Hạ viện Nhật Bản đã thông qua các hướng dẫn nhằm lần đầu tiên thay đổi hiến pháp chủ trương hòa bình của nước này sau chiến tranh.
Dự thảo sẽ chuyển lên thượng viện, và nếu được phê chuẩn, thì một cuộc trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp nhằm cho phép sử dụng rộng rãi hơn các lực lượng quân sự sẽ được tiến hành.
Thủ tướng Shinzo Abe muốn nới lỏng các giới hạn hành động quân sự.
Việc triển khai lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài, như ở Iraq chẳng hạn, hiện tại cần có pháp chế đặc biệt.
Vai trò lớn hơn
Khi thế chiến thứ hai kết thúc, chính quyền chiếm đóng của Mỹ ở Nhật lúc ấy đã soạn thảo hiến pháp của Nhật, chính thức cấm thành lập quân đội.
Nhưng văn bản này cũng được diễn dịch là cho phép có một lực lượng phòng vệ, và lực lượng này đã được triển khai trong một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và nhân đạo ở nước ngoài.
Ông Abe lấy việc thay đổi hiến pháp làm mục tiêu chính sách hàng đầu của ông khi thắng cử năm 2006.
Theo phóng viên BBC Chris Hogg ở Tokyo, đây là một phần trong nỗ lực của ông Abe biến Nhật Bản thành một nước có tiếng nói hơn trên vũ trường quốc tế, với một lực lượng quân sự có khả năng tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Ông Abe cũng nói Nhật Bản nên dỡ bỏ các hạn chế trong việc phòng vệ tập thể và giúp đỡ các đồng minh trong trường hợp bị tấn công.
Các chỉ trích đối với việc thay đổi hiến pháp cho rằng chính hiến pháp chủ trương hòa bình đã giúp Nhật tránh khỏi chiến tranh từ thập kỷ 1940, cho phép nước này tránh chủ nghĩa quân phiệt hồi đầu thế kỷ 20, và tập trung vào phát triển kinh tế.
Những người ủng hộ thì cho rằng Nhật Bản cần đóng vai trò lớn hơn trên thế giới và lãnh trách nhiệm cao hơn trong việc duy trì an ninh toàn cầu.
Quân lính Nhật Bản được gởi tới Iraq theo sứ mạng nhân đạo, với những chỉ dẫn nghiêm ngặt về việc chỉ được bắn trong trường hợp tự vệ.
Hộ cũng là lực lượng Nhật Bản đầu tiên đi vào vùng có chiến sự kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo BBC
Dự thảo sẽ chuyển lên thượng viện, và nếu được phê chuẩn, thì một cuộc trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp nhằm cho phép sử dụng rộng rãi hơn các lực lượng quân sự sẽ được tiến hành.
Thủ tướng Shinzo Abe muốn nới lỏng các giới hạn hành động quân sự.
Việc triển khai lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài, như ở Iraq chẳng hạn, hiện tại cần có pháp chế đặc biệt.
Vai trò lớn hơn
Khi thế chiến thứ hai kết thúc, chính quyền chiếm đóng của Mỹ ở Nhật lúc ấy đã soạn thảo hiến pháp của Nhật, chính thức cấm thành lập quân đội.
Nhưng văn bản này cũng được diễn dịch là cho phép có một lực lượng phòng vệ, và lực lượng này đã được triển khai trong một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và nhân đạo ở nước ngoài.
Ông Abe lấy việc thay đổi hiến pháp làm mục tiêu chính sách hàng đầu của ông khi thắng cử năm 2006.
Theo phóng viên BBC Chris Hogg ở Tokyo, đây là một phần trong nỗ lực của ông Abe biến Nhật Bản thành một nước có tiếng nói hơn trên vũ trường quốc tế, với một lực lượng quân sự có khả năng tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Ông Abe cũng nói Nhật Bản nên dỡ bỏ các hạn chế trong việc phòng vệ tập thể và giúp đỡ các đồng minh trong trường hợp bị tấn công.
Các chỉ trích đối với việc thay đổi hiến pháp cho rằng chính hiến pháp chủ trương hòa bình đã giúp Nhật tránh khỏi chiến tranh từ thập kỷ 1940, cho phép nước này tránh chủ nghĩa quân phiệt hồi đầu thế kỷ 20, và tập trung vào phát triển kinh tế.
Những người ủng hộ thì cho rằng Nhật Bản cần đóng vai trò lớn hơn trên thế giới và lãnh trách nhiệm cao hơn trong việc duy trì an ninh toàn cầu.
Quân lính Nhật Bản được gởi tới Iraq theo sứ mạng nhân đạo, với những chỉ dẫn nghiêm ngặt về việc chỉ được bắn trong trường hợp tự vệ.
Hộ cũng là lực lượng Nhật Bản đầu tiên đi vào vùng có chiến sự kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo BBC
Có thể bạn sẽ thích