Cuối năm 2005, Bộ LĐ-TB-XH và Hiệp hội Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) triển khai thỏa thuận về việc đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản tu nghiệp. 16 lao động VN đầu tiên của tỉnh Bến Tre được tuyển chọn đi Nhật Bản tu nghiệp. Sau khi hoàn thành hợp đồng trở về nước, những lao động này sẽ được giới thiệu làm việc trong những công ty của Nhật Bản đầu tư tại VN.
Tuyển chọn kỹ + đào tạo bài bản
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng và đạt các tiêu chuẩn tốt nghiệp cấp 3 trở lên, có học lực giỏi, đạo đức, tác phong tốt, có nguyện vọng đi tu nghiệp ở Nhật Bản, 16 lao động của tỉnh Bến Tre được gởi đến Trường Nhân lực Quốc tế học giáo dục định hướng trong thời gian 3 tháng rưỡi. Khóa học sắp kết thúc và dự kiến giữa tháng 1-2006, số lao động này sẽ sang Nhật Bản tu nghiệp.
Ông Bùi Anh Thủy, Hiệu trưởng Trường Nhân lực Quốc tế, cho biết mục đích của chương trình đào tạo này nhằm ngăn chặn tình trạng lao động VN bỏ trốn đang gia tăng tại thị trường Nhật Bản. Để giúp học viên hội nhập với môi trường tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản, nhà trường đã trang bị cho họ kiến thức về văn hóa, xã hội, thể lực, ngoại ngữ và phong tục tập quán, luật pháp của Nhật Bản.
Với hành trang cơ bản này, các tu nghiệp sinh VN sẽ bớt bỡ ngỡ khi tiếp cận với môi trường làm việc mới ở nước ngoài. Tiếp theo khóa học này, trong năm 2006, trường nhận đào tạo thêm 50 lao động thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy. Theo Chủ tịch IMM, nếu VN làm tốt chương trình phái cử tu nghiệp sinh (TNS) theo hướng mới này thì IMM sẽ dành số chỉ tiêu tiếp nhận TNS từ Indonesia cho VN trong thời gian tới. Hiện IMM đang triển khai thực hiện chương trình tiếp nhận TNS nước ngoài với Thái Lan và Indonesia với số lượng khá lớn.
Chi phí thấp + thu nhập cao
So với việc phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản tu nghiệp thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chương trình phối hợp giữa Bộ LĐ-TB-XH và IMM có ưu điểm là chi phí thấp hơn nhưng mức lương cao hơn (800 USD/tháng). Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ phí đào tạo. Để khuyến khích TNS nước ngoài trở về nước đúng thời hạn, IMM thưởng gần 6.000 USD cho bất cứ ai hoàn thành hợp đồng và trở về nước ngay.
Điểm mới của chương trình là sau khi trở về nước, TNS VN sẽ được các công ty của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tiếp nhận vào làm việc. Ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật Bản, Trưởng Ban quản lý lao động VN tại Nhật Bản, cho biết nếu làm tốt chương trình này, mỗi năm VN có thể đưa thêm 2.000 lao động đến Nhật Bản làm việc.
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt. Nhu cầu đi Nhật Bản tu nghiệp của lao động VN rất lớn. Thế nhưng, những năm gần đây, do tỷ lệ TNS bỏ trốn gia tăng nên mỗi năm VN chỉ đưa được trên dưới 2.000 TNS sang Nhật tu nghiệp. Riêng năm 2005, dù có nhiều biện pháp chống trốn, VN cũng chỉ đưa được trên 3.000 TNS đi Nhật Bản.
Theo ông Kagefumi Ueno, Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JITCO), các nghiệp đoàn của Nhật bản đều đánh giá rất tốt về TNS VN và có nhu cầu tiếp nhận nhiều TNS VN. Phía Nhật Bản mong muốn thông qua chương trình này giúp VN đào tạo một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề để khi về nước họ sẽ áp dụng những kiến thức, kỹ thuật học được vào sản xuất.
Thế nhưng, thật đáng buồn là số TNS Việt Nam được tiếp nhận vào Nhật ít nhất nhưng tỷ lệ trốn lại cao nhất. Cũng theo ông Kagefumi Ueno một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNS bỏ trốn cao là do khâu tuyển chọn của các công ty xuất khẩu lao động của VN chưa đúng đối tượng.
Cùng chung nhận định đó, ông Lê Văn Thanh cũng cho rằng ngoài tăng cường các biện pháp chống trốn, xử lý TNS vi phạm hợp đồng ra ngoài làm việc bất hộp pháp theo quy định mới nhất, cần thay đổi cách làm và chọn lựa kỹ đối tượng đi Nhật Bản tu nghiệp. Một khi tuyển chọn kỹ đối tượng đi Nhật tu nghiệp và kết hợp đào tạo, huấn luyện họ một cách bài bản thì TNS sẽ hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình hơn.
Đó là chưa kể với quy trình khép kín từ việc đưa TNS đi học nghề-thực hành nghề ở Nhật Bản xong trở về lại được bố trí việc làm tại các công ty do Nhật đầu tư sẽ khiến người lao động yên tâm hơn. Đây là một trong những cách làm mới giải quyết bài toán nan giải hậu xuất khẩu lao động hiện nay.
