Phần này tôi sẽ đề cập đến một vấn đề nổi cộm trong công việc phái cử và tiếp nhật tu nghiệp sinh giữa Nhật Bản và Việt nam. Xin lưu ý là tôi chỉ nhìn nhận vấn đề qua cách nhìn của cá nhân tôi và tôi cũng sẽ cố gắng đặt mình vào vị trí trung lập có nghĩa là không thiên vị về tu nghiệp sinh, công ty phái cử hay công ty tiếp nhận. Để hiểu rõ vấn đề hơn xin hãy tham khảo các bài cùng khác cùng chuyên mục.
1. Bỏ trốn là một vấn đề muôn thuở
Hiên nay việc giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn về số không là một giấc mơ của các công ty phái cử và công ty tiếp nhận . Hằng ngày các công ty này đang cố gắng tìm mọi biện pháp để đạt mục đích này. Tuy thế, nếu đưa ra kết luận trước thì tôi xin được khẳng định rằng bỏ trốn là một vấn đề sẽ tồn tại song song với chế độ tu nghiệp sinh. Những ai có ý định đưa con số bỏ trốn về số không chỉ là những người mơ mộng hảo huyền . Bởi vì sao? Chỉ vì một lý do đơn giản là lòng tham của con người thì vô tận. Còn chế độ tu nghiệp sinh chỉ có ba năm. Sau ba năm sống làm việc tại Nhật với chế độ đãi ngộ hơn hẳn ở Việt nam ai dám chắc là lòng người không thay đổi và không nảy ra ý định trốn ở lại ??! Ngoài ra chưa kể đến sự chênh lệc về lương bổng và các vấn đề khác (sẽ đề cập rõ ở phần kế tiếp!) làm cho lòng người dễ lung lay hơn.
2. Nguyên nhân bỏ trốn
Theo báo cáo của công ty tiếp nhận và cơ quan tiếp nhận thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tu nghiệp sinh bỏ trốn như’: quan hệ lục đục, bất mãn với công ty, bị kẻ xấu ở ngoài lừa .... Tuy vậy xét cho cùng thì nguyên nhân chính cũng chỉ nằm ở vấn đề tiền bạc. Trung bình tiền lương của tu nghiệp sinh khoảng 450-700 đô la(Năm thứ nhất khoảng 450 , năm thứ 2 khoảng 500 năm thứ 3 khoảng 700- số tiên nay thay đổi tuỳ theo công ty phái cử). Ngoài số tiền nay ra thì tu nghiệp sinh còn có khoản thu nhập từ tiền tăng ca. Nếu ở Việt nam nhìn vào số tiền lương này thì thấy khá lớn và chấp nhận được. Tuy thế, cũng làm chung công việc nhưng người Nhật lãnh khoảng 1500 đến 2500 đô la / tháng. Xét cho kỹ thì người Nhật có lãnh lương cao như vậy nhưng họ phải trang trải cho cuộc sống đắt đỏ ở Nhật nên cũng không dư giả là bao. Ngược lại, tu nghiệp sinh lãnh ít nhưng sẽ mang tiền này về sinh sống ở Việt nam do đó nếu làm một phép so sánh tỷ mỉ thì không biết ai sẽ sung sướng hơn ai. Tuy vậy đa số tu nghiệp sinh không suy nghĩ về lâu về dài mà chỉ nhìn nhận và so sánh số tiền mà họ nhận được và số tiền mà người Nhật nhận được nên nảy ra sự bất mãn. Hơn nữa trước khi qua Nhật đa số tu nghiệp sinh phải mượn tiền để đóng tiền thế chân (khoảng 6000-7000 đô la) nên tu nghiệp sinh rất nóng lòng với việc trả số tiền này. Vỉ thế khi có người ngoài rủ rê với lời hưá tu nhập cao thì nhiều tu nghiệp sinh mủi lòng và bỏ trốn.
