Văn Hóa Chính Trị Trong Hệ Thống Chính Trị Nhật Bản

Văn Hóa Chính Trị Trong Hệ Thống Chính Trị Nhật Bản

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
· Khái niệm văn hóa chính trị: là kinh nghiệm lịch sử, ký ức cộng đồng xã hội; là phong tục, tập quán, thói quen VÀ các xu hướng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân nhóm cá nhân trong hoạt động chính trị.
· Các bộ phận của văn hóa chính trị: văn hóa chính trị truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại
· Văn hóa chính trị trong hệ thống chính trị Nhật Bản:
1. Văn hóa chính trị truyền thống: gồm các nội dung sau:
a) sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực: có thể thấy điều này trong hiến pháp 1889 của Nhật Bản. Hiến pháp này quy định Thiên hoàng là nguyên thủ quốc gia, là tổng tư lệnh quân đội tối cao, quyết định tuyên chuyến hoặc hòa bình,… Ngoài ra, Thiên hoàng còn được thần thánh hóa để đạt được lòng tin tuyệt đối của nhân dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa quân phiệt bị triệt tiêu, Nhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến. Lúc bây giờ, quyền lực trong tay thủ tướng rất lớn (chẳng hạn như quyền giải tán quốc hội)
b) chủ nghĩa gia trưởng, gia đình trị: sự tham gia vào hoạt động chính trị của các zaibatsu.
c) quan hệ bầu chủ- người phụ thuộc: được thể hiện qua nguyên tắc BA (nguyên tắc tự sắp đặt sẵn). Xem thêm câu 11
=>Đây là những đặc điểm chung của văn hóa chính trị truyền thống phương Đông và cũng là những đặc điểm của văn hóa chính trị truyền thống Nhật Bản. Ngoài ra, văn hóa chính trị truyền thống Nhật Bản còn có một số đặc điểm riêng như:
d) nguyên tắc thỏa hiệp: ví dụ, trong cải cách Meiji có sự thỏa hiệp giữa lực lượng bảo thủ với lực lượng đổi mới. Kết quả là tiến hành cải cách dựa trên cơ sở bảo vệ hàng loạt các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho chúng thích nghi với điều kiện mới (chẳng hạn như: mặc dù mục tiêu của cải cách Meiji là đưa NB tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn giữ lại vai trò của nhà vua-thiên hoàng với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là thủ lĩnh quân đội,..)
e) tính tự trị của chính quyền địa phương: chính quyền địa phương có cơ cấu tổ chức gồm: hội đồng địa phương, hội đồng hành pháp, ủy ban thanh tra và ủy ban bầu cử. Hoạt động của các cơ quan này có sự độc lập nhất định so với chính quyền trung ương.
2. Văn hóa chính trị hiện đại: tính dân chủ tư bản chủ nghĩa. Tính dân chủ này được thể hiện chủ yếu qua sự tham gia rộng rãi của của các lực lượng xã hội vào hoạt động chính trị.
- Tổng tuyển cử năm 1890 bầu ra quốc hội (2 viện) là bước khởi đầu của dân chủ
- Năm 1889, luật bầu cử Hạ viện được ban hành cùng với Hiến pháp. Tuy nhiên, luật này cũng còn một số yếu tố chưa dân chủ như quy định khắt khe đối với cử tri và người ứng cử (cử tri là nam, 25t trở lean, có mức đóng thuế mỗi năm là 15 yên)
- Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, luật bầu cử đã có nhiều thay đổi thể hiện rõ nét sự phát triển dân chủ ở Nhật Bản. Ví dụ như vào năm 1925, tất cả nam giới 25t trở lên đều có thể tham gia bầu cử.
THAM KHẢO:
1. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống: địa lý tự nhiên, thế giới quan, tôn giáo, nguyên tắc BA
2. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị hiện đại: thiên chúa giáo, sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, nhóm Hà Lan học ở Nhật Bản, chủ nghĩa Marx-lenin
Câu 20: Các nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng Cộng Sàn Nhật Bản. So sánh với các đảng tư sản khác.
So sánh :
Cả đảng cộng sản lẫn đảng tư sản nb đều có cơ cấu tổ chức giống nhau ở chỗ:
Đều gồm có : cơ quan trung ương, cơ quan trung gian cấp quận thành phố và chi bộ đảng cấp cơ sở .Trong đó :
Đại hội đảng là cơ quan quyết định cao nhất của đảng ,thờ gian tổ chức đại hội có sự khác nhau tuỳ theo mỗi đảng. Ví dụ đảng CS 2,3 năm một lần; dảng DC định kỳ hàng năm; đảng Komei 2 năm một lần.
Cơ quan trung ương là cơ quan điều hành cao nhất của đảng, có trách nhiệm tổ chức đại hội và điều hành tất cả công việc của đảng. Người đứng đầu là Chủ tịch đảng. Ngoài ra còn có các uỷ ban riêng chuyên trách một vấn đề nào đó.