(KHÁNH BÌNH-SGGP)
Tuyển chọn kỹ + đào tạo bài bản
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng và đạt các tiêu chuẩn tốt nghiệp cấp 3 trở lên, có học lực giỏi, đạo đức, tác phong tốt, có nguyện vọng đi tu nghiệp ở Nhật Bản, 16 lao động của tỉnh Bến Tre được gởi đến Trường Nhân lực Quốc tế học giáo dục định hướng trong thời gian 3 tháng rưỡi. Khóa học sắp kết thúc và dự kiến giữa tháng 1-2006, số lao động này sẽ sang Nhật Bản tu nghiệp.
Ông Bùi Anh Thủy, Hiệu trưởng Trường Nhân lực Quốc tế, cho biết mục đích của chương trình đào tạo này nhằm ngăn chặn tình trạng lao động VN bỏ trốn đang gia tăng tại thị trường Nhật Bản. Để giúp học viên hội nhập với môi trường tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản, nhà trường đã trang bị cho họ kiến thức về văn hóa, xã hội, thể lực, ngoại ngữ và phong tục tập quán, luật pháp của Nhật Bản.
Với hành trang cơ bản này, các tu nghiệp sinh VN sẽ bớt bỡ ngỡ khi tiếp cận với môi trường làm việc mới ở nước ngoài. Tiếp theo khóa học này, trong năm 2006, trường nhận đào tạo thêm 50 lao động thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy. Theo Chủ tịch IMM, nếu VN làm tốt chương trình phái cử tu nghiệp sinh (TNS) theo hướng mới này thì IMM sẽ dành số chỉ tiêu tiếp nhận TNS từ Indonesia cho VN trong thời gian tới. Hiện IMM đang triển khai thực hiện chương trình tiếp nhận TNS nước ngoài với Thái Lan và Indonesia với số lượng khá lớn.
Chi phí thấp + thu nhập cao
So với việc phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản tu nghiệp thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chương trình phối hợp giữa Bộ LĐ-TB-XH và IMM có ưu điểm là chi phí thấp hơn nhưng mức lương cao hơn (800 USD/tháng). Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ phí đào tạo. Để khuyến khích TNS nước ngoài trở về nước đúng thời hạn, IMM thưởng gần 6.000 USD cho bất cứ ai hoàn thành hợp đồng và trở về nước ngay.
Điểm mới của chương trình là sau khi trở về nước, TNS VN sẽ được các công ty của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tiếp nhận vào làm việc. Ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật Bản, Trưởng Ban quản lý lao động VN tại Nhật Bản, cho biết nếu làm tốt chương trình này, mỗi năm VN có thể đưa thêm 2.000 lao động đến Nhật Bản làm việc.
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt. Nhu cầu đi Nhật Bản tu nghiệp của lao động VN rất lớn. Thế nhưng, những năm gần đây, do tỷ lệ TNS bỏ trốn gia tăng nên mỗi năm VN chỉ đưa được trên dưới 2.000 TNS sang Nhật tu nghiệp. Riêng năm 2005, dù có nhiều biện pháp chống trốn, VN cũng chỉ đưa được trên 3.000 TNS đi Nhật Bản.
Theo ông Kagefumi Ueno, Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JITCO), các nghiệp đoàn của Nhật bản đều đánh giá rất tốt về TNS VN và có nhu cầu tiếp nhận nhiều TNS VN. Phía Nhật Bản mong muốn thông qua chương trình này giúp VN đào tạo một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề để khi về nước họ sẽ áp dụng những kiến thức, kỹ thuật học được vào sản xuất.
Thế nhưng, thật đáng buồn là số TNS Việt Nam được tiếp nhận vào Nhật ít nhất nhưng tỷ lệ trốn lại cao nhất. Cũng theo ông Kagefumi Ueno một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNS bỏ trốn cao là do khâu tuyển chọn của các công ty xuất khẩu lao động của VN chưa đúng đối tượng.
Cùng chung nhận định đó, ông Lê Văn Thanh cũng cho rằng ngoài tăng cường các biện pháp chống trốn, xử lý TNS vi phạm hợp đồng ra ngoài làm việc bất hộp pháp theo quy định mới nhất, cần thay đổi cách làm và chọn lựa kỹ đối tượng đi Nhật Bản tu nghiệp. Một khi tuyển chọn kỹ đối tượng đi Nhật tu nghiệp và kết hợp đào tạo, huấn luyện họ một cách bài bản thì TNS sẽ hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình hơn.
Đó là chưa kể với quy trình khép kín từ việc đưa TNS đi học nghề-thực hành nghề ở Nhật Bản xong trở về lại được bố trí việc làm tại các công ty do Nhật đầu tư sẽ khiến người lao động yên tâm hơn. Đây là một trong những cách làm mới giải quyết bài toán nan giải hậu xuất khẩu lao động hiện nay.
(KHÁNH BÌNH-SGGP)
Có thể bạn sẽ thích