Nhật Bản: Những người đàn ông không muốn về nhà
Ở Nhật Bản có những người đàn ông lấy cớ bận công việc vì không muốn về nhà với vợ con. (Ảnh minh họa)
TTO - Nhà văn Kei Matsui nảy ra ý tưởng viết cuốn sách Những người đàn ông không về nhà từ người bạn cũ mà anh gặp trong buổi uống rượu đêm. Đã kết hôn và có hai con, nhưng người bạn này nói quá mệt mỏi khi đi đoạn đường xa từ nhà đến nơi làm việc.
Chính vì vậy anh thường ngủ lại một cơ sở tắm hơi gần nơi làm việc. Cuối cùng, anh tìm được cách thức nghỉ ngơi rất tốt theo kiểu này và có thể khỏe khoắn cho ngày làm việc vất vả hôm sau.
Matsui lắng nghe câu chuyện của người bạn một cách đầy thông cảm, nhưng rồi nhà văn bắt đầu băn khoăn: "Bây giờ anh bạn không phải làm việc. Nếu anh ta nói công việc khiến anh không có thời gian dành cho gia đình, tại sao anh ta lại ngồi uống rượu với mình đến 2 giờ sáng?".
Từ đó, Matsui bắt đầu đi tìm kiếm "những người đàn ông không về nhà”. Qua quá trình phỏng vấn gần 20 người đàn ông thuộc dạng này, Matsui nhận thấy công việc dù rất áp lực, vẫn không phải là mối quan tâm chính của những người đàn ông này. Sự thật là họ không muốn về nhà.
Akira, 38 tuổi, một chuyên viên công nghệ thông tin. Anh và vợ từng có thời gian dài vui vẻ khi sống chung trước khi cưới. Nhưng hôn nhân đã làm quan hệ của họ trở chiều. Dù có hai con, hai vợ chồng Akira bỗng thấy chẳng có gì để nói với nhau. Họ cãi cọ về những điều vụn vặt.
Akira chịu trách nhiệm về một dự án lớn và phải làm việc nhiều giờ. Hai vợ chồng anh đi đến thỏa thuận là sẽ thuê một căn hộ nhỏ gần nơi làm việc, ngủ ở đó vào các ngày trong tuần và về nhà vào cuối tuần. Thời gian trôi. Và khi Akira quen với những trách nhiệm mới trong công việc thì những nhiệm vụ này làm anh tốn ít thời gian hơn.
Nhưng anh vẫn không nói với vợ về việc này và "cuộc hôn nhân cuối tuần" vẫn tiếp diễn. Nó vẫn tiếp tục đến hôm nay, mặc dù vì nguyên nhân kinh tế Akira phải từ bỏ căn hộ thuê này. Thay vì đó, anh ngủ tại một phòng tắm hơi hoặc một khách sạn rẻ tiền.
Một trường hợp khác là anh Koichi, 46 tuổi. Giống như Akira, Koichi cũng ở nhà rất ít nhưng hoàn cảnh của anh lại khác. Koichi làm việc cho một công ty thiết kế. Vợ chồng anh có hai con. Khi anh vắng nhà, gia đình anh nghĩ là anh bận làm việc. Nhưng họ chỉ đúng một nửa. Koichi bận rộn vì ở bên cô bạn gái Miki 21 tuổi.
Miki còn nhỏ nên không thể tự mình thuê nhà, cô ngủ trong các tiệm cà phê Internet. Và Koichi đã ký hợp đồng thuê nhà cho cô, rồi nơi Miki trọ trở thành tổ ấm tình yêu của hai người.
"Cô ấy tự trả tiền thuê nhà và tất cả chi phí của mình", Koichi nói như để bào chữa cho bản thân. Koichi thừa nhận cũng cảm thấy tội lỗi sâu sắc và một vài dịp anh đã quyết định chia tay Miki. Nhưng anh cũng chỉ làm được đến thế.
Nhà văn Matsui đặt ra giả thiết với Koichi là "nếu phải chọn một người, anh sẽ chọn vợ hay bạn gái?".
"Ồ, tất nhiên là chọn vợ - Koichi đáp - Chuyện với Miki không thể kéo dài mãi mãi được".
Trong bản nghiên cứu của mình, nhà văn Matsui kết luận tất nhiên các ông chủ ở Nhật Bản đòi hỏi rất nhiều ở nhân viên và họ thường đòi hỏi quá mức mà nhân viên có thể đáp ứng. Nhưng những người đàn ông ngủ trong khách sạn hay các căn hộ thuê đã không về nhà vì vô số lý do mà không phải tất cả lý do này đều liên quan đến công việc.