3. Thực trạng cuộc sống của những người bỏ trốn ra ngoài
Một điều rõ ràng là những người trốn ra ngoài sẽ phải sống cuộc sống bất hợp pháp với đúng nghĩa của nó. Có nghĩa là sẽ phải hạn chế sự đi lại, phập phồng lo sợ bị cảnh sát bắt. Tuy thế, phải nói rằng đa số tu nghiệp sinh trốn ra ngoài sử dụng thẻ ngoại kiều và giấy tờ giả (theo người viết được biết thì một bộ hồ sơ giấy tờ giả sẽ khoảng 40000 – 50000 yên). Và do có rất nhiều công ty vẫn thuê mướn người trốn ra cộng với sự hoạ t động không mới tích cực của cảnh sát nên hầu như các tu nghiệp sinh trốn ra ngoài vẫn nhởn nhơ . Theo người viết được biết – thông qua một tns bỏ trốn ra ngoài- thì cuộc sống của những người bỏ trốn ra ngoài cũng không khác gì cuộc sống bình thường của tns. Đi làm thì có xe đưa đón. Công việc thì cũng nhiều loại như : Hàn, đúc, lắp máy ...... Về thu nhập thì sau khi trả hết các khoản rồi còn khoảng 15 0000 yên đến 20.0000 Yên (tương đương với 1400- 1800 usd). Nhìn một cách khách quan thì ngoài việc mất tự do(vì sống bất hợp pháp) và thu nhập có phần bấp bênh ra thì cuộc sống của những người trốn ra ngoài nhiều lúc lại hơn cả những người tu nghiệp sinh bình thường.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là không phải ai bỏ trốn ra ngoài đều thành công. Cũng theo người viết được biết thì có nhiều tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài bị lừa vào làm ở các xưởng công việc nặng nhọc với đồng lương ít ỏi sau đó không chịu nổi đã tìm cách quay về .
4. Sẽ như thế nào nếu như bị bắt
Trước đây thì nếu như bị bắt thì chỉ bị tịch thu hết tiền và giải quyết cho về nước. Trường hợp tu nghiệp sinh không có tiền thì cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ bỏ tiền ra mua vé máy bay cho về nước. Do đó rất nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp sau khi làm việc và kiếm đủ số vốn mình cần đã ra đầu thú để được giải quyết cho về nước mà không mất tiền vé máy bay. Nhưng gần đây Nhật đã ra luật mới là nếu người ra đầu thú không có tiền sẽ bị buộc lao động kiếm đủ tiền vé máy bay mới cho về nước. Và hình như gần đây thì Nhật bản có ra luật là nếu bị phát hiện thì kẻ bỏ trốn sẽ phải nộp phạt khoảng 300 triệu đồng . Tuy thế đây chỉ mới là trên giấy tờ còn thực tế thì chưa được thực thi.
Thực tế thì không phải cảnh sát Nhật Bản không có khả năng nhưng với số lượng lớn người nước ngoài cư trú bất hợp pháp nếu bắt hết và gửi trả về nước hết thì đòi hỏi tốn nhiều công sức và tiền bạc nên họ làm ngơ.
Chính những điều kiện như thế này đã tạo những cơ hội mới cho người nước ngoaì cư trú bất hợp pháp tại Nhật.
5. Nhận xét ngoài lề:
Nhiều ngườ Việt Nam làm thủ tục đi du lịch và trốn ở lại Nhật. Nhiều tu nghiệp sinh hy sinh cả 100-200 triệu đồng tiền thế chân để trốn ợ lại Nhật Bản. Tốt hay xấu, lợi hay hại thì tùy theo cách nhìn của từng cá nhân. Tuy vậy theo người viết thì nếu có khoản tiền như vậy thì không nên bỏ ra để qua Nhật sống thân phận không tự do mà nên làm thủ tục đi du học(Số tiền du học cũng tương đương ).
