Chiến lược của Nhật Bản ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Chiến lược của Nhật Bản ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Chiến lược của Nhật Bản ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Châu Á – TBD)
◇A. Bối cảnh quốc tế - khu vực và tư tưởng chủ đạo trong chiến lược của Nhật ở khu vực CATBD
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới đã có nhiều thay đổi, trong đó thay đổi lớn nhất là : từ những đối đầu về chính trị đã chuyển sang cạnh tranh về kinh tế là chính. Trong vòng cung Châu Á-TBD, Nhật, TQ và Mỹ là những nước có vai trò quan trọng. Xét trong 3 nước này về sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng toàn cầu thì Mỹ là nước nổi trội hơn hết; tuy nhiên, sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là sức mạnh kinh tế, cũng đã bị suy giảm nhiều sau nhiều năm tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô. Các nhà chiến lược và giới tài phiệt của Mỹ dần dần nhận thấy tầm quan trọng của khu vực Châu Á-TBD; nhưng vẫn 0 thể mở rộng hơn ảnh hưởng của mình. Bối cảnh đó đã tạo điều kiện cho Nhật Bản có 1 cơ hội hết sức to lớn để trở thành 1 cường quốc về kinh tế ở Châu Á-TBD. Trong các nhà lãnh đạo NB xuất hiện tư tưởng từ bỏ Châu Âu để quay về với Châu Á; và Nhật tìm mọi cách để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Về mặt lịch sử, NB đã chú ý tới khu vực Châu Á từ sau cải cách Minh Trị (1868), nhưng ý tưởng về hợp tác kinh tế ở khu vực Châu Á-TBD ở NB đã xuất hiện từ những năm 1960 dưới những tên gọi : vòng cung kinh tế Đông Á, vòng cung kinh tế Châu Á-TBD, cộng đồng kinh tế Châu Á-TBD. Đến đầu những năm 90, những ý tưởng này mới trở thành tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Nhật ở Châu Á-TBD, đặc biệt là ý tưởng : thiết lập “hành lang phát triển châu Á”.
“Hành lang phát triển châu Á” là tư tưởng chủ đạo trong chiến lược của Nhật ở khu vực Châu Á-TBD. Khái niệm này được Nhật đề cập đến sau thời ký chiến tranh lạnh; nhưng thực chất là được triển khai từ các ý tưởng trước đó về việc thiết lập 1 khu vực chung đại Đông Á. Nội dung của “hành lang phát triển châu Á” là thiết lập các mối liên kết chặt chẽ giữa các nước có nền kinh tế tăng trưởng Châu Á như NB, các nước NICs, ASEAN và TQ với các nước có nền kinh tế phát triển chậm hơn bao gồm bán đảo Đông Dương, Nam và Tây Á. Tư tưởng này không phải xuất phát từ ý thức về chính trị mà xuất phát từ những tác động khách quan về thương mại, đầu tư chuyển giao kỹ thuật công nghệ, liên kết kt
Có thể kể ra những lý do Nhật đưa ra ý tưởng “hành lang phát triển Châu Á”như sau:
+ Xét về mặt động lực tăng trưởng: hiện nay Châu Á-TBD là nơi đang diễn ra những biến động quan trọng, đang ở cao trào của kinh tế thị trường vì tất cả các nước trong khu vực đang thị trường hoá kinh tế. Khu vực đang diễn ra những cuộc cách mạng về vốn, thông qua đó kết hợp nguồn vốn trong và ngoài nước, làm thay đổi tình hình tài chính khu vực : lạm phát giảm, cán cân thanh toán được cải thiện.
+ Ở khu vực này trước đây, ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch chưa phát triển; nhưng bước sang năm 90, du lịch ở khu vực này trở nên rất quan trọng, chiếm từ 25-35% GDP, đặc biệt nhờ vào công nghệ viễn thông áp dụng vào ngành dịch vụ thanh toán và du lịch. Du lịch trở thành ngành công nghiệp quan trọng.
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi 1 cách cơ bản các nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc ở đây, làm cho 1 số nền kinh tế ở Đông Bắc Á và ĐNA từ chỗ lệ thuộc vào phương Tây chuyển sang tự nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật công nghệ thích ứng. Các nước NIC đã trở thành khu vực xuất khẩu kỹ thuật công nghệ sang các nước chậm phát triển.
+ Châu Á – TBD đang tiến hành cách mạng thương mại, phát triển khả năng xuất khẩu sang thị trường thế giới. Năm 1980, Đông Á và ĐNA chỉ chiếm 20 – 26% giá trị thương mại thế giới, nhưng 1990 : 31,4 %, 2000: 46%. Trong 1 tương lai gần CA sẽ chiếm khoảng ½ tổng gtrị thương mại thế giới.
Đây chính là 5 biến đổi tạo động lực phát triển, 0 chỉ củng cố tốc độ phát triển kinh tế mà còn tạo khá năng liên kết và khu vực hoá. Từ đó xuất hiện các mối liên kết kinh tế rộng hơn, dẫn đến hình thành các vành đai tăng trưởng kinh tế thông qua 3 hệ thống chú yếu : thương mại, giao thông, viễn thông. Các vành đai tăng trưởng kinh tế này gồm : vành đai giữa TQ và châu Á, NB và châu Á, châu Á và tổ chức hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á. Thông qua những vành đai này châu Á sẽ hình thành những liên kết mang tính chiến lược khu vực.
