Một bài báo hay về Nhật Bản

  • Thread starter Thread starter ttnb
  • Ngày gửi Ngày gửi

ttnb

New Member
Tuy cũ nhưng xin trích lại để bạn tham khảo
---------------------------------------------------
NGƯỜI NHẬT HỌC VÀ HỌC NGƯỜI NHẬT

Trước khi đến Nhật Bản, tôi cũng như bao người khác có một hình ảnh mờ ảo về người Nhật. Họ là công dân của một trong những nước giàu nhất thế giới nơi hàng nội địa tốt và đắt hơn hàng xuất khẩu. Thời xưa những samurai Nhật tự mổ bụng khi không hòan thành nhiệm vụ hoặc nhằm cứu rỗi danh dự bị xúc phạm. Hơn 3 tuần ở Nhật, được sống trong nhà người Nhật, đã làm hình ảnh mờ ảo ấy rõ ràng hơn lên.....

1. Nếu ở ta chuyện "học thêm học kèm" làm tốn không biết bao giấy mực tranh cãi thì ở Nhật, chuyện học thêm đã được "thể chế hóa". Cứ đến tối là học sinh Nhật Bản cắp cặp đi học "cram school", một kiểu học thêm ở trung tâm. Buổi sáng bọn trẻ đi học văn hóa, chiều ở lại trường để chơi thể thao hoặc tham gia họat động nhóm, tối về ăn cơm xong là đi "cram school", ngày nào cũng thế. Người lớn thì học mọi nơi mọi lúc. Trên tàu điện ngầm, tàu điện nổi và trên xe buýt, họ vẫn lẩm nhẩm học tiếng Anh dù phải đứng chen chúc. Ngày nay, nhiều trường đại học ở Nhật đang gặp khủng hoảng thiếu sinh viên , đơn giản là vì có quá.... nhiều trường đại học. Thế nhưng kì thi đại học vẫn quan trọng y như ở Việt Nam bởi học sinh Nhật vẫn cố gắng vào cho được các trường danh giá, để tốt nghiệp là có việc làm ngon và ổn định, cuộc đời coi như "lên hương". Bởi thế học sinh vẫn miệt mài "cram school", người lớn vẫn học mãi, học mọi nơi mọi lúc để tiến bộ. Người Nhật học tất cả mọi thứ có thể làm cho đất nước của họ giàu mạnh, cho cá nhân họ được giỏi giang hơn.

2. Tokyo trong giờ cao điểm không có tiếng còi xe. Trong một rừng bê tông của thành phố hơn 12 triệu dân này, xe cộ đi lại nườm nượp nhưng không có ai bấm còi, đơn giản vì mọi người đều đi đúng luật theo hệ thống đèn giao thông đã được vi tính hóa. Các giao lộ lớn hoặc xa lộ cũng có cả dàn "súng bắn tốc độ", nhưng hầu như không thấy bóng dáng cảnh sát đâu cả. Lái xe ở Nhật rất...lễ phép. Nếu họ quẹo vào đường lớn và phải xin đường một chiếc xe khác (vốn rất sẵn sàng dừng lại nhường), họ thường cúi đầu thật thấp để cảm ơn. Người điều khiển lối ra vào khách sạn ở Tokyo khi ra đường chặn xe để xe buýt du lịch trong khách sạn có thể ra được không kêu gào "dzô, dzô" như ở ta. Họ có một cây dùi cui gắn đèn, ra xin đường thì được người ta nhường ngay, và vì thế anh ta cúi rạp người xuống chào để cảm ơn. Nhìn cảnh giao thông ở Tokyo mà ngậm ngùi nhớ đến Việt Nam với những "đống" kẹt xe nổ máy rùng rùng, mà đôi khi chỉ vì dân ta cố chen vào cái chỗ biết chắc là sẽ kẹt rồi đứng ngây ra nhìn nhau không ai chịu nhường bước.

