Ngày 29/9, Cục Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (Phòng Đối sách Nhập khẩu thực phẩm an toàn) của Nhật Bản vừa ra Văn bản nhập khẩu thực phẩm an toàn số 0929004, tiếp theo văn bản “Nhập khẩu thực phẩm an toàn” số 0331003 ngày 31/3/2005 về việc thực hiện kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu năm 2005.
Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, nguồn tin này vừa được một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản cung cấp.
Theo đó, kể từ 1/10/2005 đến 31/3/2006, phía Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra đối với thực phẩm thủy sản và thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi liên quan đến kháng sinh nitrofuran và các dẫn suất của nitrofuran, chất AOZ (3-amino-2-oxazole) và SEM (semicarbazide). Nếu phát hiện thấy dư lượng các kháng sinh này, những sản phẩm đó sẽ bị thu hồi và nhà nhập khẩu phải trả hàng về hoặc tiêu hủy.
Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trên 140 mẫu tôm trong đó có 30 mẫu của Việt Nam, 45 mẫu của Ấn Độ và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… Đồng thời, việc kiểm tra cũng được tiến hành trên các loại thủy sản nuôi với 134 mẫu và 10 mẫu thịt gà.
(Theo VNEconomy)
Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, nguồn tin này vừa được một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản cung cấp.
Theo đó, kể từ 1/10/2005 đến 31/3/2006, phía Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra đối với thực phẩm thủy sản và thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi liên quan đến kháng sinh nitrofuran và các dẫn suất của nitrofuran, chất AOZ (3-amino-2-oxazole) và SEM (semicarbazide). Nếu phát hiện thấy dư lượng các kháng sinh này, những sản phẩm đó sẽ bị thu hồi và nhà nhập khẩu phải trả hàng về hoặc tiêu hủy.
Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trên 140 mẫu tôm trong đó có 30 mẫu của Việt Nam, 45 mẫu của Ấn Độ và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… Đồng thời, việc kiểm tra cũng được tiến hành trên các loại thủy sản nuôi với 134 mẫu và 10 mẫu thịt gà.
(Theo VNEconomy)
Có thể bạn sẽ thích