Cơ sở kinh tế- xã hội Nhật Bản của hệ thống chính trị Nhật Bản.

Cơ sở kinh tế- xã hội Nhật Bản của hệ thống chính trị Nhật Bản.

Cơ sở kinh tế- xã hội Nhật Bản của hệ thống chính trị Nhật Bản.
Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội , các quốc gia dân tộc, trong đó trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế.
Hệ thống chính trị tồn tại với tư cách là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc tác động ngược lại của sự phát triển của hạ tầng cơ sở (kinh tế, xã hội).
Để tạo được hệ thống chính trị Nhật Bản ngày nay thì trải qua một quãng thời gian dài với những biến động lên xuống. Và hai giao đoạn ảnh hưởng đến chính trị Nhật Bản nhất là hai giai đoạn 1868-1945 và giai đoạn1945-1948. Bởi trong hai giai đoạn này thì có hai hiến pháp cơ bản ra đời là hiến pháp năm 1889 và hiến pháp năm 1946 làm thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị Nhật Bản, chính vì lẽ đó cần phải xét kinh tế xã hội của Nhật Bản vào hai thời kỳ này xem nó ảnh hưởng đến chính trị Nhật Bản như thế nào và nó là cơ sở như thế nào đối với hệ thống chính trị Nhật Bản lúc bấy giờ và sau này.
· Giai đoạn 1868-1890.
o Về mặt kinh tế:
Để tạo điều kiện cho công- thương nghiệp phát triển, chính quyền Thiên hoàng tuyên bố thủ tiêu tất cả các sự phân biệt, cách trở về thuế khóa và thuế quan trong nước; thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ lấy đồng “yên” làm đồng tiền chung cho cả nước . Nhà nước tuyên bố và bảo đảm tự do thương mại, tự do di chuyển hàng hóa, tự do đi lại của người dân trên toàn quốc.
o Về mặt xã hội:
Vào thời kỳ này Thiên hoàng ra lệnh thủ tiêu chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội trước đây dưới thời Mạc Phủ. Các quý tộc, công khanh của hoàng gia, quan lại cao cấp trước đây của Mạc phủ và các đai-my-ô cùng tăng lữ cao cấp từ nay được gọi là “Hoa tộc (kazoku)”, và có thể được nhận các tước phẩm công, hầu, bá, tử, nam. Toàn bộ Samurai cầm kiếm khác … được gọi là sỹ tộc (Shizoku) không được nhận tước phẩm, và không có những đặc quyền như trước (kể cả quyền đeo kiếm). Tầng lớp bình quyền dân( Hei-min) gồm công, nông, thương ngư dân đều trở thành bề tôi của Thiên hoàng và được quyền đặt tên có họ (miên tự- syoji). Trên nguyên tắc, từ quan đến dân đều bình đẳng với nhau với tư cách đều là bề tôi của Thiên hoàng.
· Giai đoạn 1945- 1952.
Tình hình lúc này là sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật là nứơc thua trận nên chịu hậu quả rất nặng nề: tổng số người chết, bị thương, mất tích lên đến gần 3 triệu, thiệt hại về mặt vật chất cũng vô cùng to lớn. Mặt khác lãnh thổ của Nhật bị quân đồng minh chiếm đóng chủ yếu là Mỹ chiếm đóng. Để khôi phục lại đất nước phải tiến hành dân chủ hóa đất nước theo tinh thần của Tuyên bố Pốt- xđam 26/7/1945 của Đồng Minh. Nhưng quá trình dân chủ hóa ở Nhật diễn ra với đặc điểm là quân đội Mỹ chiếm đóng ở Nhật và bộ chỉ huy tối cao các lượng lực Đồng Minh của tướng Mác Ác Tơ (SCAP) có vai trò như là một chính quyền thực tế của Nhật là quyền quyết định. Và hiến pháp năm 1946 đã ra đời đã đưa đến nền dân chủ hóa ở nước Nhật và giúp nước Nhật phát triển trên con đường TBCN ngày nay.
o Về mặt kinh tế:
Công nghiệp: hạn chế các tổ chức độc quyền (Zaibatsu) và quá trình phi tập trung hóa sản xuất
Nông nghiệp: cải cách ruộng đất theo đạo luật thông qua ngày 8/12/1945,21/10/1946 và cơ bản hoàn thành vào cuối năm 1949.
o Về mặt xã hội
Vào thời kỳ này với sự ra đời của hiến pháp năm 1946 thì không còn sự phân biệt giai cấp nữa, xã hội trở nên dân chủ hơn, giai cấp công nhân nông dân có nhiều quyền lợi hơn, và Thiên hoàng lúc này không còn quyền lực trong chính phủ.
Dựavào luật về tổ chức công đoàn đã được công bố (12/1945) theo đó công nhân có quyền tổ chức công đoàn đã được thành lập, quyền đàm phán về ký kết tập thể với giới chủ và kể cả quyền bãi công. Và ngoài ra vào thời kỳ này công nhân cũng được hưởng một số điều kiện lao động như (ngày làm 8 giờ, nghỉ phép có lương, phụ cấp 25% cho người làm việc trên cao…․ điều đó khách quan đã góp phần tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh có điều kiện phát triển.
Giai cấp nông dân được tự do, có nhiều quyền lợi hơn trước. Trong giai đoạn này nhiều phong trào nông dân cũng đã diễn ra nhằm đòi cải cách ruộng đất, nhiều tổ chức đoàn kết tập hợp lực lượng nông dân cũng hình thành, Liên đoàn nông dân Nhật Bản thành lập ngày 2/1946.
· Kinh tế- xã hội Nhật Bản ngày nay:
o Kinh tế:
Có thể nói kinh tế Nhật Bản hiện nay đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Những ngành mà Nhật phát triển mạnh chủ yếu là những ngành công nghiệp đóng tàu, ngành sản xuất ôto và các ngành sản xuất linh kiện điện tử. Và thị trường mà Nhật xuất khẩu chủ yếu là các nước Âu Mỹ. Những năm sau chiến tranh Mỹ đầu tư và viện trợ chủ yếu vào các nước Châu Á nhằm tìm thị trường mới đồng thoi872 để củng cố vị trí số 1 của mình so với các nước trong Châu Lục.
o Xãhội:
Đời sống của dân trong xã hội Nhật Bản vẫn được duy trì theo chế độ Dân chủ
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top