Một vài học thuyết ngoại giao của Nhật

Một vài học thuyết ngoại giao của Nhật

Học thuyết Yoshida:

Học thuyết Yoshida là tư tưởng chỉ đạo của ngoại giao Nhật Bản sau chiến tranh.Bắt nguồn từ Thủ tướng Yoshida và được củng cố, phát triển vào những năm 1960 dưới thời các Chính phủ Ikeda và Satò. Có 3 điểm cốt lõi trong học thuyết này:
  • Trong thời chiến tranh lạnh Nhật Bản coi mình là thành viên của Phương Tây, nghĩa là đi với Mỹ. Coi đó là nền tảng của ngoại giao.
  • Dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế đến tối thiểu việc xây dựng lực lượng phòng vệ của riêng mình.
  • Coi trọng ngoại giao kinh tế.
Trong quá trình đàm phán hoà ước Sanfransisco, Shigeru Yoshida, người chủ trương chỉ hoà giải với đa số các nước phương tây thay vì hoà giải toàn diện, đã cự tuyệt áp lực của Ngoại trưởng Mỹ Đalét đòi Nhật tái vũ trang quy mô lớn, cho rằng làm như vậy sẽ huỷ hoại sức lực của nước Nhật. Sau đó Yoshida đã thúc đẩy nền ngoại giao lấy kinh tế làm nền tảng.

Học thuyết Fukuda:

Tháng 8 năm 1977, trong chuyến thăm Đông Nam Á, Thủ tướng Takeo Fukuda đã đưa ra ở Manila, phương châm chính sách với Đông Nam Á của Nhật Bản sau chiến tranh Việt Nam. Phương châm này có 3 điểm chính:

  • Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn.
  • Xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh vực.
  • Hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương.
Quan hệ với các nước Đông Dương bị đình trệ trong một thời gian dài, nhưng từ khi chiến tranh Cămpuchia kết thúc, quan hệ ASEAN-Đông Dương mật thiết trở lại, Học thuyết Fukuda vẫn có khả năng trở thành hiện thực.

Học thuyết Hashimoto:

a) Coi trọng Đông Nam Á: Trong chuyến thăm 5 nước ASEAN (Bruney, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapo) từ ngày 7 đến 14 tháng 1 năm 1997, Thủ tướng Hashimoto đã phát biểu học thuyết của mình trong diễn văn chính sách tại Singapo ngày 14 tháng 1. Nội dung có 3 điểm chính:

  • Tăng cường đối thoại cấp nguyên thủ.
  • Hợp tác văn hoá đa dạng theo hướng chung sống và kế thừa truyền thống.
  • Cùng nhau đối phó với những vấn đề toàn cầu như môi trường, khủng bố...
Tuy cũng là đường lối coi trọng Đông Nam Á, nhưng Học thuyết Hashimoto có nhiều điểm khác với Học thuyết Fukuda.

b) Ngoại giao Âu-Á: Ngày 24 tháng 7 năm 1997, trong diễn văn đọc tại Keizaidòyukai (một trong hai tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản), Thủ tướng Hashimoto đã xử dụng từ "Ngoại giao Âu-Á" để diễn tả chủ trương xúc tiến ngoại giao với Nga, Trung Quốc và hơn nữa là các nước vùng Trung Á.
(sưu tầm)
 

Bài viết liên quan

Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top