Mối quan hệ giữa chính quyền Trung Ương và chính quyền địa phương Nhật Bản:
Trong một cơ chế nhà nước thống nhất thường tồn tại hai mối quan hệ chính: một là, mối quan hệ tam quyền phân lập giữa các cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp; hai là, mối quan hệ giữa chính quyền Trung Ương và địa phương. Mối quan hệ thứ hai này chủ yếu dựa trên các mặt hành chính, chính trị và tài chính. Ở Nhật Bản mối quan hệ giữa Trung Ương và địa phương cũng mang những đặc trưng cơ bản này.
- Về mặt hành chính: chủ yếu thể hiện qua “hệ thống uỷ quyền cơ quan”, tức là những công việc do nhà nước giao cho địa phương thực hiện có tính chất bắt buộc mà không thể từ chối được; và “hệ thống uỷ quyền đoàn thể”, là những việc cũng được nhà nước giao cho các địa phương thực hiện nhưng nó có quyền từ chối chấp hành. Tất cả những điều này đều được quy định trong “Luật tự trị địa phương”, thực chất thì bộ luật này là cơ sở pháp lý để chính quyền Trung Ương thực hiện để uỷ quyền cho các chính quyền địa phương.
- Về mặt chính trị: có thể nói thể hiện chủ yếu qua “hoạt động của các Đảng phái chính trị” trong chính quyền địa phương Nhật Bản. Họ xem việc đưa người của Đảng mình vào các cơ quan quyền lực ở địa phương là bàn đạp vững chắc để tiến lên tranh cử vào nghị viện. Chính vì thế, qua các cuộc bầu cử ở địa phương Đảng nào dành nhiều ghế hơn thì càng cơ may nhiều hơn trong cuộc chạy đua vào nghị viện. Mặt khác, các Đảng chủ chốt trong các cơ quan quyền lực Trung Ương cũng ra sức cử người đại diện cho Đảng mình xuống các cơ quan quyền lực địa phương nhằm mục đích thao túng quyền lực và phổ biến rộng rãi cương lĩnh hoạt động của Đảng mình đến với mọi tầng lớp dân cư địa phương. Hiện nay vị trí thư nhất, thứ hai ở chính quyền cấp khu vực và các thành phố lớn thì các Đảng Dân chủ-tự do và Đảng Dân chủ chia nhau nắm quyền. Còn vị trí dẫn đầu ở thị trấn, làng mạc là Đảng cộng sản.
- Về mặt tài chính: Mặc dù nói chính quyền địa phương có quyền quyết định mọi việc ở địa phương, nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Chính quyền Trung Ương luôn ràng buộc chính quyền địa phương bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là tài chính (Tài chính địa phương phải phụ thuộc gần 70% vào Trung Ương). Điều này khiến chính quyền địa phương không hoàn toàn là các đoàn thể tự trị thực sự.
Theo số liệu thống kê năm 1990 tổng số chi tiêu của chính quyền Trung Ương và địa phương là 123,9 ngàn tỉ Yên, trong đó phần chi tiêu của Trung Ương chỉ ở mức 46,6 ngàn tỉ Yên (chiếm 37,6%), còn phần chi của địa phương lên tới 77,3 ngàn tỷ Yên (chiếm 62,4% chủ yếu là chi tiêu cho hành chính nói chung, bảo tồn và phát triển đất đai, sức khỏe, nhà cửa, giáo dục. Tuy nhiên nguồn thuế thu nhập ở địa phương chỉ đạt 41,6% thu nhập của chính quyền địa phương. Hầu hết phần còn lại là xuất phát từ sự trợ cấp của chính quyền Trung Ương. Như vậy tỉ lệ thu tài chính và phân phối cho công việc là không tương xứng nhau, không chỉ riêng năm 1990 mà còn phản ánh tình hình thu chi tài chính hằng năm ở địa phương Nhật Bản. Tỷ lệ phân phối cho công việc ở địa phương thì khoảng 60-70% trong tổng số chi tiêu của Trung Ương và địa phương, còn mức thu tài chính ở địa phương chỉ chiếm 30-40% mà thôi. Để bù vào các khoản thiếu hụt, chính quyền địa phương không có cách nào khác là phải phụ thuộc và chịu động của chính quyền Trung Ương. Vấn đề này hiện nay còn nhiều vướng mắc và gây nhiều tranh cãi.
Có thể nói mối quan hệ giữa chính quyền Trung Ương và địa phương Nhật Bản quấn với nhau ở mức độ rất cao trên các phương diện hành chính, chính trị, tài chính nhưng cũng vô cùng phức tạp.
