Nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng CS NB.

Nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng CS NB.

Nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng CS NB.
1. Cơ cấu tổ chức:
a. Đại hội đảng: cơ quan quyết định cao nhất, triệu tập bởi UB TW đảng từ 2 – 3 năm 1 lần. Trong trường hợp đặt biệt, việc hoãn lại do UB TW quyết định.
b. Cơ quan TW: cơ quan lãnh đạo giữa các kỳ ĐH, điều hành giải quyết các vấn đề trong đảng. Tổ chức 2 lần/ năm. Cuộc họp bất thường sẽ được tiến hành khi có 1/3 thành viên UB yêu cầu. UB TW Đảng sẽ bầu ra UB thường trực TW để giải quyết các vấn đề thường ngày. UB TW bổ nhiệm Hội đồng kỷ luật. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét việc thực hiện điều lệ đảng đối với đảng viên. UB TW cũng bổ nhiệm UB kiểm tra để quản lý tất cả tài sản của đảng.
c. Cơ quan cấp quận: cơ quan quyết định cao nhất thuộc cấp quận là Hội nghị đảng của quận (Đại hội đảng cấp quận). Được triệu tập mỗi năm 1 lần, có thể trì hoãn với sự đồng ý của UB TW. Đại biểu tham dự được bầu lên từ cơ sở theo nguyên tắc của Hội đồng quận. Thành viên của Hội đồng quận nếu không được bầu, vẫn được tham dự nhưng không có quyền biểu quyết.
Hội đồng quận là nơi đại diện cho ĐCS ở cấp quận, do chủ tịch quận đứng đầu, kế đến là Phó chủ tịch, UB thường trực và thư ký. Bất kì thành viên nào muốn rút ra khỏi HĐồng phải có sự đồng ý của 2/3 tổng thành viên HĐ và phải báo cáo lên ĐHội đảng cấp quận gần nhất.
Ngoài ra cũng có UB kiểm tra, UB kỷ luật đảng,…
d. Tổ chức địa hạt, khu vực: cơ quan quyết định cao nhất ở cấp này là Hội nghị đảng, tổ chức 1 lần/năm. Bất kì sự trì hoãn nào cũng phải có sự đồng ý của 2 cơ quan cấp trên (HĐồng quận & UB TW). Triệu tập bất thường khi cần hoặc có yêu cầu của 1/2 các chi bộ đảng ở cơ sở do nó quản lý.
Chuyển tải quyết định của TW và cấp quận, giải quyết vấn đề hiện tại, giúp đỡ các cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm trước ĐHội cùng cấp, cấp trên và dưới.
e. Tổ chức cơ sở - chi bộ đảng (Shibu): thành lập ở nơi làm việc và theo khu vực hành chính. Được quyền thành lập khi có 3 đảng viên trở lên. Cơ quan tối cao của chi bộ là Hội nghị đảng bộ, tổ chức 6 tháng 1 lần. Chi bộ đảng phải tổ chức họp đảng đều đặn mỗi tuần 1 lần. Ngoài ra, chi bộ đảng còn phải tổ chức đảng viên học tập cương lĩnh, điều lệ, lịch sử đảng, học thuyết CN XHKH.
Những năm gần đây, vai trò của chi bộ khu vực hành chính bắt đầu trở nên quan trọng, nhất là các cuộc bầu cử vào chính quyền ĐPhương và TW. ĐCS rất quan tâm thành lập chi bộ đảng sinh viên trong trường ĐH.
Ê Cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, thống nhất. Chi bộ là hạt nhân của đảng, nơi hoạt động của đảng viên và quản lý hoạt động của họ, đóng vai trò quan trọng trong việc tập họp đảng viên và thu hút sự ủng hộ của quần chúng thông qua hoạt động cụ thể tới tay người dân.
f. Quỹ hoạt động: được cung cấp bởi đảng phí, thu nhập của đảng (đặc biệt là xuất bản báo chí), tài trợ của cá nhân và tổ chức…
g. Đảng viên: công dân NB 18 tuổi trở lên, tự nguyện tham gia và chấp hành.
Quyền và nghĩa vụ:
- nghĩa vụ tôn trọng đạo lý, nền tảng đạo đức XH.
- giữ gìn sự thống nhất, không được thiết lập bè phái
- tìm hiểu văn kiện của ĐH Đảng, thường xuyên đọc báo Akahata (cơ quan ngôn luận của ĐCS).
- làm việc với quần chúng: bào vệ quyền lợi của họ, tuyên truyền và phố biến đừơng lối.
- không ngừng học tập nghiên cứu CN XHKH, chấp hành kỷ luật, ý thức tự hoàn thiện.
- trung thực, phải nhìn thấy hạn chế của đảng, tự phê bình, mở rộng thành quả, khắc phụ nhược điểm, sửa chữa sai lầm.
- thường xuyên cảnh giác với âm mưu của kẻ thù, thẳng thắn đấu tranh.
- tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề nội bộ trong phạm vi của đảng.
- được quyền ứng cử và bầu cử.
- tham dự thảo luận, đề xuất ý kiến.
- phê bình bất kì tổ chức hay thành viên nào của đảng.
- chất vấn bất kì cơ quan nào kể cả UB TW.
Đảng viên là nghị sĩ QH: có thêm trách nhiệm tham dự các cuộc thảo luận quyết định chính sách quốc gia, soạn thảo luật và các hoạt động khác của Nghị viện.
Với người muốn gia nhập: phải viết đơn tự nguyện xin vào và được sự đồng ý giới thiệu của 2 đảng viện ĐCS. Chi bộ đảng cơ sở xem xét quyết định kết nạp khi HĐồng địa hạt, khu vực đồng ý. Có thể rời bỏ nhưng phải nêu rõ lý do, nếu không tham gia sinh hoạt hay không đóng lệ phí quá 1 năm có thể bị khai trừ.
2. Nguyên tắc hoạt động: tập trung DC, nguyên tắc này ra đời ngay sau khi tái thành lập ĐCS (12/1945). Vấn đề phải giải quyết tập thể, thẳng thắn, DC và thông qua bởi đa số phiếu, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Đây là điều kiện tăng cường tính tích cực và sáng tạo, cũng có tính kỷ luật tự giác, không cho phép độc đoán, còn là điều kiện thống nhất đoàn kết nội bộ.
Không cho phép khai trừ đảng viên do khác biệt về chính kiến.
Những ý kiến của thiểu số, cá nhân sẽ được bảo lưu và nghiên cứu.
Không cho phép tồn tại của phe phái.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top