Các dự án của
PMU18 đụng đâu thất thoát đó.
(Ảnh: Vietnamnet)
Chẳng thể ngờ được rằng vụ PMU18 xảy ra ở tận Việt Nam, thế mà Quốc hội Nhật lại rất quan tâm và đang yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật phải điều tra, trả lời về vụ PMU18.
Đầu tiên báo Yomiuri - tờ báo lớn nhất ở Nhật (số lượng phát hành hơn 14 triệu bản/ngày, cũng là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất thế giới), số ra ngày 29/3/2006, đăng bài báo nhan đề “Cán bộ cao cấp của Việt Nam sử dụng quỹ ODA có hợp lý không?”. Phóng viên viết bài này là Hayasida, đã từng thường trú tại Việt Nam.
Bài báo tổng hợp và phân tích lại tin tức của báo chí Việt Nam về vụ đánh bạc của cán bộ lãnh đạo PMU18, và nhấn mạnh PMU18 đang sử dụng rất nhiều tiền ODA của thế giới giúp Việt Nam, trong đó có tiền ODA của Nhật. Bài báo đánh động dư luận Nhật về khả năng quỹ ODA mà chính phủ Nhật giúp Việt Nam có thể bị xà xẻo và yêu cầu chính phủ Nhật làm rõ việc quỹ ODA của Nhật được sử dụng như thế nào ở Việt Nam.
Bài báo này thực sự đã gây sốc trong dư luận Nhật. Vì ODA chính là một phần tiền thuế của nhân dân Nhật. Nhân dân Nhật luôn đòi hỏi khắt khe chính phủ Nhật phải quản lý quỹ ODA chặt chẽ, sử dụng sao cho có hiệu quả để giúp các nước nghèo trên thế giới.
Hiện nay Nhật là nước giúp quỹ ODA cho Việt Nam nhiều nhất trong số các nước và tổ chức có giúp ODA cho Việt Nam. Cho đến hiện nay, tổng số tiền ODA thế giới giúp Việt Nam là khoảng 18 tỷ đô-la, thì Nhật giúp Việt Nam hơn 8 tỷ đô-la. Người dân Nhật và chính phủ Nhật hi vọng số tiền trợ giúp ODA cho Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, làm thêm cầu cống, đường sá, làm nhà máy điện, phát triển hạ tầng, để giúp Việt Nam sớm thoát khỏi đói nghèo, chậm phát triển.
Nhân dân Nhật rất quý trọng quan hệ với nhân dân Việt Nam, vì hình ảnh một nước Việt Nam nghèo nhưng anh hùng trong chiến tranh vẫn còn rất sâu đậm trong lòng nhân dân Nhật. Nhưng giờ đây sự thật đang dần được bóc trần, một phần tiền giúp giảm đói nghèo đó lại được dùng để đánh bạc, bao gái, mua xe ôtô tặng vung vít để nuôi các mối quan hệ mờ ám… thì quả là ngoài sức tưởng tượng của nhân dân Nhật và của nhân dân thế giới, vốn có thiện cảm với Việt Nam.
Và bây giờ vụ PMU18 không chỉ dừng lại ở dư luận Nhật. Tuần trước, ngày mồng 5 tháng 4, Quốc hội nhật đã có thảo luận về vụ PMU18, và Quốc hội Nhật yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật phải có báo cáo sớm và đầy đủ về vụ PMU18, để Quốc hội Nhật có quyết sách về ODA cho Việt Nam một cách phù hợp.
Hiện nay Bộ Ngoại giao Nhật là cơ quan được giao quản lý, điều hành quỹ ODA của chính phủ Nhật. Dưới Bộ Ngoại giao có Ngân hàng JBIC, tổ chức JICA và các tổ chức NGO khác có trách nhiệm điều hành quỹ ODA của Nhật.
Trong chính phủ Nhật và Quốc hội Nhật có nhiều người có thiện cảm với Việt Nam không muốn làm to chuyện này. Nhưng dư luận nhân dân Nhật thì không cho phép chính phủ và Quốc hội Nhật được xuê xoa. “Tiền thuế nhân dân Nhật đóng góp cho quỹ ODA là để giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, chứ không phải để cho bọn đánh bạc, bao gái”, đó là thông điệp mà nhân dân Nhật gửi đến chính phủ và Quốc hội Nhật về vụ PMU18.
Minh Tuấn
(CTV của Dân trí tại Tokyo)
PMU18 đụng đâu thất thoát đó.