Ngoài những yếu tố nêu trên, việc xây dựng hành lang phát triển châu Á còn có những nhân tố mang tính đặc thù của Nhật:
+ Kinh tế NB có đặc trưng là kinh tế hướng ngoại , xuất nhập khẩu là 2 lá phổi của nến kinh tế NB. Do Nhật là nước 0 có tài nguyên nên muốn phát triển thì phải nhờ vào nguồn tài nguyên và thị trường của các nuớc châu Á, và thông qua đó phát triển các nước châu Á còn lại.
+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật tăng lên rất mạnh từ giữa những năm 1990 do sự tăng giá của đồng Yên. Các nhà đầu tư NB phải đưa dòng vốn đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế về lao động ở thị trường Châu Á-TBD. Khi tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở các nước châu Âu và châu Mỹ La Tinh giảm thì NB hướng dòng đầu tư sang châu Á.
+ NB muốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu thị trường và công nghệ sang các nước đang theo đuổi chính sách CNH hướng về xuất khẩu, theo mô hình “đàn sếu bay” trong đó NB giữ vai trò tiên phong chi phối.
+ Cách thức tổ chức quản lý của công ty Nhật mang phong cách Á Đông đặc trưng là chủ nghĩa phường hội và quan hệ thân lập, rất dễ dàng được các nước trong khu vực chấp nhận. NB đầu tư vào châu Á dễ thích ứng hơn đầu tư vào Mỹ và Châu Âu.

◇B. Nội dung cơ bản của chiến lược
B.1. Nội dung chung
Dưới tác động của những nhân tố mới xuất hiện ở khu vực này vào đầu thập niên 90 thì những hành động đối ngoại của Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Một trong những hành động đó là hết sức coi trọng APEC (thành lập từ 1989 do đề nghị của Úc). Đặc biệt vào tháng 11 năm 1995, tại hội nghị APEC được tổ chức tại Osaka NB, Nhật đã tranh thủ hội nghị này để đẩy mạnh hành động ngoại giao nhằm tạo chỗ đứng vững chắc, khẳng định vai trò lãnh đạo của mình. Như vậy mục tiêu trong chiến lược của Nhật ở Châu Á – TBD là thông qua những hành động ngoại giao 1 cách tích cực, linh hoạt và có hiệu quả nhằm tạo ra môi trường kinh tế – chính trị có lợi cho NB ở khu vực. Từ đấy đặt cơ sở để Nhật có thể trở thành 1 nước có vị trí 0 chỉ về tinh tế mà còn về chính trị trên thế giới. Mục tiêu này được cụ thể hoá thành những đặc điểm sau :
+ Mở rộng viện trợ và quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực đồng thời chú trọng đến ngoại giao – chính trị và thực hiện chính sách đối ngoại toàn diện : nhiều tầng và nhiều nước với nhau.
+ Duy trì và củng cố quan hệ chiến lược với Mỹ theo hướng xây dựng quan hệ bạn bè mới hướng tới thế kỷ 21.
+ Coi TQ là 1 đối tượng ngoại giao quan trọng, thường xuyên điều chỉnh chính sách đối ngoại và giành thế chủ động trong quan hệ ngoại giao với nước này.
+ Coi đối tượng phòng thủ quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á là Nga và Bắc Triều Tiên. Thực hiện chính sách vừa cảnh giác, vừa cải thiện quan hệ với các nước này.
+ Coi ĐNA là khu vực chiến lược quan trọng cần được ra sức mở rộng các quan hệ 1 cách toàn diện cả về kinh tế – chính trị – an ninh.
B.2. Về mặt kinh tế :
+ Tăng cường các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại thông qua tự do hoá thị trường trong nước, tức là dỡ bỏ các hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch để hàng hoá các nước có thể thâm nhập vào thị trường NB. Đồng thời trao đổi những thông tin cần thiết về thương mại và thị trường đối với các nước và tổ chức trong khu vực.
+ Tăng cường đầu tư vào các nuớc trong khu vực, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, cấp các khoản viện trợ có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thực tế của các nước cần viện trợ. Trong khi đầu tư của NB vào Mỹ và EU giảm đi thì đầu tư của NB vào NICs, ASEAN, TQ vẫn tăng lên.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo các kỹ thuật viên và các nhà khoa học để từng bước chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước ở châu Á cho rằng sự hợp tác và phát triển kinh tế ở khu vực 0 nên theo mô hình “đàn sếu bay”. Mô hình này gồm 4 tầng: NB -> NICs -> ASEAN -> TQ, VN và các nước đang phát triển ở khu vực này (tính theo thời gian phát triển : NB phát triển kinh tế vào những năm 60, NICS : những năm 70, ASEAN : những năm 80, và cuối cùng là TQ, VN : những năm 90 trở lại đây.) Theo mô hình này thì sự phân công lao động trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật được thực hiện theo chiều dọc ở các quốc gia châu Á - tức là ở Nhật sẽ chỉ sản xuất những ngành có công nghệ kỹ thuật cao, ít tốn nhân công và ít ô nhiễm môi trường. Không nên như thế mà cần phải tiến đến 1 sự phân công lao động theo chiều ngang phù hợp các nguồn tài nguyên cũng như lợi thế so sánh mỗi nước.
