Thực tập sinh VN

Thực tập sinh VN

Em copy lại bài trên báo tuổi trẻ cho cả nhà xem và bình luận nhé, thực tế em thấy hiện nay nhiều chủ nghiệp đoàn tuyển lao động sang Nhật với tư cách là thực tập sinh, như vây thì lương cao hơn, ít trốn hơn, nhưng em băn khoăn là làm sao họ xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh được, hoặc nhập cạnh được kể cũng giỏi.
(bài trích)
TT - Đến nay Nhật vẫn duy trì chính sách “đóng cửa” đối với lao động (LĐ) nước ngoài. Thế nhưng Nhật lại để nhiều lỗ hổng cho hàng trăm nghìn người nước ngoài vào làm việc mỗi năm.

Nhiều người gọi đây là “chính sách cửa sau” của Nhật. Ngoài ra chính sách “thực tập sinh” cũng nhận 140.000 người sang Nhật mỗi năm với mức lương gần nửa mức tối thiểu của Nhật.

Ông Bùi Chí Trung, giáo sư xã hội học tại Đại học Aichi Shukutoku (Nhật), cho rằng việc quản lý LĐ theo kiểu “mập mờ” như hiện nay ở Nhật là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối, xung đột giữa người LĐ nước ngoài và nhà tuyển dụng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Trung giải thích thêm:

- Tổng số người nước ngoài cư trú chính thức tại Nhật hiện tại hơn 2 triệu người theo thống kê cuối năm 2006, trong số này có khoảng 1 triệu người đang tham gia LĐ.

Ngoài ra, còn có một số người cư trú bất hợp pháp, thường là không được phép cư trú nhưng trốn ở lại Nhật để làm việc. Điều đáng quan tâm là số người VN cư trú bất hợp pháp ở Nhật ngày càng tăng, hiện tại khoảng 4.000 người, và đã có mặt trong danh sách top 10 nước có người cư trú bất hợp pháp nhiều nhất tại Nhật.

Các công ty vừa và nhỏ (SME) của Nhật lợi dụng sự sơ hở trong vấn đề quản lý người nước ngoài của Chính phủ Nhật để tận dụng nguồn nhân lực LĐ nước ngoài với giá rẻ mạt dưới danh nghĩa là thực tập sinh (TTS).

* Trong bài viết đăng trên báo Wall Street Journal, ông nói về sự “mập mờ” của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người LĐ nước ngoài, cụ thể là như thế nào?

- Sự “mập mờ”của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người LĐ nước ngoài biểu hiện ở chỗ luật lệ rõ ràng nhưng không thi hành triệt để. Điều này có nghĩa là người LĐ nước ngoài có được việc làm tuy lương không cao lắm, nhưng nếu gặp tai nạn, hay bị chèn ép không trả đủ lương thì không biết kêu cứu vào đâu.

Ngoài ra, đây còn là một vấn đề nan giải cho toàn thể xã hội Nhật, vì người LĐ nước ngoài cũng là một thành viên của địa phương nơi họ cư trú, đặc biệt là khi họ bệnh hoạn, đau yếu, sinh đẻ... Nhưng hiện tại hầu hết các chính quyền địa phương nơi có nhiều người nước ngoài cư trú cũng không đáp ứng hay đối phó được với những khó khăn này vì không có luật rõ ràng để áp dụng. Các SME thì len lỏi trong sự “mập mờ” này để sử dụng nguồn LĐ nước ngoài trong phạm vi của họ. Và đối với toàn nước Nhật thì người Nhật có được những hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ.

* Theo ông, những sự cố nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật và những người LĐ nước ngoài trong thời gian qua là ngẫu nhiên hay có nguyên do nào khác?

- Thời gian qua cũng đã có quá nhiều vấn đề nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật với những người LĐ (nhiều nhất là TTS). Vấn đề nảy sinh giữa sáu nữ TTS VN với Công ty TMC vừa qua, cũng như sẽ có nhiều trường hợp tương tự nảy sinh, theo dự đoán của tôi, không phải là những sự cố ngẫu nhiên, mà là chuyện phải đến đã đến và sẽ bắt đầu tăng nhiều hơn, tăng nhanh hơn.