Còn nếu so sánh việc vượt biên phó mặc số mạng cho biển cả ngày xưa của bao nhiêu người thì số tiền 100- 200 triệu cũng còn rất nhỏ .
Và cuối cùng thì mọi sự quyết định ở bản thân bạn!
(ttnb)
1. Bỏ trốn là một vấn đề muôn thuở
Hiên nay việc giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn về số không là một giấc mơ của các công ty phái cử và công ty tiếp nhận . Hằng ngày các công ty này đang cố gắng tìm mọi biện pháp để đạt mục đích này. Tuy thế, nếu đưa ra kết luận trước thì tôi xin được khẳng định rằng bỏ trốn là một vấn đề sẽ tồn tại song song với chế độ tu nghiệp sinh. Những ai có ý định đưa con số bỏ trốn về số không chỉ là những người mơ mộng hảo huyền . Bởi vì sao? Chỉ vì một lý do đơn giản là lòng tham của con người thì vô tận. Còn chế độ tu nghiệp sinh chỉ có ba năm. Sau ba năm sống làm việc tại Nhật với chế độ đãi ngộ hơn hẳn ở Việt nam ai dám chắc là lòng người không thay đổi và không nảy ra ý định trốn ở lại ??! Ngoài ra chưa kể đến sự chênh lệc về lương bổng và các vấn đề khác (sẽ đề cập rõ ở phần kế tiếp!) làm cho lòng người dễ lung lay hơn.
2. Nguyên nhân bỏ trốn
Theo báo cáo của công ty tiếp nhận và cơ quan tiếp nhận thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tu nghiệp sinh bỏ trốn như’: quan hệ lục đục, bất mãn với công ty, bị kẻ xấu ở ngoài lừa .... Tuy vậy xét cho cùng thì nguyên nhân chính cũng chỉ nằm ở vấn đề tiền bạc. Trung bình tiền lương của tu nghiệp sinh khoảng 450-700 đô la(Năm thứ nhất khoảng 450 , năm thứ 2 khoảng 500 năm thứ 3 khoảng 700- số tiên nay thay đổi tuỳ theo công ty phái cử). Ngoài số tiền nay ra thì tu nghiệp sinh còn có khoản thu nhập từ tiền tăng ca. Nếu ở Việt nam nhìn vào số tiền lương này thì thấy khá lớn và chấp nhận được. Tuy thế, cũng làm chung công việc nhưng người Nhật lãnh khoảng 1500 đến 2500 đô la / tháng. Xét cho kỹ thì người Nhật có lãnh lương cao như vậy nhưng họ phải trang trải cho cuộc sống đắt đỏ ở Nhật nên cũng không dư giả là bao. Ngược lại, tu nghiệp sinh lãnh ít nhưng sẽ mang tiền này về sinh sống ở Việt nam do đó nếu làm một phép so sánh tỷ mỉ thì không biết ai sẽ sung sướng hơn ai. Tuy vậy đa số tu nghiệp sinh không suy nghĩ về lâu về dài mà chỉ nhìn nhận và so sánh số tiền mà họ nhận được và số tiền mà người Nhật nhận được nên nảy ra sự bất mãn. Hơn nữa trước khi qua Nhật đa số tu nghiệp sinh phải mượn tiền để đóng tiền thế chân (khoảng 6000-7000 đô la) nên tu nghiệp sinh rất nóng lòng với việc trả số tiền này. Vỉ thế khi có người ngoài rủ rê với lời hưá tu nhập cao thì nhiều tu nghiệp sinh mủi lòng và bỏ trốn.
