Trong hai ngày 26-27/4/2005, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức thường niên sẽ được tổ chức tại Hạ Long - Việt Nam.
ASEAN đang đàm phán FTA với nhiều đối tác lớn.
Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng sẽ cùng thảo luận định hướng và biện pháp cụ thể để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IX tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng sẽ dành thời gian để xem xét việc mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài ASEAN mà cụ thể là tiến trình đàm phán thoả thuận thành lập các khu vực thương mại tự do (FTA) hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEP) mà ASEAN đang tham gia. Hiện nay ASEAN đang đàm phán thiết lập FTA/CEP với 5 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Các Bộ trưởng sẽ cùng bàn luận đến hiệu quả triển khai lộ trình hội nhập 11 ngành hàng ưu tiên bao gồm các biện pháp cụ thể, toàn diện nhằm hỗ trợ liên kết các ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thuỷ sản, cao su, dệt may, điện tử, du lịch... nhằm nâng cao cấp độ hội nhập kinh tế nội khối và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng sẽ điểm lại tình hình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), hợp tác về thương mại dịch vụ, khu vực đầu tư tự do ASEAN và nhiều chương trình hợp tác kinh tế khác nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN trong các lĩnh vực này.
Hội nghị sẽ đánh giá một cách toàn diện tình hình, triển vọng của việc đàm phán với nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Niu Di Lân để thiết lập các khu vực mậu dịch tự do, cũng như tác động của quá trình này đối với mục tiêu hội nhập của ASEAN, tạo cơ sở để ASEAN thống nhất về phương hướng, chính sách hợp tác và đàm phán.
Cũng nhân dịp này, Hội nghị tham vấn lần thứ 6 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu, Peter Maldenson cũng sẽ được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế toàn diện giữa 2 khối.
(theo www.vnn.vn)
ASEAN đang đàm phán FTA với nhiều đối tác lớn.
Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng sẽ cùng thảo luận định hướng và biện pháp cụ thể để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IX tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng sẽ dành thời gian để xem xét việc mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài ASEAN mà cụ thể là tiến trình đàm phán thoả thuận thành lập các khu vực thương mại tự do (FTA) hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEP) mà ASEAN đang tham gia. Hiện nay ASEAN đang đàm phán thiết lập FTA/CEP với 5 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Các Bộ trưởng sẽ cùng bàn luận đến hiệu quả triển khai lộ trình hội nhập 11 ngành hàng ưu tiên bao gồm các biện pháp cụ thể, toàn diện nhằm hỗ trợ liên kết các ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thuỷ sản, cao su, dệt may, điện tử, du lịch... nhằm nâng cao cấp độ hội nhập kinh tế nội khối và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng sẽ điểm lại tình hình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), hợp tác về thương mại dịch vụ, khu vực đầu tư tự do ASEAN và nhiều chương trình hợp tác kinh tế khác nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN trong các lĩnh vực này.
Hội nghị sẽ đánh giá một cách toàn diện tình hình, triển vọng của việc đàm phán với nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Niu Di Lân để thiết lập các khu vực mậu dịch tự do, cũng như tác động của quá trình này đối với mục tiêu hội nhập của ASEAN, tạo cơ sở để ASEAN thống nhất về phương hướng, chính sách hợp tác và đàm phán.
Cũng nhân dịp này, Hội nghị tham vấn lần thứ 6 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu, Peter Maldenson cũng sẽ được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế toàn diện giữa 2 khối.
(theo www.vnn.vn)
Có thể bạn sẽ thích