Đây là một vấn đề đau đớn khi một số SME của Nhật cũng như các nhà tuyển dụng VN (gần đây có cả Nhật) hưởng lợi lộc trên LĐ của những người được gọi là TTS VN. TTS của ta là những người thiệt thòi hơn vì họ phải trả trước quá nhiều tiền và lệ phí đặt cọc để được nhận thực tập. Qua bên này với số lương không đủ sống, chưa nói là để dành, thì họ phải tìm cách trốn ra ngoài nhưng được nhiều lương hơn.

Đương nhiên, các doanh nghiệp Nhật cũng có rất nhiều biện pháp vừa ngăn ngừa không cho trốn và đôi khi cũng muốn quịt tiền lương của TTS VN. Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) cũng rất quan tâm đến vấn đề này, và đã đề nghị lên chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người LĐ nước ngoài hai năm trước đây nhưng Chính phủ Nhật cũng chưa có quyết định gì.

HỒNG THÀNH thực
:bansung:
 
Bình luận (2)

kamikaze

Administrator
Về chữ "thực tập sinh" có 2 khả năng:
-Nhà báo thiếu kiến thức nên không biết về chữ Tu nghiệp sinh và thực tập sinh khác nhau như thế nào và dùng bừa. Chuyện này vẫn xẩy ra như cơm bữa. Có người còn gọi Tu nghiệp sinh(研修生) là "nghiên cứu sinh" và có người thì viết sai địa danh của Nhật(Bài báo trên đây có lẽ rơi vào trường hợp nhầm chữ Tu nghiệp sinh và thực tâp sinh).

-Chữ "thực tập sinh" bị nhầm với "kỹ sư" (技術者).

Tình trạng chung là rất nhiều giáo sư và nhà nghiên cứu chỉ hiểu trên tầm vĩ mô chứ chưa bao giờ biết và cũng chẳng chịu tìm hiểu về chế độ tu nghiệp sinh nó như thế nào mà cứ oang oang phát biểu. Đìêu này đã làm người khác hiểu sai sự thật(Thực tế thì chỉ những người trong cuộc hay nhữnh người quan tâm tìm hiểu mới hiểu được vấn đề một cách chính xác).

Qua bên này với số lương không đủ sống, chưa nói là để dành, thì họ phải tìm cách trốn ra ngoài nhưng được nhiều lương hơn.

Không biết giáo sư này đã tìm hiểu kỹ chưa mà phát biểu thế này? Thường thì sau khi trừ nhà cửa hết ra TNS (năm đầu)cũng còn khoảng 60000-70000 Yên. Ốm đau bệnh tật đã có bảo hiểm lo. Đó là chưa kể đa số tns có thêm 1 khoản nho nhỏ do làm tăng ca "lậu" ngay năm đầu. Chỉ có nước sau khi đi làm ăn tiêu chơi bời quá mới đến mức "không đủ sống" chứ sống bình thường thì chí ít ra cũng còn dư được 20000 yên.

Sự thực là nhiều TNS nôn nóng muốn kiếm tiền trả món nợ vay ở VN trước khi qua nên mới trốn ra ngoài chứ không phải là "không đủ ăn".
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

fonist

Moderator
kami nói đúng!
tôi cũng có tiếp xúc nhiều với những người đang làm việc ở Nhật mà trên danh nghĩa người ta thường gọi là tu nghiệp sinh. tôi xin giải thích thêm!