NB là quốc gia có khoa học kỹ thuật rất phát triển, và những nghiên cứu cơ bản ở Nhật trong thời gian vừa qua cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Do đó, là nước có tiềm lực khoa học kỹ thuật, NB nên giúp các nước trong khu vực làm chủ các thành tựu khoa học tiên tiến.
+ Thúc đẩy sự lưu thông mạnh mẽ dòng vốn và đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích hợp tác tài chính giữa các nước trong khu vực. NB là quốc gia có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nên NB có thể thúc đẩy các tổ chức : ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á đẩy mạnh cấp vốn cho các nước trong khu vực hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho công ty và ngân hàng châu Á phát hành tín phiếu hay tham gia thị trường chứng khoán ở NB.
B.3. Về ngoại giao:
Ngoài lĩnh vực kinh tế, NB còn tích cực thực hiện quan hệ ngoại giao và hợp tác anh ninh với các nước trong khu vực.
+ Bằng những quan điểm có tính thực tiễn, chính sách ngoại giao của Nhật hướng đến việc tạo ra môi trường thuận lợi để tạo cơ sở cho việc xúc tiến và mở rộng các mốiquan hệ song phương.
+ NB chú ý duy trì và phát triển các hành động ngoại giao bình thường với các đối tác và đặc biệt là sau sự kiện 11/9 hoạt động ngoại giao và hợp tác an ninh của NB tập trung vào hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố. Đây là 1 nét mới.
+ Nhật tiếp tục củng cố quan hệ với Mỹ và coi đây là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của NB. Ngày nay quan hệ an ninh Nhật - Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn.
+ NB sẽ tiếp tục những đóng góp, tài trợ cho các thể chế quốc tế mà NB tham gia để từ đó nâng cao vai trò của NB trên thế giới.
Tình hình khu vực Châu Á –TBD trong thập niên 90 vừa qua là hoà bình, phát triển thịnh vượng. Tuy tình hình kinh tế châu Á những năm 97, 98 có tuột dốc do khủng hoảng nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Một số nước châu Á hiện nay ở vào giai đoạn cất cánh về kinh tế. Và trong khung cảnh ấy, NB với tư cách 1 cường quốc kinh tế hàng đầu nên giữ vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì hòa bình ổn định.
Chủ trương quay trở lại châu Á của NB vào những năm 90 thể hiện sự điều chỉnh chiến lược khá thành công 0 chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà kể cả các lĩnh vực khác trong đó bao gồm anh ninh chính trị và đối ngoại. Vai trò ngày càng lớn của NB trong các tổ chức hợp tác kinh tế – chính trị trong khu vực và trên thế giới 0 chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho NB mà còn làm tăng vai trò, vị thế của NB với tư cách người dẫn đầu châu Á.
B.4. Một số dự báo
+ NB tiếp tục thực hiện việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước trong khu vực ở các cấp độ khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau; trong đó hướng ưu tiên : tập trung vào quan hệ với ASEAN và TQ.
+ NB 0 chỉ mở rộng tăng cường hợp tác song đa phương mà còn tiếp tục mở rộng, tăng cường vai trò ảnh hưởng của mình với các tổ chức kinh tế ở châu Á và trên thế giới. Nhật sẽ tích cực đóng góp tài chính để kiểm soát, định hướng hoạt động của các tổ chức này như APEC, ASEAN + 3.
+ NB tiếp tục xúc tiến hình thành khu vực thương mại tự do châu Á. Nếu ý tưởng này thành công thì hợp tác trong khu vực sẽ có những biến đổi rất mạnh mẽ và từ đó tạo ra 1 sức mạnh to lớn về kinh tế của châu Á, trở thành đối thủ đáng lo ngại đối với nhiều nước và các khu vực khác trên thế giới.
+ Cùng với việc tăng cường và mở rộng hợp tác, chắc chắn cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, nhất là khi TQ nổi dậy, sức mạnh của TQ trong tương sẽ là 1 đối thủ đáng gờm đối với NB.
+ Trong thời gian tới các nước trong khu vực sẽ có nhiều hình thức phối hợp khác, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và an ninh đối ngoại. Đây là điều kiện cần thiết để xây dựng 1 châu Á hoà bình ổn định và phồn vinh mà trong đó vai trò, vị thế của NB sẽ tăng lên rất nhiều.
Sự điều chỉnh chiến lược của NB ở châu Á-TBD hiện nay 0 chỉ tác động đối với khu vực mà còn tác động đối với từng nước trong đó có VN, việc tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với NB sẽ trở thành định hướng mang tính chiến lược trng quan hệ quốc tế của VN.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top