối năm 2005, Mitsubishi Heavy Industries cũng đã nhận được gói thầu xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ômôn từ Tổng công ty điện lực Việt Nam. Ngoài ra, công ty Nhật Bản này cũng là đơn vị cung cấp thiết bị tua bin khí cho chu trình hỗn hợp ở Tổ hợp Nhà máy điện Phú Mỹ I.
Ông Hideo Egawa cho biết, công ty đang có dự kiến tham gia vào đấu thầu dự án đường sắt nội đô TP.HCM (đoan kéo dài về phía Bình Dương) và tham gia trong khuôn khổ những dự án hợp tác hỗ trợ giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, mà cụ thể là dự án nâng cấp và cải tạo đường sắt Việt Nam.
Cách đây hơn một năm, Mitsubishi Heavy Industries cũng đã từng ký thoả thuận cấp giấy phép cho Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và quyền được sản xuất động cơ diesel cỡ lớn trong thời hạn 10 năm (đến tận năm 2014).
Ðến cuối năm 2006, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 7,4 tỷ USD. Nhật Bản đang được coi là nhà đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam, đứng đầu về số vốn thực hiện.
Tạp chí Tuần báo Thế giới của Nhật Bản số ra cuối tháng 12/2006 có bài viết đánh giá Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút đầu tư trên thế giới và đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các DN Nhật Bản. Bài báo dẫn ý kiến của một số chuyên gia kinh tế cho rằng hiện nay, trong số các nước châu Á, Việt Nam là quốc gia tiến hành điều chỉnh môi trường đầu tư mạnh mẽ nhất. Thêm vào đó với lực lượng lao động dồi dào, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh và chi phí nhân công rẻ, Việt Nam đang chứa đựng những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Theo báo điện tử Vietnamnet
Mitsubishi Heavy Industries đã quyết định "bắc tiến" với việc chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Mitsubishi Heavy Industries, công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng của Nhật Bản đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1994, với việc mở văn phòng đại diện tại TP HCM. Tại thị trường Việt Nam, Mitsubishi Heavy Industries chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp như máy phát điện diezen, chủ yếu là động cơ diezen cho tàu thuyền, hệ thống phát điện tua bin khí chu trình hỗ hợp và hệ thống vận tải.
Người máy Wakamaru do hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất. (Ảnh: MHI)
Tháng 7/2006, Mitsubishi Heavy Industries đã quyết định "bắc tiến" với việc chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ông Hideo Egawa, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc đại diện Công ty Mitsubishi Heavy Industries không giấu diếm chủ trương của công ty trong quyết định "bắc tiến" của mình: "Công ty có kế hoạch tham gia những dự án của Chính phủ về xây dựng hạ tầng trong lĩnh vực điện, đường sắt và tàu điện ngầm".
Cuối năm 2005, Mitsubishi Heavy Industries cũng đã nhận được gói thầu xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ômôn từ Tổng công ty điện lực Việt Nam. Ngoài ra, công ty Nhật Bản này cũng là đơn vị cung cấp thiết bị tua bin khí cho chu trình hỗn hợp ở Tổ hợp Nhà máy điện Phú Mỹ I.
Ông Hideo Egawa cho biết, công ty đang có dự kiến tham gia vào đấu thầu dự án đường sắt nội đô TP.HCM (đoan kéo dài về phía Bình Dương) và tham gia trong khuôn khổ những dự án hợp tác hỗ trợ giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, mà cụ thể là dự án nâng cấp và cải tạo đường sắt Việt Nam.
Cách đây hơn một năm, Mitsubishi Heavy Industries cũng đã từng ký thoả thuận cấp giấy phép cho Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và quyền được sản xuất động cơ diesel cỡ lớn trong thời hạn 10 năm (đến tận năm 2014).
Ðến cuối năm 2006, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 7,4 tỷ USD. Nhật Bản đang được coi là nhà đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam, đứng đầu về số vốn thực hiện.
Tạp chí Tuần báo Thế giới của Nhật Bản số ra cuối tháng 12/2006 có bài viết đánh giá Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút đầu tư trên thế giới và đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các DN Nhật Bản. Bài báo dẫn ý kiến của một số chuyên gia kinh tế cho rằng hiện nay, trong số các nước châu Á, Việt Nam là quốc gia tiến hành điều chỉnh môi trường đầu tư mạnh mẽ nhất. Thêm vào đó với lực lượng lao động dồi dào, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh và chi phí nhân công rẻ, Việt Nam đang chứa đựng những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Theo báo điện tử Vietnamnet
Có thể bạn sẽ thích