3. Giáo viên dạy tiếng Nhật giảng rằng "sumimasen" trong tiếng Nhật có tới ba nghĩa: xin lỗi, cảm ơn, và một nghĩa tương tự như "Excuse me!" của tiếng Anh (dùng khi muốn chặn ai lại hỏi đường xe điện ngầm chẳng hạn). Ba tuần ở Nhật, đi đâu cũng nghe thấy "sumimasen" rộn ràng khắp nơi: trong chợ, trong nhà ga, trong thang máy, trên máy bay. Để cảm ơn thì người Nhật còn có "Doumo arigatou gozaimasu" và nhiều kiểu nói văn hoa khắc nữa - người Nhật rất hay cảm ơn và xin lỗi. Thái độ học hỏi được thể hiện ngay trong cách ăn nói: khi gặp nhau lần đầu, bao giờ người Nhật cũng nói "Douzo yoroshiku onegaishimasu", nghĩa là "Vui lòng chỉ dạy thêm cho tôi!". Khi đi thang máy lên tháp Tokyo, tôi chứng kiến nhân viên điều khiển thang máy và nhân viên dẫn khách vào thang chào nhau và cám ơn cực kì trang trọng - một ngày họ gặp nhau có lẽ không dưới 100 lần, thế mà lần nào cũng cúi đầu "arigatou gozaimasu" không biết mệt mỏi. Khi đến nhà nhau, người Nhật nói "Tôi sẽ làm phiền anh nhiều lắm đấy" rồi mới vào nhà. Trước khi về họ lại nói "Tôi đã làm phiền anh nhiều quá rồi", kèm theo cúi đầu chào thật thấp. Lúc nào họ cũng nhận phần lỗi về mình trước - cái cách hành xử "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" tuy không xa lạ gì với giới học sĩ Châu Á, nhưng ở Nhật nó đã đi vào tận ngôn ngữ hằng ngày từ người quét rác đến ông giáo sư đại học.

4. Người Nhật đi đâu cũng xếp hàng: mua quần áo, trả tiền ở quầy cashier, mua vé tàu điện, mua thức ăn, quầy chỉ dẫn thông tin... không có cảnh đám đông chen lấn chìa một đống giấy tờ vào mặt một bà thu ngân như ở các bệnh viện của ta. Mỗi sáng, khoảng từ 8h đến 8h30, các hè phố Nhật đầy chật những người, cả đàn ông lẫn đàn bà đều mặc đồ vest đen hoặc sẫm màu , đi lại hối hả đến sở làm. Có lúc bên ngoài một tòa nhà có cả hàng người xếp hàng rồng rắn để vào thang máy, trật tự và bình thản. Trên cầu thang cuốn tự động ở ga xe điện, các trung tâm shopping, tất cả những ai bước vào thang đều đứng nép sang lề trái, nhường lề phải cho người cần chạy vội. Tôi đi không dưới 50 điểm có thang cuốn ở cả Tokyo lẫn Sapporo, tất cả đều y như thế, không sai trật.(Ở betonamu không biết bao giờ mới có cảnh này)
5. Ở Nhật có tệ nạn xã hội không ? Có chứ. Trên thành của những cầu vượt qua các đường phố to như Xa lộ Hà Nội, có dán đầy những tờ rơi (in màu, giấy couche đàng hoàng) có ảnh (khá tươi mát) của các cô nàng cùng số điện thọai và giá cả. Tôi nán lại đứng...rình xem có ai đọc hoặc lấy mấy tờ rơi ấy không thì thấy có vài ông mặc áo vest đen lấy rồi bỏ túi. Xe máy phân khối lớn để đầy dọc vỉa hè, mũ bảo hiểm treo lủng lẳng. Xe đạp cũng để ở vỉa hè nhưng có khóa lại, đôi khi khóa dính 2,3 chiếc vào nhau. Trên các kênh truyền hình du lịch luôn có cảnh báo rằng "Tại Nhật, một số quán bar do mafia Nhật kiểm soát, nếu qúy vị vào nhầm chỗ này thì có thể bị tính tiền đắt một cách vô lý. Nếu từ chối trả tiền có thể bị đánh" (Y như cơm tù bên mình ấy nhỉ) Các quán ăn có dán ảnh một tên bịt mặt thò tay móc túi khách kèm theo cảnh báo "Cẩn thận mất đồ". Trong khách sạn Prince Shinagawa Tokyo nơi tôi ở, trong khi ăn sáng cứ 5 phút lại có tiếng phát thanh rằng "khi ăn sáng, vui lòng đem theo tiền bạc và đồ qúy giá bên mình" bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh. (Về khỏan này thì có lẽ bên mình cũng y chang như vậy, cho nên điều này không phải là điều để chúng ta có thể học tập).