3. Thực trạng cuộc sống của những người bỏ trốn ra ngoài
Một điều rõ ràng là những người trốn ra ngoài sẽ phải sống cuộc sống bất hợp pháp với đúng nghĩa của nó. Có nghĩa là sẽ phải hạn chế sự đi lại, phập phồng lo sợ bị cảnh sát bắt. Tuy thế, phải nói rằng đa số tu nghiệp sinh trốn ra ngoài sử dụng thẻ ngoại kiều và giấy tờ giả (theo người viết được biết thì một bộ hồ sơ giấy tờ giả sẽ khoảng 40000 – 50000 yên). Và do có rất nhiều công ty vẫn thuê mướn người trốn ra cộng với sự hoạ t động không mới tích cực của cảnh sát nên hầu như các tu nghiệp sinh trốn ra ngoài vẫn nhởn nhơ . Theo người viết được biết – thông qua một tns bỏ trốn ra ngoài- thì cuộc sống của những người bỏ trốn ra ngoài cũng không khác gì cuộc sống bình thường của tns. Đi làm thì có xe đưa đón. Công việc thì cũng nhiều loại như : Hàn, đúc, lắp máy ...... Về thu nhập thì sau khi trả hết các khoản rồi còn khoảng 15 0000 yên đến 20.0000 Yên (tương đương với 1400- 1800 usd). Nhìn một cách khách quan thì ngoài việc mất tự do(vì sống bất hợp pháp) và thu nhập có phần bấp bênh ra thì cuộc sống của những người trốn ra ngoài nhiều lúc lại hơn cả những người tu nghiệp sinh bình thường.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là không phải ai bỏ trốn ra ngoài đều thành công. Cũng theo người viết được biết thì có nhiều tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài bị lừa vào làm ở các xưởng công việc nặng nhọc với đồng lương ít ỏi sau đó không chịu nổi đã tìm cách quay về .
4. Sẽ như thế nào nếu như bị bắt
Trước đây thì nếu như bị bắt thì chỉ bị tịch thu hết tiền và giải quyết cho về nước. Trường hợp tu nghiệp sinh không có tiền thì cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ bỏ tiền ra mua vé máy bay cho về nước. Do đó rất nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp sau khi làm việc và kiếm đủ số vốn mình cần đã ra đầu thú để được giải quyết cho về nước mà không mất tiền vé máy bay. Nhưng gần đây Nhật đã ra luật mới là nếu người ra đầu thú không có tiền sẽ bị buộc lao động kiếm đủ tiền vé máy bay mới cho về nước. Và hình như gần đây thì Nhật bản có ra luật là nếu bị phát hiện thì kẻ bỏ trốn sẽ phải nộp phạt khoảng 300 triệu đồng . Tuy thế đây chỉ mới là trên giấy tờ còn thực tế thì chưa được thực thi.
Thực tế thì không phải cảnh sát Nhật Bản không có khả năng nhưng với số lượng lớn người nước ngoài cư trú bất hợp pháp nếu bắt hết và gửi trả về nước hết thì đòi hỏi tốn nhiều công sức và tiền bạc nên họ làm ngơ.
Chính những điều kiện như thế này đã tạo những cơ hội mới cho người nước ngoaì cư trú bất hợp pháp tại Nhật.
5. Nhận xét ngoài lề:
Nhiều ngườ Việt Nam làm thủ tục đi du lịch và trốn ở lại Nhật. Nhiều tu nghiệp sinh hy sinh cả 100-200 triệu đồng tiền thế chân để trốn ợ lại Nhật Bản. Tốt hay xấu, lợi hay hại thì tùy theo cách nhìn của từng cá nhân. Tuy vậy theo người viết thì nếu có khoản tiền như vậy thì không nên bỏ ra để qua Nhật sống thân phận không tự do mà nên làm thủ tục đi du học(Số tiền du học cũng tương đương ).
Còn nếu so sánh việc vượt biên phó mặc số mạng cho biển cả ngày xưa của bao nhiêu người thì số tiền 100- 200 triệu cũng còn rất nhỏ .
Và cuối cùng thì mọi sự quyết định ở bản thân bạn!
(ttnb)
Có thể bạn sẽ thích