Chính sách đối ngoại chung của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh

Chính sách đối ngoại chung của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh

Chính sách đối ngoại chung của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
1.1 Hoàn cảnh quốc tế
1.1.1 Hoàn cảnh chung
· Thế giới 2 cực Yanta Mỹ-Liên Xô sụp đổ, các quốc gia buộc fải thay đổi chính sách đối ngoại sao cho có lợi trong tình hình mới. Các cường quốc Mỹ, Châu Aâu, Nga, TQ, NB đếu muốn vươn lên trở thành một cực của thế giới à Các nước chủ trương theo đường lối của Nhật Bản: hợp tác kinh tế hơn là hợp tác quân sự.
· Sau chiến tranh lạnh, hầu hết tất cả các nước trên Thế giới đặc biệt là các nước đang ­ đều tập trung mọi nguồn lực để ­ kinh tế, vì thế mà nhu cầu về vốn và công nghệ ở các quốc gia này là rất cao. Bên cạnh đó sự của lực lượng sản xuất Thế giới đòi hỏi phải tổ chức lại nền sản xuất và phân công lao động à sản xuất vượt ra khỏi phạm vi 1 quốc gia. à Một quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
· Sự nổi lên của “người khổng lồ TQ”, kinh tế TQ dự đoán sẽ vượt qua cả NB và trở thành một đối thử cạnh tranh khá nặng kí của NB trong khu vực

1.1.2 Hoàn cảnh Nhật Bản:
· Mặc dù vẫn đóng vai trò quan trọng song nền kinh tế bong bóng sụp đổ khiến cho toàn bộ kinh tế Nhật Bản lao đao, giá đất lên cao chót vót, hàng loạt ngân hàng sụp đổ, các tập đoàn bị sút giảm mạnh về doanh thu, thi trường chứng khoán vốn nhạy cảm nay càng xuống dốc một cách thảm hại hơn nữa…
· Xã hội ngày càng già nua khi mà thế hệ được sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số những năm 70 nay không thiết tha trong việc xây dựng gia đình và sinh con. Bên cạnh đó chính sách phúc lợi, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm ngày càng hoàn hảo khiến cho Nhật Bản trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao, số lượng người già cao. à tỷ lệ tử giảm, tỷ lệ sinh giảm.
· Chính trị: Đầu những năm 90, lần đầu tiên sau một thời gian dài cầm quyền ở Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do đã chỉ dành được thiểu số phiếu trong cuộc bầu cử, thay vào đó là Chính phủ liên lập gồm liên minh 8 Đảng đã lên cầm quyền ở Nhật Bản, song Chính phủ này cũng đã không đưa ra được những cải cách phù hợp để cứu vãn nền kinh tế đang tụt dốc của NB. Từ 1996, Đảng DCTD lại giành lại quyền cầm quyền về tay mình, trong đó có thể kể đến 1 nhân vật nổi trội đó là Thủ tướng Hashimoto. Đảng DCTD vẫn cầm quyền đến nay dưới sự dẫn dắt đã qua 2 nhiệm kì của Koizumi, NB đang có một số những dấu hiệu phục hồi kinh tế.

1.2 Chính sách đối ngoại chung của Nhật Bản
· Thực hiện chính sách đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại
o Giảm bớt phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Mỹ: trước đây wan hệ Nhật-Mỹ được xác định là nền tảng cho mọi quan hệ quốc tế của Nhật thì nay, từng bước Nhật bản đang tìm cách bước ra khỏi cái bóng đó, mặc dù vẫn trên cơ sở tôn trọng mối quan hệ đồng minh (ủng hộ Mỹ trong các vấn đề quốc tế: Iraq) song nay, NB đặt quan hệ ấy theo hứơng ưu tiên cho lợi ích quốc gia. Những ưu tiên này là: tăng cường hợp tác an ninh, đảm bảo cho NB an toàn phát triển kinh tế
o Tăng cường quan hệ với các nước từ trước đến nay chưa có tiền sử quan hệ, đặc biệt là Châu Á: giới lãnh đạo Nhật Bản đã nhận thức được rằng: lối đi có lợi nhất cho NB đó chính là hướng về khu vực trước khi mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra quốc tế
Sau war, NB chú trọng wan hệ với TQ, HQ, phát triển song fương và đa fương với ASEAN, mở rộng sang cả Nam Á.
Mặc dù quan hệ giữa Nga-NB đã đi được 1 bước lớn khi 2 bên không coi nhau là kẻ thù, song vì những bất đồng mang tính truyền thống khó có thể tháo gỡ đồng thời cả 2 bên đều hành động wá ít và rời rạc nên wan hệ Nga-NB nhìn chung vẫn không hề tốt đẹp
o NB thực hiện 1 chính sách ngoại giao dựa trên đối thoại, hợp tác, cạnh trạnh, 2 bên cùng có lợi, làm cho thế giới biết đến NB như 1 quốc gia chuộng hoà bình, ko mưu cầu chiến tranh
o Tích cực viện trợ ODA: từ những năm 90. ODA được đưa lên thành quốc sách. Vai trò của TQ và VN ( 2 quốc gia này đi theo đường lối XHCN) ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực khiến cho NB buộc fải thay đổi điều kiện viện trợ ODA trước chiến tranh (quốc gia có dân chủ hoá (dch theo kiểu Mỹ, Nhật)) thành điều kiện như: có xu hướng dân chủ tích cực hay sử dụng nguồn ODA có hiệu wả bởi ODA ngoài việc là viện trợ không hoàn lại thì nó chính là một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận kếch sù
o NB tích cực tham gia vào hoạt động giữ gìn hoà bình của LHQ (gửi wân đội sang Cambodia 1992, …), tham gia giải quyết các tranh chấp khu vực, cắt giảm vũ khí chiến lược, chống khủng bố, phối hợp quốc tế giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề lương thực, năng lượng, môi trường,… Đặc biệt trong thời gian gần đây đó là tham vọng của NB trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ
o Mục tiêu
Toàn cầu: khẳng định mạnh mẽ hơn vị trí, vai trò NB trong QHQT sao cho xứng với tiềm năng và tiềm lực của NB
Khu vực: bảo đảm một môi trường khu vực ổn định, hướng tới khẳng định vị trí tiên phong, lãnh đạo trong khu vực.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top