Xã hội Nhật Bản: Cửa hàng tiện lợi có cần mở cửa 24/24 ?

Xã hội Nhật Bản: Cửa hàng tiện lợi có cần mở cửa 24/24 ?

Việc kinh doanh 24 giờ được đặt vấn đề.

Trong tình trạng thiếu lao động nghiệm trọng, có một câu hỏi được đặt ra liệu cửa hàng tiện lợi có nhất thiết phải kinh doanh 24 giờ hay không.

Vào tháng 2 năm 2019, chủ sở hữu của cửa hàng thành viên 7-Eleven Nhật Bản , là cửa hàng tiện lợi lớn nhất ở Osaka, đã quyết định cắt giảm giờ làm việc do thiếu nhân sự. Ban đầu, phía 7-Eleven đưa ra lập trường mạnh mẽ trong việc hủy bỏ hợp đồng trừ khi cửa hàng quay trở lại kinh doanh 24 giờ. Tuy nhiên, gánh nặng của người chủ cửa hàng đã được báo chí đưa tin khiến xôn xao dư luận, và đến tháng 3, công ty đã quyết định tiến hành thử nghiệm kiểm chứng để rút ngắn việc kinh doanh vào đêm muộn. Kể từ đó, các cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn cho đến nay.

“Bạn có thể chiến đấu trong 24 giờ ?” Đây là khẩu hiệu quảng cáo được sử dụng trong quảng cáo cho thức uống dinh dưỡng “REGAIN” của doanh nghiệp Daiichi, là một từ thông dụng vào năm 1989 ( Năm Bình Thành đầu tiên ) trong bối cảnh nền kinh tế bong bóng ở Nhật. Một phong trào nổ ra tại thời điểm đó khi làm việc chăm chỉ như một chiến binh của công ty được coi là một đức tính tốt . Thị trường cửa hàng tiện lợi bắt đầu mở rộng theo thời gian, và đã tăng trưởng đạt mức 10 nghìn tỷ yên sau hơn 30 năm. Thời đại được chuyển từ thời Heisei ( Bình Thành ) sang Reiwa ( Lệnh Hòa ), và hiện tại “cải cách phong cách làm việc” đang tiến triển khi thời gian làm việc dài nên được sửa chữa. Trong sê-ri “REGAIN”, thay vì “chiến đấu 24 giờ “ , một sản phẩm mới với khái niệm “hỗ trờ thời đại 100 năm của nhân loại” cũng đã ra mắt vào tháng 2/2019.

Nếu cách sống của con người thay đổi, kiểu dáng của sản phẩm cũng sẽ thay đổi. Do đó, liệu mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi 24 giờ có phù hợp với thời đại hiện nay không ?

Tính tiện lợi nổi bật trong ngành phân phối bán lẻ

“7-eleven , cảm giác thật tốt. Có 7-eleven thật là tuyệt“.

Đây là quảng cáo đầu tiên mà 7-eleven phát trên TV vào năm 1976. Kể từ đó, các cửa hàng tiện lợi đã phát triển dựa trên ba tính tiện lợi đó là “thời gian” , “cự ly”, và “đa dạng hàng hóa”.

Đầu tiên về “thời gian”, vì kinh doanh 24 giờ nên bạn có thể mua sản phẩm bất cứ lúc nào. Liên quan đến “cự ly”, vì ở gần nhà của bạn nên rất tiện lợi. Cửa hàng tiện lợi có quy mô nhỏ hơn không giống như siêu thị và cửa hàng bách hóa, vì vậy thường được đặt ở trong khu dân cư. Hơn nữa, tình thuận tiện của cửa hàng được đề cao dù có ở đâu đi chăng nữa. Tính đến tháng 6 năm 2019, số lượng cửa hàng tiện lợi là 56485 cửa hàng trên toàn quốc ( Theo “thống kê vận động thương mại” của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp ) và trong ngành phân phối bán lẻ, bên cạnh cửa hàng tiện lợi, khi so sánh với cửa hàng drugstore ( 16058 cửa hàng ) và siêu thị ( 5000 cửa hàng ) thì số cửa hàng tiện lợi chiếm đáng kể.

Liên quan đến “đa dạng hàng hóa”, không cần phải bàn, sự đa dạng trong hàng hóa ở cửa hàng tiện lợi, có thể kể đến như từ đồ ăn hay đồ nhu yếu phẩm hàng ngày, đồ văn phòng phẩm, báo tạp chí,vvv…Trong những năm gần đây, kể cả các cửa hàng drugstore cũng bán đồ ăn, thế nhưng so về thời gian kinh doanh và đa dạng trong hàng hóa thì cửa hàng tiện lợi vẫn chiếm ưu thế.

