Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto (Nhật), do giáo sư Hiroaki Matsubara đứng đầu, đã phát hiện tế bào mầm trong mô tim. Phát hiện này sẽ giúp điều trị các loại bệnh tim tốt hơn và làm giảm được việc cấy ghép tim.
Nhóm nghiên cứu lấy mô tim của 50 người bị bệnh và nuôi cấy được thành tế bào mầm. Những tế bào mầm này sau đó được phát triển thành nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào cơ tim, tế bào máu và neuron.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm tế bào trên vào một con chuột bị nghẽn mạch, giúp nó tái tạo được mô tim bị tổn thương và các mạch máu. Họ dự tính thực hiện các thí nghiệm tương tự trên chó và lợn, trước khi thử nghiệm trên người, sớm nhất vào đầu năm sau.
(Theo AP, Yomiuri)
Nhóm nghiên cứu lấy mô tim của 50 người bị bệnh và nuôi cấy được thành tế bào mầm. Những tế bào mầm này sau đó được phát triển thành nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào cơ tim, tế bào máu và neuron.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm tế bào trên vào một con chuột bị nghẽn mạch, giúp nó tái tạo được mô tim bị tổn thương và các mạch máu. Họ dự tính thực hiện các thí nghiệm tương tự trên chó và lợn, trước khi thử nghiệm trên người, sớm nhất vào đầu năm sau.
(Theo AP, Yomiuri)
Có thể bạn sẽ thích