Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng như thị phần của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.
Thị trường Nhật Bản cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hơn so với năm 2006, đạt 5,2 tỷ USD. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Mặc dù hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ đạt khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia: 2,7%, Thái Lan: 2,9%, Indonesia: 4,2% và Trung Quốc hơn 20%).
Chưa nắm được đặc trưng, văn hoá thị trường
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hoá của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản. Người Nhật hoạt động trên cơ sở tin tưởng, lấy chữ tín làm đầu, đã nói là làm. Thị trường Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Nhật Bản đang hướng tới các nước đang phát triển trong khu vực châu Á, mở rộng môi trường kinh doanh theo chủ trương “Trung Quốc + 1”, trong đó có thể là Ấn Độ hoặc Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Do mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Các sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng phải tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng... sẽ rất phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật hiện nay.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có dân số già. Giai đoạn năm 2007- 1010, Nhật Bản sẽ có trào lưu về hưu. Thị trường Nhật Bản sẽ hướng tới phục vụ nhu cầu và sự hưởng thụ của những người già. Đây có thể sẽ là cơ hội nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt.
Một điều các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được khi làm việc chính là phong cách làm việc, giao dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản rất nghiêm chỉnh, lễ nghi, tôn trọng nhau. Trong khi làm việc các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp đối tác nghiêm khắc và nghiêm chỉnh tới từng cử chỉ, hành động, cách ăn mặc, lễ nghi chào hỏi...
Trong văn hoá kinh doanh giao tiếp của người Nhật, có 4 vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý coi trọng, đó là cách chào hỏi nghiêm túc, đúng giờ, làm việc ngoài giờ và phải có danh thiếp. Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên mà đặc biệt là thiếu danh thiếp vì lý do quên không mang hoặc không có, coi như việc hợp tác làm ăn sẽ chắc chắc gặp khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật luôn tìm hiểu trước khi hợp tác làm ăn. Nếu nóng vội, “mì ăn liền” thì khó có thể hợp tác thành công.
Siết chặt tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo ông Takano Koichi - Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường rất lớn. Các sản phẩm kinh doanh phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng và sự an toàn nhiều sản phẩm hàng hoá không đảm bảo vì sử dụng nhiều chất độc hại. Nhật Bản đang xem xét đến khả năng dừng nhập một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có ý định sang thị trường Nhật Bản mà các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn này sẽ rất khó.
vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép.
Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản.
Ông Bảo khẳng định: việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu vào Việt Nam đã và đang tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật.
Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn lắp.
Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn (QCD- Quality, Cost và Delivery). Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá.
Hệ thống tiêu chuẩn cho hàng công và nông nghiệp
Hiện nay, để vào thị trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm có 2 hệ thống tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) và tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS) của Nhật Bản. Theo ông Bảo, hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất sang Nhật Bản (trừ các công ty 100% vốn Nhật) đang gặp các khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn JIS có nhiều điểm riêng khác biệt so với các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống JIS hiện có tới 8148 tiêu chuẩn và là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản, với tất cả các sản phẩm công nghiệp, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm... Khi kiểm tra chất lượng, dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là cơ sở để xác nhận chất lượng.
Riêng với hệ thống tiêu chuẩn JAS sẽ là cơ sở để cho người tiêu dùng Nhật lựa chọn thực phẩm chế biến. Danh sách các thực phẩm được JAS điều chỉnh gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ ăn, các nông lâm sản chế biến.
Theo Vn economy
Thị trường Nhật Bản cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hơn so với năm 2006, đạt 5,2 tỷ USD. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Mặc dù hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ đạt khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia: 2,7%, Thái Lan: 2,9%, Indonesia: 4,2% và Trung Quốc hơn 20%).
Chưa nắm được đặc trưng, văn hoá thị trường
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hoá của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản. Người Nhật hoạt động trên cơ sở tin tưởng, lấy chữ tín làm đầu, đã nói là làm. Thị trường Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Nhật Bản đang hướng tới các nước đang phát triển trong khu vực châu Á, mở rộng môi trường kinh doanh theo chủ trương “Trung Quốc + 1”, trong đó có thể là Ấn Độ hoặc Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Do mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Các sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng phải tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng... sẽ rất phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật hiện nay.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có dân số già. Giai đoạn năm 2007- 1010, Nhật Bản sẽ có trào lưu về hưu. Thị trường Nhật Bản sẽ hướng tới phục vụ nhu cầu và sự hưởng thụ của những người già. Đây có thể sẽ là cơ hội nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt.
Một điều các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được khi làm việc chính là phong cách làm việc, giao dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản rất nghiêm chỉnh, lễ nghi, tôn trọng nhau. Trong khi làm việc các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp đối tác nghiêm khắc và nghiêm chỉnh tới từng cử chỉ, hành động, cách ăn mặc, lễ nghi chào hỏi...
Trong văn hoá kinh doanh giao tiếp của người Nhật, có 4 vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý coi trọng, đó là cách chào hỏi nghiêm túc, đúng giờ, làm việc ngoài giờ và phải có danh thiếp. Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên mà đặc biệt là thiếu danh thiếp vì lý do quên không mang hoặc không có, coi như việc hợp tác làm ăn sẽ chắc chắc gặp khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật luôn tìm hiểu trước khi hợp tác làm ăn. Nếu nóng vội, “mì ăn liền” thì khó có thể hợp tác thành công.
Siết chặt tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo ông Takano Koichi - Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường rất lớn. Các sản phẩm kinh doanh phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng và sự an toàn nhiều sản phẩm hàng hoá không đảm bảo vì sử dụng nhiều chất độc hại. Nhật Bản đang xem xét đến khả năng dừng nhập một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có ý định sang thị trường Nhật Bản mà các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn này sẽ rất khó.
vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép.
Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản.
Ông Bảo khẳng định: việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu vào Việt Nam đã và đang tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật.
Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn lắp.
Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn (QCD- Quality, Cost và Delivery). Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá.
Hệ thống tiêu chuẩn cho hàng công và nông nghiệp
Hiện nay, để vào thị trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm có 2 hệ thống tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) và tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS) của Nhật Bản. Theo ông Bảo, hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất sang Nhật Bản (trừ các công ty 100% vốn Nhật) đang gặp các khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn JIS có nhiều điểm riêng khác biệt so với các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống JIS hiện có tới 8148 tiêu chuẩn và là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản, với tất cả các sản phẩm công nghiệp, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm... Khi kiểm tra chất lượng, dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là cơ sở để xác nhận chất lượng.
Riêng với hệ thống tiêu chuẩn JAS sẽ là cơ sở để cho người tiêu dùng Nhật lựa chọn thực phẩm chế biến. Danh sách các thực phẩm được JAS điều chỉnh gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ ăn, các nông lâm sản chế biến.
Theo Vn economy
Có thể bạn sẽ thích