Cơ quan trung gian : là đại diện cho đảng ở các To, Do, Fu, Ke, có nhiệm vụ :
Chuyển tải quyết định của cơ quan trung ương xuống địa phương, đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định này.
Soạn thảo những chính sách đường lối hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Nắm vững tình hình các chi bộ đảng, chỉ đạo giúp đỡ các chi bộ.
Cấp cơ sở – chi bộ đảng : là hạt nhân của đảng, là nơi hoạt động và thực hiện nghĩa vụ của đảng viên, được tổ chức theo khu vực hánh chính và nơi làm việc. Có nhiệm vụ :
· Tiến hành tổ chức các hoạt động cho đảng viên.
· Thực thi các chính sách và quyết định của cơ quan cấp trên.
· Đề ra đường lối hoạt động phù hợp tình hình của chi bộ.
· Mở rộng đảng bằng việc kết nạp đảng viên.
· Thu đảng phí.
Đảng viên :
Quyền và nghĩa vụ gần như tương tự nhau :
Quyền :
· biểu quyết các vấn đề của đảng và tham gia bầu cử các thành viên của đảng. Quyền ứng cử và được bầu cử vào các cơ quan đảng.
· Quyền tự do đóng góp ý kiến liên quan đến những chính sách của đảng.
· Quyền tự do tham gia vào các hoạt động của đảng.
Nghĩa vụ :
· đóng đảng phí theo quy định.
· Hợp tác một cách tích cực trong các hoạt động của đảng.
· Chấp hành điều lệ đảng, cương lĩnh chính sách của đảng.
· Uûng hộ đảng viên trong các cuộc bầu cử.
Tuy nhiên đảng CS nhấn mạnh vào mục tiêu vì dân, làm việc với quần chúng nhân dân, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh cùng quần chúng nhân dân. Đặc biệt đối với đảng viên là nghị sĩ quốc hội ĐCS còn quy định thêm trách nhiệm của họ là phải đại diện đảng trong quốc hội đấu tranh vì quyền lợi và lợi ích của nhân dân.
Về thành phần giai cấp cũng có sự khác nhau, ví dụ :
- Đảng DCTD thì đại diện cho đại TS
- Đ XHDC là đại diện cho TS vừa và nhỏ.
- Đ Komei đại diện cho TS vừa và nhỏ ở vùng không phát triển và giới địa chủ vừa và nhỏ trong nông thôn.
- Đ CS là đại diện cho g/c công nhân tiên tiến. Chính g/c công nhân và nông dân trong xã hội là cơ sở hạt nhân của đảng.
Nguyên tắc hoạt động và xây dựng đảng :
Trong điều lệ của mình các đảng đều chú trọng đến tính dân chủ. Việc thực hiện tính dân chủ này không chỉ có sự khác nhau giữa ĐCS Và ĐTS mà còn gây rất nhiều tranh cãi trong nội bộ các đảng từ xưa đến nay.
Giống nhau :
Nguyên tắc tập trung hoá dân chủ từ trung ương đến địa phương, các vấn đề phải được giải quyết tập thể, thảo luận thẳng thắn, dân chủ theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tuy nhiên nếu ý kiến cá nhân khác với đa số hay đi ngược lại thì sẽ được bảo lưu nghiên cứu.
Khác nhau :
Đ TS : chấp nhận các phe phái hoạt động trong đảng như một nguyên tắc dân chủ. Vì thế mỗi lần bầu cử hay thành lập nội các mới thì luôn diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các phe phái. Những chính sách hoạt động của được thông qua bằng việc ký kết quy ước giữa thủ lĩnh các phái.
Điều này làm phân tán sức mạnh của đảng, giảm tính thống nhất và đoàn kết trong nội bộ đảng.
ĐCS : nguyên tắc tập trung dân chủ biểu hiện rất rõ : phủ nhận sự tồn tại của các phe phái các nhóm riêng biệt hoạt động trong đảng, sự thống nhất và đoàn kết dựa trên kỷ luật tự giác nghiêm minh của mỗi đảng viên.
Tính dân chủ thể hiện ở việc tăng cường tính tích cực, sáng tạo của các thành viên trong đảng. Đồng thời củng cố tính kỷ luật, tự giác, không cho phép lãnh đạo độc đoán .
Tập trung hoá dân chủ là điều kiện cho sự thống nhất và đoàn kết trong nội bộ đảng.
Kết luận :
Đ CS Nhật Bản luôn kiên trì với nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm giữ vững kỷ luật đảng, biến đảng thành một tổ chức đoàn kết và mang tính quần chúng cao.
So sánh cơ cấu tổ chức và xây dựng đảng của đảng CS với các đảng TS khác ở NB ta thấy nó chặt chẽ, nghiêm túc và thống nhất cao từ trung ương đến địa phương. Sự khác nhau này là do thành phần g/c khác nhau và nhận thức chính trị khác nhau.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top