Trong những năm gần đây, các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng đã xảy ra lần lượt, bao gồm cả trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản vào tháng 3/2011. Trong trường hợp khẩn cấp như vậy, cửa hàng tiện lợi mang một ý nghĩa lớn đó là nơi cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày. Hiện tại, nhiều cửa hàng tiện lợi đang đảm nhận chức năng cơ sở hạ tầng xã hội bằng cách ký thỏa thuận hợp tác với chính quyền địa phương trong việc cung cấp hàng hóa trong thảm họa và hỗ trợ những người gặp khó khăn khi trở về nhà.

Cửa hàng tiện lợi Nhật Bản với nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng

Nhân tiện, khi đến một cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài, có thể có nhiều người Nhật cảm thấy sự tiện lời của cửa hàng tiện lợi Nhật Bản. Kể cả 7-Eleven cũng vậy, điều này là do các loại hàng hóa, dịch vụ và phản hồi của nhân viên bán hàng không thống nhất và khác nhau tùy theo từng cửa hàng.

Sự đa dạng trong hàng hóa, đặc trưng ở Nhật không chỉ bởi thực phẩm chế biến được bảo quản mà còn nhiều thực phẩm tươi sống như cơm hộp bento,cơm nắm, món ăn phụ..vv… Ngoài ra,còn có các thực phẩm nóng được nấu tại chỗ như oden,thức ăn chiên và cà phê. Trong những năm gần đây, các sản phẩm thương hiệu tư nhân được phát triển bởi các cửa hàng tiện lợi cũng rất phổ biến.

Số lượng dịch vụ đa dạng. Cửa hàng tiện lợi áp dụng những dịch vụ copy, FAX , máy rút tiền tự động (ATM) của các tổ chức tài chính, đại lý bán vé tàu hay các loại vé khác nhau, nhận chuyển phát nhanh và giặt là, đại lý thu các loại phí tiện ích như chi phí tiền diện tiền nước, cấp các loại giấy chứng nhận khác nhau như giấy đăng ký cư trú. Ở những khu vực dân số già hóa và có nhiều người gặp khó khăn trong việc mua sắm, các dịch vụ như giao hàng hay bán hàng di động cũng sẽ phát triển. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ miễn phí , có thể nói dịch vụ này là duy nhất tại Nhật Bản.

Sự già hóa của các vị khách đến cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản rất tiện lợi theo nhiều mặt khác nhau, theo đúng tên gọi của nó. Bây giờ cửa hàng tiện lợi là một thứ không thể thiếu,xâm nhập dần vào trong cuộc sống của người Nhật. Tuy nhiên hiện tại, nhu cầu kinh doanh 24 giờ đang giảm dần.

Điều này là do sự già hóa của các khách hàng đến cửa hàng tiện lợi. Nhìn vào các khách hàng 7-Eleven – cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, những người trẻ ở độ tuổi 20 trở xuống chiếm 62% khách hàng vào năm 1989, nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 20%. Mặt khác, lượng những người trên 50 tuổi đã tăng gấp bốn lần từ 9% đến 37% . Bởi vì tầng lớp người cao tuổi sử dụng cửa hàng tiện lợi vào ban đêm ít, nên cùng với việc xã hội già hóa dân số thì số lượng người tiêu dùng cần hoạt động kinh doanh 24 giờ có xu hướng giảm.

Khách hàng của 7-Eleven đang gìa hóa nhiều hơn so với dân số Nhật Bản. Những lý do cho điều này bao gồm thay đổi hành vi tiêu dùng của người trẻ và sự gia tăng của các hộ độc thân. Ở Nhật Bản, thế hệ trẻ đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn hơn. Điều này là do số lượng nhân viên thời vụ đã tăng lên và mức lương của nhân viên chính thức giảm. Cũng có những lo ngại về an sinh xã hội trong tương lai do tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số. Mặt khác, sự đổi mới công nghệ dẫn đến việc tràn ngập hàng hóa giá rẻ và dịch vụ chất lượng cao. Những người trẻ Nhật Bản sinh ra và lớn lên trong một xã hội tiêu dùng trưởng thành có ý thức cao về hiệu suất chi phí. So với các cửa hàng tiện lợi nơi sản phẩm được bán với giá thông thường, người ta sẽ lựa chọn sử dụng cửa hàng giảm giá có tỷ lệ chiết khấu cao hơn, và sản phẩm sẽ được mua sau khi so sánh kỹ về hiệu quả chi phí thông qua mua sắm trực tuyến. Mặt khác, số lượng hộ gia đình cao tuổi độc thân đang gia tăng do tiến độ của việc kết hôn muộn và “gia đình hạt nhân”. Hiện tại, hơn 30% tổng số hộ gia đình Nhật Bản là hộ gia đình độc thân, một phần ba trong số đó trên 65 tuổi ( Điều tra dân số 2015 của Bộ Nội vụ và truyền thông).