- Tu nghiệp sinh (TNS): thường người ta gọi như vậy để chỉ người đi "xuất khẩu lao động" (cụm từ này do các cty tuyển dụng bên VN sử dụng khi quảng cáo). Khi vào làm hồ sơ ứng tuyển và trúng tuyển thì bạn đó được gọi là TNS (thực sự đây chỉ là một "sự lừa bịp cấp chính phủ", vì đâu có tu nghiệp hay thực tập gì mà sang đây làm việc như mọi người khác, đâu có đang làm việc cho cty nào mà được "phái cử sang Nhật" tu nghiệp. các giấy tờ này được nhà tuyển dụng phía VN và Nhật Bản làm giả 100%).
- Thực tập sinh (TTS): là từ dùng trên mặt giấy tờ khi bạn làm việc hết 1 năm thứ nhất (bạn sẽ được cho thi lý thuyết và thực hành để chuyển từ TNS lên TTS; cái này chắc giống như thi bằng lái xe 2 bánh bên VN; đánh chắc nghiệm đại, ko biết tiếng Nhật cũng đánh đại. lịch sử xưa nay có ghi chép trong mấy chục nghìn TNS hình như có chưa đến 5 người rớt và về VN). Giai đoạn thực tập này được kéo dài 2 năm. như vậy người đi xuất khẩu lao động sẽ có tẩt cả 3 năm tại Nhật.

về cái khổ và sướng của tu nghiệp sinh thì cũng muôn hình vạn trạng.(thường người ta quen miệng gọi là TNS xuyên suốt 3 năm luôn, chứ ko ai nói "em là TTS ạ!" mà ai cũng bảo "em là TNS Việt Nam!"). được cũng nhiều và "đau đớn" thì cũng nhiều. phức tạp lắm. nếu ngồi lại kể "cái xấu" của TNS nói riêng và người nước ngoài nói chung ở Nhật thì nhiều vô số kể. Mà liệt kê những cái "không được" của chủ sử dụng lao động và của người Nhật cũng không ít đâu. Nhưng không phải ai cũng thế. Xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu.
Việc "lại quả" của các nghiệp đoàn tiếp nhận lao động là TNS và của các cty xúc tiến "lao động xuất khẩu" tại Việt Nam là có thật. Nhưng cái đó là bình thường nếu cọ "công khai" và "minh bạch" về dịch vụ của họ. vì họ vẫn làm kinh tế như bao nhiêu doanh nghiệp khác thôi. mà làm kinh tế thì phải có lời. cái tôi muốn nói ở đây là việc "làm kinh tế của họ" rất nhiều "công đoạn" không có giấy tờ, biên nhận,.... (TẠI SAO???)
Theo tôi hiểu biết và ngồi tính nhẫm để các bạn xem xét và góp ý nhé!
1. Tiền phí dịch vụ (đủ thứ dịch vụ hết) và vé máy bay: từ 1500-4000USD/người lao động (khoản tiền này ko nhỏ và rất mập mờ ở các doanh nghiệp. tôi cũng ko biết phía nhà tuyển dụng có hỗ trợ cho người được họ tuyển sang làm việc hay không; nhưng tại sao tất cả các cty đều ko cấp bất kỳ hóa đơn thanh toán hay nộp tiền cho người lao động? họ làm ăn trốn thuế hay luật ko cho phép họ thu tiền? hay chỉ cho họ thu 1 khoản ít thôi?).
2. Ngoài khoản trên người lao động còn phải đóng tiền thế chân (chống trốn) từ 6000-15000USD/người. Tiền này có thể được hưởng lãi suất ko kỳ hạn (lãi phạt, lãi suất thấp nhất trong 3 năm) hoặc ko được hưởng lãi suất mà có nhiều cty còn "ăn chặn" (trã lại ko đủ) của người lao động khi họ hoàn tất 3 năm về nước. trường hợp "ăn chặn" đã có rất nhiều cty "chơi" vì TNS ko biết gì và phía các nghiệp đoàn lao động Nhật Bản và nhà tuyển dụng cũng không chịu "hé môi" vì họ cùng làm kinh tế mà (3 phía cùng có lợi, chỉ có TNS là ko biết hoặc hiểu nhưng "thôi kệ!").
Một bài toán khó tính và khó nói là phí dịch vụ và khoản tiền chống trốn! tại sao?
- Thực tế là có nhiều TNS bỏ trốn khi sang Nhật: do vi phạm pháp luật và bỏ trốn, do bị đàn áp quá (nhưng trường hợp này hiếm), do thấy ra ngoài làm nhiều tiền hơn, do ko muốn về nước khi hết 3 năm,..........
- sự thật là phía Nhật (nghiệp đoàn lao động và phía tiếp nhận lao động) không lấy 1 chút tiền nào cả của người lao động trong 2 khoản tiền nói trên. Nhưng nghiệp đoàn sẽ nhận được tiền quản lý mỗi TNS (trả theo từng tháng) từ phía tiếp nhận lao động khi TNS sang Nhật. Phía tiếp nhận thì được lao động giá rẻ (ai thích bóc lột thì "được" nhiều, ai chân tình và thương TNS thì được ít hơn).
- số tiền "chống trốn" đó theo các bạn thì các bạn sẽ làm sao? Có nhiều cách! nhưng đơn giản, an toàn và dễ hiễu nhất là bỏ vào nhà bank với lãi suất có kỳ hạn 3 năm (phía cty VN sẽ lại quả lớn trong việc này nhưng tiền lãi đó người lao động ko được hưởng vì họ "lý giải" cho qua là nếu bạn bỏ trốn giữa chừng thì seo?)