6. Người Nhật bắt đầu một ngày vào lúc 5 hoặc 6 giờ sáng. Họ dậy, ăn sáng rồi lên xe, tàu cao tốc hoặc tàu điện ngầm để vào công sở (đôi khi cách nhà họ tới gần cả trăm km). Họ cứ thế làm việc đến tận 5, 6 giờ chiều (chỉ nghỉ ăn trưa, không có chuyện leo lên bàn rồi ngủ ngon lành như ở ta). Làm thêm giờ là chuyện hầu như ai cũng có, nên 7, 8 giờ tối họ mới rời công sở, nhấm nháp tí bia hoặc chơi golf (cũng lại để bàn công việc) rồi leo lên tàu về nhà, gặp vợ con lúc 9, 10 giờ tối. Người phụ nữ Nhật sau khi lấy chồng thường nghỉ ở nhà để chăm sóc con cái. Gánh nặng tài chính đổ lên vai người chồng, nào tiền nhà, tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền học, tiền y tế, đủ thứ tiền như một đoàn tàu sầm sầm đuổi theo người đi làm (chà khổ quá ). Người đàn ông Nhật do vậy cực kì chăm chỉ, tận dụng mọi cơ hội dù nhỏ nhất để thăng tiến, để tăng lương. 150 giờ làm thêm/tháng đối với công chức Nhật là chuyện bình thường, và đôi khi không phải lúc nào cũng được tiền ngoài giờ! Nền kinh tế Nhật phát triển chậm lại trong 10 năm qua càng khiến người Nhật cố gắng hơn, nhưng rất nhiều người không chịu nổi. Nạn tự sát ở Nhật cao nhất thế giới (í ẹ ), gây thiệt hại 9 tỉ yên/năm cho nền kinh tế. Khi tôi hỏi "Khi nào thì người Nhật hạnh phúc?", giáo sư Itsuki Yasuyoshi của Đại học Waseda (Tokyo) đáp: "Người đàn ông Nhật hạnh phúc khi họ được nghỉ làm, phụ nữ hạnh phúc khi đi shopping và xem được phim hay, trẻ em hạnh phúc khi chúng có được trò chơi điện tử mới, và người già hạnh phúc khi họ đi tắm suối nước nóng".

khi rời Tokyo, nước Nhật vẫn mang hình ảnh của một đất nước giàu, nơi hàng nội địa tốt và đắt hơn hàng xuất khẩu, phát triển ở trình độ cao, đời sống vật chất đầy đủ. Thế nhưng những gì người Nhật học và những điều đáng học từ nước Nhật đã lại mở ra cho tôi một góc của "bí quyết" trở thành cường quốc của Nhật Bản.
Theo Hà Nguyên
(báo Thanh Niên, chủ nhật 16-11-2003 số 320(2885)
---------------------------------------
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá bán lẻ gạo tăng trong 17 tuần liên tiếp , 4.233 yên cho 5 kg. Gạo dự trữ không có tác dụng.
Nhật Bản : Giá bán lẻ gạo tăng trong 17 tuần liên tiếp , 4.233 yên cho 5 kg. Gạo dự trữ không có tác dụng.
Vào ngày 7, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản thông báo rằng giá trung bình của 5 kg gạo được bán tại các siêu thị trên toàn quốc từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 4 là 4.233 yên. Tuần trước là...
Top