Trong một cơ chế nhà nước thống nhất thường tồn tại hai mối quan hệ chính: một là, mối quan hệ tam quyền phân lập giữa các cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp; hai là, mối quan hệ giữa chính quyền Trung Ương và địa phương. Mối quan hệ thứ hai này chủ yếu dựa trên các mặt hành chính, chính trị và tài chính. Ở Nhật Bản mối quan hệ giữa Trung Ương và địa phương cũng mang những đặc trưng cơ bản này.
- Về mặt hành chính: chủ yếu thể hiện qua “hệ thống uỷ quyền cơ quan”, tức là những công việc do nhà nước giao cho địa phương thực hiện có tính chất bắt buộc mà không thể từ chối được; và “hệ thống uỷ quyền đoàn thể”, là những việc cũng được nhà nước giao cho các địa phương thực hiện nhưng nó có quyền từ chối chấp hành. Tất cả những điều này đều được quy định trong “Luật tự trị địa phương”, thực chất thì bộ luật này là cơ sở pháp lý để chính quyền Trung Ương thực hiện để uỷ quyền cho các chính quyền địa phương.
- Về mặt chính trị: có thể nói thể hiện chủ yếu qua “hoạt động của các Đảng phái chính trị” trong chính quyền địa phương Nhật Bản. Họ xem việc đưa người của Đảng mình vào các cơ quan quyền lực ở địa phương là bàn đạp vững chắc để tiến lên tranh cử vào nghị viện. Chính vì thế, qua các cuộc bầu cử ở địa phương Đảng nào dành nhiều ghế hơn thì càng cơ may nhiều hơn trong cuộc chạy đua vào nghị viện. Mặt khác, các Đảng chủ chốt trong các cơ quan quyền lực Trung Ương cũng ra sức cử người đại diện cho Đảng mình xuống các cơ quan quyền lực địa phương nhằm mục đích thao túng quyền lực và phổ biến rộng rãi cương lĩnh hoạt động của Đảng mình đến với mọi tầng lớp dân cư địa phương. Hiện nay vị trí thư nhất, thứ hai ở chính quyền cấp khu vực và các thành phố lớn thì các Đảng Dân chủ-tự do và Đảng Dân chủ chia nhau nắm quyền. Còn vị trí dẫn đầu ở thị trấn, làng mạc là Đảng cộng sản.
- Về mặt tài chính: Mặc dù nói chính quyền địa phương có quyền quyết định mọi việc ở địa phương, nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Chính quyền Trung Ương luôn ràng buộc chính quyền địa phương bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là tài chính (Tài chính địa phương phải phụ thuộc gần 70% vào Trung Ương). Điều này khiến chính quyền địa phương không hoàn toàn là các đoàn thể tự trị thực sự.
Theo số liệu thống kê năm 1990 tổng số chi tiêu của chính quyền Trung Ương và địa phương là 123,9 ngàn tỉ Yên, trong đó phần chi tiêu của Trung Ương chỉ ở mức 46,6 ngàn tỉ Yên (chiếm 37,6%), còn phần chi của địa phương lên tới 77,3 ngàn tỷ Yên (chiếm 62,4% chủ yếu là chi tiêu cho hành chính nói chung, bảo tồn và phát triển đất đai, sức khỏe, nhà cửa, giáo dục. Tuy nhiên nguồn thuế thu nhập ở địa phương chỉ đạt 41,6% thu nhập của chính quyền địa phương. Hầu hết phần còn lại là xuất phát từ sự trợ cấp của chính quyền Trung Ương. Như vậy tỉ lệ thu tài chính và phân phối cho công việc là không tương xứng nhau, không chỉ riêng năm 1990 mà còn phản ánh tình hình thu chi tài chính hằng năm ở địa phương Nhật Bản. Tỷ lệ phân phối cho công việc ở địa phương thì khoảng 60-70% trong tổng số chi tiêu của Trung Ương và địa phương, còn mức thu tài chính ở địa phương chỉ chiếm 30-40% mà thôi. Để bù vào các khoản thiếu hụt, chính quyền địa phương không có cách nào khác là phải phụ thuộc và chịu động của chính quyền Trung Ương. Vấn đề này hiện nay còn nhiều vướng mắc và gây nhiều tranh cãi.
Có thể nói mối quan hệ giữa chính quyền Trung Ương và địa phương Nhật Bản quấn với nhau ở mức độ rất cao trên các phương diện hành chính, chính trị, tài chính nhưng cũng vô cùng phức tạp.
Có thể bạn sẽ thích