* nói chung nhiều lắm. nói mãi cũng không hết. có nhiều kiểu "mập mờ" ở các bên lắm. nhưng dù sao các bạn TNS cũng nhận được đồng lương (người ta gọi là "tiền trợ cấp tu nghiệp") kha khá chứ không phải ít nếu cty xúc tiến bên VN và nghiệp đoàn làm đúng luật. tôi vẫn biết có nhiều chủ tiếp nhận đối xử và chèn ép gần như có thể nói quyền con người bị hạn chế. Một số bạn khi sang đây ko được phép sử dụng điện thoại, ko được dùng internet, ko được phép đi khỏi nơi cư trú, ko được gặp bạn bè nơi khác, cái tồi tệ hơn nữa là không được nhận thư từ trong nước Nhật gửi đến (chỉ được phép nhận thư từ gia đình bên VN gửi sang), có lần tôi nghe một bạn kể là một người bạn khác buộc phải mở thư và đọc dịch lại trước mặt ông chủ để ổng nghe trước khi đọc thư riêng được gửi đến. một bạn khác nói muốn liên lạc với bạn khác cũng là TNS đến Nhật thì bạn đó phải gửi thư về VN rồi người thân bên VN bỏ vào phong thư các gửi ngược lại Nhật để "được hợp lệ". Đây là những điều có thật đấy các bạn ạ! nghe có vẽ vô lý phải không?
Vì trong quá trình làm việc tôi gặp nhiều trường hợp như thế! tôi có hỏi các bạn "vậy nghiệp đoàn ở đâu?" "sao ko nói với họ?". Câu trả lời là: "cũng vậy thôi à!" họ cũng giải thích hoặc nói cho qua chuyện thôi. họ muốn "bình yên" để được "hưởng phước".
Có lẽ tôi nói quá nhiều và tôi cũng không thể nói hết và không thể đi theo một trình tự nào cả. Hôm nay gặp bài viết này của duybean và kami nên nhân cơ hội thổ lộ luôn.
Các bạn TNS hoặc sắp là TNS hoặc ai đó nếu đọc được đừng quá vội kết luận điều gì nhé! Các bạn phải hiểu là có thể trên 70% TNS Vietnam ở Nhật đang rất hài lòng với những gì mà họ nhận được. Có nhiều trong số đó được đón tiếp và đối sử tử tế. thậm chí có một con số rất ít (rất ít nhé) được trả lương giống như ngừơi bản xứ. nhiều người kêu gào thế thôi chứ đâu ai muốn từ bỏ thu nhập cao như thế để về VN. nếu sống tiết kiệm và sống tốt các bạn sẽ tích lũy được nhiều tiền và còn học hỏi được nhiều các hay ở đây.
Chào các bạn! các bạn có gì không hiểu có thể hỏi tiếp để cùng thảo luận nhé!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top