Chắc Tại Thị Nở Thật!!

hanahoasua

Lộc lá lá giề ở đây<?
Kể từ cái ngày Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo, hình như cứ trời trở gió là đàn ông hay bị cảm. Em nói là đàn ông chứ không phải phụ nữ hay trẻ con đâu nhé.

Bão đang ở tận đâu đâu ngoài biển xa, mới có sương mù lành lạnh buổi sáng và nắng vàng hanh hao buổi trưa thôi mà đàn ông trong văn phòng em đã hắt hơi sổ mũi đến dăm bảy người, nghĩa là quá nửa.

Đàn ông mới là phái yếu, sợ thuốc hơn mọi thứ trên đời. Chỉ là thuốc cảm cúm thôi chứ có phải thuốc bệnh thuốc tật gì nghiêm trọng đâu mà sợ đến thế kia chứ. Bia và thuốc lá chẳng bỏ, điều hoà trong phòng vẫn để nhiệt độ rõ thấp, nhưng thuốc cảm thì tự dưng trở thành một nỗi niềm. Loại nào nhạy hơn, loại nào đỡ ho, đỡ đau đầu hơn, Ameflu, Paracetamon hay Rumenol..., anh em trao đổi với nhau cả ngày, uống mấy lần, sau khi ăn bao lâu... nghe rất trầm trọng, làm chị em cứ nao cả lòng vì... buồn cười.

Không phải chúng em hay chế giễu đâu. Nhưng quả thật, mấy vụ hắt hơi sổ mũi tầm tầm đó, chị em em thường coi như không có. Chúng em dậy sớm đi chợ rồi đưa con đi học, dễ nhiễm lạnh hơn nhiều chứ.

Cũng biết việc cả quá nửa đàn ông trong văn phòng cùng kêu ca đau ốm không phải việc hay xảy ra, không đặc trưng lắm cho tính cách đàn ông. Nhưng chị em chúng em thấy rằng, đàn ông ở cơ quan hay ở nhà cũng như nhau, chỉ cần viêm họng nhỏ nhặt một chút là mặt bỗng dưng buồn rười rượi, ăn uống khó khăn gấp đôi. "Mình có ốm thật nặng may ra các ông chồng mới để ý, chứ cảm cúm bình thường thì chẳng bao giờ. Mệt thì tự nấu ăn, tự mua thuốc uống, tự khỏi để làm việc nhà, mà cũng chẳng có thời gian để ốm hay nghĩ đến chuyện ốm" - chị em trong văn phòng thở than với nhau như vậy. Muốn chồng hỏi một câu rằng "Em ốm đấy à?" có khi đã là bệnh nặng.

Em nhớ ngày xưa đọc một truyện ngắn Pháp, của G.Môpátxăng thì phải, một cô muốn chồng mới cưới biết là mình bị lạnh, (do khí hậu quê chồng rất lạnh), cần một cây đèn ủ ấm, đã phải dầm tuyết cho đến nhiễm lạnh thật sự, gần chết chồng mới nhận ra cô ấy cần một cái lò sưởi.

Đàn ông cả thế giới hoá ra vô tâm như nhau. Chỉ có chuyện viêm họng hay hắt hơi sổ mũi của họ mới là đáng kể thôi, thuốc cảm cũng lấy làm nghiêm trọng. Thời xưa chiến tranh, xông pha mũi tên hòn đạn chẳng biết thế nào, nhưng bây giờ váng đầu là trông rõ tội nghiệp. Nào ho, nào rên, nào bỏ cơm đòi ăn cháo...

Nghĩ cho cùng cũng là tại Thị Nở thôi, ai bảo ngày xưa đi nấu cháo hành
.;;)
s-t
 

@.ca

New Member
Aiko giỏi quá ! sưu tầm bài này thật hay ...mà Thị nở là nhân vật nào mà nổi tiếng quá vậy ?
Chán quá mấy ông...gà mái !! hì:dethuong:
 

YukiSakura

Tia nắng mặt trời
@.ca nói:
Aiko giỏi quá ! sưu tầm bài này thật hay ...mà Thị nở là nhân vật nào mà nổi tiếng quá vậy ?
Chán quá mấy ông...gà mái !! hì:dethuong:
Bài trên là của hanahoasua mà, đâu phải của Aiko. Chắc @ca buồn ngủ nên mắt mũi tèm nhèm rồi phải không?:BlueHair:
 

hanahoasua

Lộc lá lá giề ở đây<?
Aiko giỏi quá ! sưu tầm bài này thật hay ...mà Thị nở là nhân vật nào mà nổi tiếng quá vậy ?
Chán quá mấy ông...gà mái !! hì:dethuong:

@ca Gà mái thật!![-x
 

aikochan

New Member
Nhìn hana hóa aiko rồi! Nguy hiểm quá! Chắc aiko nhìn @ca hóa ra quyenjp mất!

Ủa, cái này đâu có liên quan gì đến nhau và đến Aiko đâu. Bác Kami này thật là ... [-x Bác mới nguy hiểm.
 

@.ca

New Member
Ủa, cái này đâu có liên quan gì đến nhau và đến Aiko đâu. Bác Kami này thật là ... [-x Bác mới nguy hiểm.


Sao nóng quá vậy Aiko ,đọc kỹ câu viết của Bác kami nha ,hãy phân tích từ đầu đến cuối ,như phân tích bài văn ở trường đó : thì bài văn này là của Kami ,Kami nói là Kami nhìn hana hóa aiko rồi! Nguy hiểm quá! Chắc nhìn @ca hóa ra quyenjp mất
Hiiểu chửa nè ....:dethuong: bác Kami lẫn lộn thì kệ bác ấy ..Aiko đừng nóng ...nha!:dethuong:
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thông báo rằng số lượng thị thực được cấp cho người nước ngoài bởi tất cả các phái bộ ở nước ngoài vào năm 2024 là 7.196.373 người , tăng khoảng 3,03 triệu người so với...
Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Top