Dưới 40 kg không được đi xe máy trên 50 phân khối
Theo quy định mới của Bộ Y tế, người nặng dưới 40 kg hoặc cao dưới 1,45 mét không đủ tiêu chuẩn điều khiển môtô từ 50 phân khối trở lên. Người cao dưới 1,5 mét sẽ không được lái ôtô.
Quyết định về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới. So với quy định năm 2001, lần này Bộ Y tế bổ sung các tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại phương tiện như xe gắn máy, môtô, ôtô, máy kéo... có tính đến lái xe chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
Theo đó, người dưới 40 kg hoặc dưới 1,45 mét không đủ điều kiện điều khiển môtô từ 50 phân khối trở lên. Người có chiều cao dưới 1,5 mét hoặc nặng dưới 40 kg không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng B1.
Với quy định mới của Bộ Y tế, nhiều người không đủ tiêu chuẩn điều khiển ôtô, môtô. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngoài ra, các chức năng sinh lý - bệnh tật ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển các phương tiện cơ giới cũng được quy định chi tiết. Người mắc xơ gan không hồi phục, thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy ảnh hưởng vận động cảm giác, người có chiều dài hai chân hoặc tay lệch nhau trên 3 cm không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng B1, độ lệch hai chân hoặc tay trên 5 cm không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng A1...
Nếu một người mắc một trong các loại bệnh: rối loạn về màu sắc hoặc thị lực dưới 6/10, loạn nhịp tim hoàn toàn, rối loạn tâm thần cấp - mạn tính chưa khỏi hoàn toàn hoặc đã khỏi nhưng chưa đủ 2 năm có dấu hiệu hoặc triệu chứng liệt... không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe tất cả các hạng.
Các tiêu chuẩn về độ tuổi để cấp giấy phép lái xe không thay đổi.
Theo ông Trần Quý Tường, Cục phó Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chỉ đưa ra tiêu chuẩn, điều kiện làm căn cứ. Đơn vị y tế đủ điều kiện (không phân biệt công lập hay tư nhân) sẽ được phép thực hiện mà không chịu sự thẩm tra, thẩm định.
"Giám đốc cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về điều kiện và chất lượng khám sức khỏe của đơn vị đối với lái xe", ông Tường cho biết.
Đa số xe máy đang lưu thông tại Việt Nam đều trên 50 phân khối.
Vnexpress..
Nghị định này mà áp dụng thì chị em nào trên dưới 40 kg một tí thì trước khi ra khỏi nhà bước lên xe máy thì nhớ nhét thêm cái gì vào người nha..Lúc này nhìn mấy chú CSGT tay lăm lăm cầm cái cân dình dập ngoài đường dòm ngó những thằng nhỏ con chắc là buồn cười lắm đây.
Theo quy định mới của Bộ Y tế, người nặng dưới 40 kg hoặc cao dưới 1,45 mét không đủ tiêu chuẩn điều khiển môtô từ 50 phân khối trở lên. Người cao dưới 1,5 mét sẽ không được lái ôtô.
Quyết định về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới. So với quy định năm 2001, lần này Bộ Y tế bổ sung các tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại phương tiện như xe gắn máy, môtô, ôtô, máy kéo... có tính đến lái xe chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
Theo đó, người dưới 40 kg hoặc dưới 1,45 mét không đủ điều kiện điều khiển môtô từ 50 phân khối trở lên. Người có chiều cao dưới 1,5 mét hoặc nặng dưới 40 kg không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng B1.
Với quy định mới của Bộ Y tế, nhiều người không đủ tiêu chuẩn điều khiển ôtô, môtô. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngoài ra, các chức năng sinh lý - bệnh tật ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển các phương tiện cơ giới cũng được quy định chi tiết. Người mắc xơ gan không hồi phục, thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy ảnh hưởng vận động cảm giác, người có chiều dài hai chân hoặc tay lệch nhau trên 3 cm không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng B1, độ lệch hai chân hoặc tay trên 5 cm không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe hạng A1...
Nếu một người mắc một trong các loại bệnh: rối loạn về màu sắc hoặc thị lực dưới 6/10, loạn nhịp tim hoàn toàn, rối loạn tâm thần cấp - mạn tính chưa khỏi hoàn toàn hoặc đã khỏi nhưng chưa đủ 2 năm có dấu hiệu hoặc triệu chứng liệt... không đủ điều kiện lấy giấy phép lái xe tất cả các hạng.
Các tiêu chuẩn về độ tuổi để cấp giấy phép lái xe không thay đổi.
Theo ông Trần Quý Tường, Cục phó Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chỉ đưa ra tiêu chuẩn, điều kiện làm căn cứ. Đơn vị y tế đủ điều kiện (không phân biệt công lập hay tư nhân) sẽ được phép thực hiện mà không chịu sự thẩm tra, thẩm định.
"Giám đốc cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về điều kiện và chất lượng khám sức khỏe của đơn vị đối với lái xe", ông Tường cho biết.
Đa số xe máy đang lưu thông tại Việt Nam đều trên 50 phân khối.
Vnexpress..
Nghị định này mà áp dụng thì chị em nào trên dưới 40 kg một tí thì trước khi ra khỏi nhà bước lên xe máy thì nhớ nhét thêm cái gì vào người nha..Lúc này nhìn mấy chú CSGT tay lăm lăm cầm cái cân dình dập ngoài đường dòm ngó những thằng nhỏ con chắc là buồn cười lắm đây.
Có thể bạn sẽ thích