GDP châu Á 'qua mặt' Nhật Bản

GDP châu Á 'qua mặt' Nhật Bản

Lần đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, tổng GDP của các nước còn lại châu Á đã vượt qua nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Nhật Bản.

Robert Subbaraman, nhà kinh tế học thuộc tập đoàn Lehman Brothers, cho rằng sự kiện này là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng châu Á là động lực chính đối với tăng trưởng và điểm mốc này cũng đánh dấu một bước ngoặt của mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của Á châu.

Cho dù chỉ một số lượng nhỏ trong hơn 3 tỉ người Á châu đang trở thành tầng lớp trung lưu, các nhà phân tích vẫn cho rằng số người này đang tăng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào trên; và điều này đã tạo động lực lớn cho bùng nổ tiêu dùng.

"Một thay đổi lớn đang diễn ra. Số người thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh ở Á châu", ông Yuwa Hedrick-Wong, cố vấn kinh tế Mastercard International, công ty luôn nghiên cứu xu hướng tiêu dùng ở châu Á.

"Ngày càng nhiều người đang chuyển từ tiêu dùng hàng thiết yếu sang hàng hoá cao cấp - như đi ăn nhà hàng, du lịch nước ngoài hay đi vào các siêu trung tâm mua sắm".

Theo ông Hedrick-Wong, những người thuộc tầng lớp trung lưu là những những người có thu nhập 5.000 USD trở lên mỗi năm. Được xếp vào lớp này có 80 triệu dân Trung Quốc, 15 triệu dân Thái Lan, 12 triệu ở Ấn Độ, 9 triệu ở Malaysia và 6 triệu ở Philippines...

Khoảng 200 triệu người khác ở Ấn Độ có thu nhập hàng năm trên $1.500 và hàng hoá họ thường mua là dầu gội đầu, kem đánh răng, xe đạp và các nhu yếu phẩm khác.

Tại Trung Quốc, số liệu thống kê dự báo sẽ có bùng nổ trong ngành dịch vụ trong nước và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2005 sẽ cao hơn 16,8% so với mức dự báo trước đó trong 2004 - đưa TQ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới trong 2005.

Theo tính toán của Lehman Brothers, phần còn lại của châu Á trong đó có Ấn Độ sẽ vượt GDP danh nghĩa của Nhật đã quy đổi ra dollar, tính vào cuối 2005. Còn theo tính toán của Reuters dựa vào cơ sở dữ liệu IFM, đây là lần 'qua mặt' đầu tiên kể từ cuối thập niên 1960.

Trong khi đó, tập đoàn Goldman Sachs dự đoán tình trạng này sẽ được duy trì trong năm sau. Và ngay cả khi kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, người tiêu dùng Á châu cũng sẽ tiếp tục 'vung tay' và giúp cho châu Á, tính cả Nhật Bản, tăng trưởng 7,5 phần trăm trong 2006, so với mức 4,1 phần trăm của thế giới.

(Theo Reuters)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top