Theo ông Sùng Tuyền, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 131 tỷ USD, tăng hơn cùng kỳ gần 12%. Dự kiến, con số này trong cả năm nay có khả năng vượt mức 200 tỷ USD.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Trung – Nhật lần thứ 11 tổ chức tại tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc), ông Sùng Tuyền, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 131 tỷ USD, tăng hơn cùng kỳ gần 12%. Dự kiến, con số này trong cả năm nay có khả năng vượt mức 200 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2005, kim ngạch mậu dịch hai chiều Trung - Nhật đạt hơn 184 tỷ USD, chiếm 13% tổng kim ngạch mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc.
Cũng theo ông Sùng Tuyền, trong thời gian tới, những lĩnh vực mà Trung Quốc và Nhật Bản có thể tập trung tăng cường hợp tác bao gồm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, hợp tác doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào các dự án phát triển kinh tế vùng miền của nước này.
** Phóng viên VOV tại Bắc Kinh đưa tin cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra đời “Quy định điều tra và xử phạt hành vi xuất khẩu giá thấp không chính đáng”. Báo chí nước này cho hay, quy định này sẽ sớm được công bố trong tháng này. Đây là văn bản luật nhằm quy chuẩn trật tự mậu dịch xuất khẩu, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh bằng giá giữa các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường hải ngoại và giảm bớt va chạm thương mại cũng như điều tra chống bán phá giá của nước ngoài nhằm vào nước này.
Theo văn bản này, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá một cách mù quáng và có những hành vi xuất khẩu hàng hóa giá thấp không chính đáng sẽ phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như doanh nghiệp bị phạt từ 30.000 NDT (khoảng hơn 60 triệu đồng Việt Nam) trở xuống, pháp nhân doanh nghiệp cũng bị phạt với số tiền tương đương và sản phẩm bị đem ra điều tra sẽ không được xuất khẩu trong vòng 12 tháng. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc cho ra đời quy định này có lợi cho các ngành hàng và doanh nghiệp lớn đi theo con đường sản xuất hàng hóa cao cấp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành hàng giá rẻ của Trung Quốc như dệt may, sản xuất ô tô và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực gia công, chế tạo.
Theo VOV (thongtindubao.gov.vn)
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Trung – Nhật lần thứ 11 tổ chức tại tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc), ông Sùng Tuyền, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 131 tỷ USD, tăng hơn cùng kỳ gần 12%. Dự kiến, con số này trong cả năm nay có khả năng vượt mức 200 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2005, kim ngạch mậu dịch hai chiều Trung - Nhật đạt hơn 184 tỷ USD, chiếm 13% tổng kim ngạch mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc.
Cũng theo ông Sùng Tuyền, trong thời gian tới, những lĩnh vực mà Trung Quốc và Nhật Bản có thể tập trung tăng cường hợp tác bao gồm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, hợp tác doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào các dự án phát triển kinh tế vùng miền của nước này.
** Phóng viên VOV tại Bắc Kinh đưa tin cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra đời “Quy định điều tra và xử phạt hành vi xuất khẩu giá thấp không chính đáng”. Báo chí nước này cho hay, quy định này sẽ sớm được công bố trong tháng này. Đây là văn bản luật nhằm quy chuẩn trật tự mậu dịch xuất khẩu, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh bằng giá giữa các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường hải ngoại và giảm bớt va chạm thương mại cũng như điều tra chống bán phá giá của nước ngoài nhằm vào nước này.
Theo văn bản này, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá một cách mù quáng và có những hành vi xuất khẩu hàng hóa giá thấp không chính đáng sẽ phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như doanh nghiệp bị phạt từ 30.000 NDT (khoảng hơn 60 triệu đồng Việt Nam) trở xuống, pháp nhân doanh nghiệp cũng bị phạt với số tiền tương đương và sản phẩm bị đem ra điều tra sẽ không được xuất khẩu trong vòng 12 tháng. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc cho ra đời quy định này có lợi cho các ngành hàng và doanh nghiệp lớn đi theo con đường sản xuất hàng hóa cao cấp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành hàng giá rẻ của Trung Quốc như dệt may, sản xuất ô tô và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực gia công, chế tạo.
Theo VOV (thongtindubao.gov.vn)
Có thể bạn sẽ thích