(Tuoitre.com.vn)
Ở Nhật Bản có những người đàn ông lấy cớ bận công việc vì không muốn về nhà với vợ con. (Ảnh minh họa)
TTO - Nhà văn Kei Matsui nảy ra ý tưởng viết cuốn sách Những người đàn ông không về nhà từ người bạn cũ mà anh gặp trong buổi uống rượu đêm. Đã kết hôn và có hai con, nhưng người bạn này nói quá mệt mỏi khi đi đoạn đường xa từ nhà đến nơi làm việc.
Chính vì vậy anh thường ngủ lại một cơ sở tắm hơi gần nơi làm việc. Cuối cùng, anh tìm được cách thức nghỉ ngơi rất tốt theo kiểu này và có thể khỏe khoắn cho ngày làm việc vất vả hôm sau.
Matsui lắng nghe câu chuyện của người bạn một cách đầy thông cảm, nhưng rồi nhà văn bắt đầu băn khoăn: "Bây giờ anh bạn không phải làm việc. Nếu anh ta nói công việc khiến anh không có thời gian dành cho gia đình, tại sao anh ta lại ngồi uống rượu với mình đến 2 giờ sáng?".
Từ đó, Matsui bắt đầu đi tìm kiếm "những người đàn ông không về nhà”. Qua quá trình phỏng vấn gần 20 người đàn ông thuộc dạng này, Matsui nhận thấy công việc dù rất áp lực, vẫn không phải là mối quan tâm chính của những người đàn ông này. Sự thật là họ không muốn về nhà.
Akira, 38 tuổi, một chuyên viên công nghệ thông tin. Anh và vợ từng có thời gian dài vui vẻ khi sống chung trước khi cưới. Nhưng hôn nhân đã làm quan hệ của họ trở chiều. Dù có hai con, hai vợ chồng Akira bỗng thấy chẳng có gì để nói với nhau. Họ cãi cọ về những điều vụn vặt.
Akira chịu trách nhiệm về một dự án lớn và phải làm việc nhiều giờ. Hai vợ chồng anh đi đến thỏa thuận là sẽ thuê một căn hộ nhỏ gần nơi làm việc, ngủ ở đó vào các ngày trong tuần và về nhà vào cuối tuần. Thời gian trôi. Và khi Akira quen với những trách nhiệm mới trong công việc thì những nhiệm vụ này làm anh tốn ít thời gian hơn.
Nhưng anh vẫn không nói với vợ về việc này và "cuộc hôn nhân cuối tuần" vẫn tiếp diễn. Nó vẫn tiếp tục đến hôm nay, mặc dù vì nguyên nhân kinh tế Akira phải từ bỏ căn hộ thuê này. Thay vì đó, anh ngủ tại một phòng tắm hơi hoặc một khách sạn rẻ tiền.
Một trường hợp khác là anh Koichi, 46 tuổi. Giống như Akira, Koichi cũng ở nhà rất ít nhưng hoàn cảnh của anh lại khác. Koichi làm việc cho một công ty thiết kế. Vợ chồng anh có hai con. Khi anh vắng nhà, gia đình anh nghĩ là anh bận làm việc. Nhưng họ chỉ đúng một nửa. Koichi bận rộn vì ở bên cô bạn gái Miki 21 tuổi.
Miki còn nhỏ nên không thể tự mình thuê nhà, cô ngủ trong các tiệm cà phê Internet. Và Koichi đã ký hợp đồng thuê nhà cho cô, rồi nơi Miki trọ trở thành tổ ấm tình yêu của hai người.
"Cô ấy tự trả tiền thuê nhà và tất cả chi phí của mình", Koichi nói như để bào chữa cho bản thân. Koichi thừa nhận cũng cảm thấy tội lỗi sâu sắc và một vài dịp anh đã quyết định chia tay Miki. Nhưng anh cũng chỉ làm được đến thế.
Nhà văn Matsui đặt ra giả thiết với Koichi là "nếu phải chọn một người, anh sẽ chọn vợ hay bạn gái?".
"Ồ, tất nhiên là chọn vợ - Koichi đáp - Chuyện với Miki không thể kéo dài mãi mãi được".
Trong bản nghiên cứu của mình, nhà văn Matsui kết luận tất nhiên các ông chủ ở Nhật Bản đòi hỏi rất nhiều ở nhân viên và họ thường đòi hỏi quá mức mà nhân viên có thể đáp ứng. Nhưng những người đàn ông ngủ trong khách sạn hay các căn hộ thuê đã không về nhà vì vô số lý do mà không phải tất cả lý do này đều liên quan đến công việc.
(Tuoitre.com.vn)
Có thể bạn sẽ thích