Ngoài việc cướp đi hàng chục nhân mạng và buộc phải giết bỏ hàng triệu con gia cầm trên khắp châu Á, virus H5N1 đã được biết đến với khả năng nhiễm cho các loài khác như mèo và báo.
Mặc dù chưa có nguy cơ người nhiễm cúm gia cầm từ ruồi, song theo vị quan chức này, không thể loại bỏ khả năng ruồi có thể phát tán virus cho các loài chim, và trong bất cứ đợt bùng phát cúm gia cầm nào sắp tới, chúng phải bị tiêu diệt.
"Trong vai trò là một giải pháp phòng ngừa, những công việc như diệt ruồi có thể là cần thiết để đảm bảo an toàn nhất", Hiroshi Takimoto, Giám đốc cơ quan thông tin về bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Nhật, cho biết.
Cũng theo Takimoto, con người thông thường chỉ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với mật độ lớn virus cúm gia cầm, và vì thế việc nhiễm từ ruồi là "không thể về mặt khoa học".
Virus H5N1 được tìm thấy trên những con ruồi bị bắt hồi tháng 3 năm ngoái, tại một trại gà ở Kyoto, phía tây Nhật Bản. Takimoto cho biết đây có thể là lần đầu tiên việc truyền virus cúm gia cầm sang ruồi được ghi nhận.
T. An (theo Reuters)
Có thể bạn sẽ thích