(Ảnh: Vietnamnet)
Chẳng thể ngờ được rằng vụ PMU18 xảy ra ở tận Việt Nam, thế mà Quốc hội Nhật lại rất quan tâm và đang yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật phải điều tra, trả lời về vụ PMU18.
Đầu tiên báo Yomiuri - tờ báo lớn nhất ở Nhật (số lượng phát hành hơn 14 triệu bản/ngày, cũng là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất thế giới), số ra ngày 29/3/2006, đăng bài báo nhan đề “Cán bộ cao cấp của Việt Nam sử dụng quỹ ODA có hợp lý không?”. Phóng viên viết bài này là Hayasida, đã từng thường trú tại Việt Nam.
Bài báo tổng hợp và phân tích lại tin tức của báo chí Việt Nam về vụ đánh bạc của cán bộ lãnh đạo PMU18, và nhấn mạnh PMU18 đang sử dụng rất nhiều tiền ODA của thế giới giúp Việt Nam, trong đó có tiền ODA của Nhật. Bài báo đánh động dư luận Nhật về khả năng quỹ ODA mà chính phủ Nhật giúp Việt Nam có thể bị xà xẻo và yêu cầu chính phủ Nhật làm rõ việc quỹ ODA của Nhật được sử dụng như thế nào ở Việt Nam.
Bài báo này thực sự đã gây sốc trong dư luận Nhật. Vì ODA chính là một phần tiền thuế của nhân dân Nhật. Nhân dân Nhật luôn đòi hỏi khắt khe chính phủ Nhật phải quản lý quỹ ODA chặt chẽ, sử dụng sao cho có hiệu quả để giúp các nước nghèo trên thế giới.
Hiện nay Nhật là nước giúp quỹ ODA cho Việt Nam nhiều nhất trong số các nước và tổ chức có giúp ODA cho Việt Nam. Cho đến hiện nay, tổng số tiền ODA thế giới giúp Việt Nam là khoảng 18 tỷ đô-la, thì Nhật giúp Việt Nam hơn 8 tỷ đô-la. Người dân Nhật và chính phủ Nhật hi vọng số tiền trợ giúp ODA cho Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, làm thêm cầu cống, đường sá, làm nhà máy điện, phát triển hạ tầng, để giúp Việt Nam sớm thoát khỏi đói nghèo, chậm phát triển.
Nhân dân Nhật rất quý trọng quan hệ với nhân dân Việt Nam, vì hình ảnh một nước Việt Nam nghèo nhưng anh hùng trong chiến tranh vẫn còn rất sâu đậm trong lòng nhân dân Nhật. Nhưng giờ đây sự thật đang dần được bóc trần, một phần tiền giúp giảm đói nghèo đó lại được dùng để đánh bạc, bao gái, mua xe ôtô tặng vung vít để nuôi các mối quan hệ mờ ám… thì quả là ngoài sức tưởng tượng của nhân dân Nhật và của nhân dân thế giới, vốn có thiện cảm với Việt Nam.
Và bây giờ vụ PMU18 không chỉ dừng lại ở dư luận Nhật. Tuần trước, ngày mồng 5 tháng 4, Quốc hội nhật đã có thảo luận về vụ PMU18, và Quốc hội Nhật yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật phải có báo cáo sớm và đầy đủ về vụ PMU18, để Quốc hội Nhật có quyết sách về ODA cho Việt Nam một cách phù hợp.
Hiện nay Bộ Ngoại giao Nhật là cơ quan được giao quản lý, điều hành quỹ ODA của chính phủ Nhật. Dưới Bộ Ngoại giao có Ngân hàng JBIC, tổ chức JICA và các tổ chức NGO khác có trách nhiệm điều hành quỹ ODA của Nhật.
Trong chính phủ Nhật và Quốc hội Nhật có nhiều người có thiện cảm với Việt Nam không muốn làm to chuyện này. Nhưng dư luận nhân dân Nhật thì không cho phép chính phủ và Quốc hội Nhật được xuê xoa. “Tiền thuế nhân dân Nhật đóng góp cho quỹ ODA là để giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, chứ không phải để cho bọn đánh bạc, bao gái”, đó là thông điệp mà nhân dân Nhật gửi đến chính phủ và Quốc hội Nhật về vụ PMU18.
Minh Tuấn
(CTV của Dân trí tại Tokyo)
Có thể bạn sẽ thích