Có một mối quan hệ mật thiết giữa cửa hàng tiện lợi và cuộc sống của hộ gia đình độc thân cao tuổi. Các cửa hàng tiện lợi bán những món ăn có số lượng đơn vị nhỏ chẳng hạn như món ăn kèm chia thành gói nhỏ hay bánh mì với số lượng ba miếng..vv..Hơn nữa, vì vị trí ở gần các khu dân cư nên việc đi bộ ra các cửa hàng là điều có thể. Ngoài ra, các hộ gia đình độc thân cao tuổi phổ biến hơn ở khu vực nông thôn nơi dân số già hóa so với thành thị. Nói cách khác, nhu cầu kinh doanh đêm muộn đang giảm ở những khu vực bị thiếu hụt lao động.

Các cửa hàng tiện lợi cũng phục vụ như cho các hộ gia đình có thu nhập gấp đôi với nhu cầu mạnh mẽ để rút ngắn việc nhà. Tại Nhật Bản, khoảng 60% hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi hiện có bố mẹ đều đi làm và dự kiến sẽ tăng trong tương lai, với sự hỗ trợ thúc đẩy sự tham gia tích cực của “chính sách thúc đẩy tham gia tích cực của phụ nữ” ( Theo “khảo sát cơ bản của đời sống quốc gia” của Bộ Y Tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ) . Nếu việc sử dụng cửa hàng tiện lợi của các hộ gia đình giống như việc mua hàng tại nhà thì nhu cầu kinh doanh đêm muộn sẽ không cao.

Duy trì các chức năng cơ sở hạ tầng bằng kinh doanh 24 giờ luân phiên

Mặt khác, một số người sẽ nói rằng tính tiện lợi sẽ bị giảm nếu bỏ việc kinh doanh 24 giờ. Tuy nhiên gần đây, có nhiều lựa chọn thay thế thuận tiện hơn ngay cả khi cửa hàng tiện lợi không mở cửa. Dịch vụ đặt hàng trực tuyến có thể được giao trong vài giờ sau khi đặt hàng đang tăng lên. Trong tình trạng thiếu lao động , không cần thiết chỉ có cửa hàng tiện lợi phải kiệt quệ bảo thủ duy trì phương thức kinh doanh 24 giờ. Tuy nhiên, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi có nhiều hộ gia đình độc thân cao tuổi, cửa hàng tiện lợi có ý nghĩa lớn như một cơ sở hạ tầng xã hội. Nếu việc kinh doanh 24 giờ hoàn toàn biến mất, nếu xem xét những lúc như khi thảm họa, nỗi lo lắng sẽ tăng cao. Do đó, tôi muốn đề xuất rằng các cửa hàng tiện lợi nên kinh doanh 24 giờ luân phiên, chẳng hạn giống như trong hệ thống điều trị y tế địa phương . Nếu chỉ có một cửa hàng được mở, các chức năng cơ sở hạ tầng có thể được duy trì.

Các cửa hàng tiện lợi được xây dựng trên một mạng lưới hậu cần cho các dây chuyền sản xuất sản phẩm và giao hàng trên cơ sở kinh doanh 24 giờ, và các hoạt động của cửa hàng như trưng bày sản phẩm và dọn dẹp cũng được thực hiện. Nếu thời gian làm việc bị rút ngắn, thời gian sản xuất và giao hàng phải được thay đổi sao cho phù hợp. Để đạt được điều đó, cần phải sửa đổi hệ thống quy mô lớn. Không chỉ đơn giản là giảm giờ kinh doanh có thể giải quyết được vấn đề kinh doanh 24 giờ.

Việc xem xét triệt để về mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện tại đang bị ép buộc.

( Bản gốc tiếng nhật )
 

Đính kèm

  • combini15.jpg
    combini15.jpg
    135.9 KB · Lượt xem: 2,020
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top