Nhật Bản đã gia tăng các nỗ lực vận động của mình nhằm giành một ghế thường trực Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của Tokyo trong thời điểm hiện nay.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 trên thế giới, dân số cũng khá đông (130 triệu người), về lý thuyết, Nhật Bản hoàn toàn xứng đáng có chân thường trực trong HĐBA - hiện gồm 5 thành viên là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp - trong đó chỉ có Mỹ là hơn Nhật về kinh tế. Thậm chí xét về kinh tế lẫn dân số, Anh và Pháp đều không thể sánh với Nhật. Đặc biệt, vai trò của Nhật trên trường quốc tế ngày càng lớn mạnh và Nhật là một trong những nước viện trợ nhiều nhất thế giới. Chính vì những lý do trên mà khi Tổng thư ký K.Annan có kế hoạch cải tổ LHQ, trong đó có việc mở rộng HĐBA, Tokyo đã rất quyết tâm giành một chỗ. Nhật Bản đã cùng với Đức (nền kinh tế lớn nhất châu Âu), Ấn Độ (quốc gia đông dân thứ nhì thế giới) và Brazil (nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ) lập thành một nhóm “lobby” chung để kiếm ghế thường trực HĐBA, mà cơ cấu hiện nay vẫn còn phản ảnh cán cân quyền lực sau Thế chiến thứ 2 - vốn đã là dĩ vãng xa xôi.
Yêu cầu đầu tiên của việc mở rộng HĐBA (thêm 6 ghế thường trực và 3 không thường trực) là phải có một nghị quyết và nghị quyết này cần 2/3 số phiếu ủng hộ từ 191 thành viên LHQ.
Ngoại trưởng Nhật N.Machimura đang có mặt tại New York (Mỹ) để tham dự hội nghị về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân vào tuần tới và nhân dịp này sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ C.Rice vào ngày 2/5. Ông đã dành cả ngày 29/4 để gặp gỡ các thành viên LHQ và một nhóm các chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ cùng các lãnh đạo thương mại. “Là nền dân chủ công nghiệp hóa dẫn đầu châu Á, chúng tôi tin rằng có thể hoàn thành những trách nhiệm này”, ông Machimura đã khẳng định khi ám chỉ đến trách nhiệm của ghế thường trực HĐBA. Trong khi đó, Thủ tướng J.Koizumi cũng đang có chuyến công du Nam Á nhằm vận động sự ủng hộ của khu vực cho mục tiêu trên. Tại New Delhi (Ấn Độ) hôm 29/4, lãnh đạo hai nước Nhật - Ấn đã tái khẳng định sự ủng hộ dành cho nhau trong nỗ lực kiếm ghế thường trực HĐBA. Ngày 30/4, ông Koizumi đã đến Pakistan và bên cạnh việc thúc đẩy các mối quan hệ, nhất là về kinh tế, thì mục đích chuyến thăm chỉ kéo dài 24 tiếng đồng hồ của người đứng đầu chính phủ Nhật cũng không nằm ngoài cụm từ “ghế thường trực HĐBA”. Mỹ đang hậu thuẫn việc Nhật trở thành thành viên HĐBA nhưng lại chưa ủng hộ một cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ về kế hoạch cải tổ, qua đó có thể cho phép Nhật có được một ghế, vì xem ra Washington không muốn bất cứ sự thay đổi nào so với hiện tại (15 thành viên, trong đó 5 thường trực).
(theo thanhnien.com.vn)
Là nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 trên thế giới, dân số cũng khá đông (130 triệu người), về lý thuyết, Nhật Bản hoàn toàn xứng đáng có chân thường trực trong HĐBA - hiện gồm 5 thành viên là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp - trong đó chỉ có Mỹ là hơn Nhật về kinh tế. Thậm chí xét về kinh tế lẫn dân số, Anh và Pháp đều không thể sánh với Nhật. Đặc biệt, vai trò của Nhật trên trường quốc tế ngày càng lớn mạnh và Nhật là một trong những nước viện trợ nhiều nhất thế giới. Chính vì những lý do trên mà khi Tổng thư ký K.Annan có kế hoạch cải tổ LHQ, trong đó có việc mở rộng HĐBA, Tokyo đã rất quyết tâm giành một chỗ. Nhật Bản đã cùng với Đức (nền kinh tế lớn nhất châu Âu), Ấn Độ (quốc gia đông dân thứ nhì thế giới) và Brazil (nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ) lập thành một nhóm “lobby” chung để kiếm ghế thường trực HĐBA, mà cơ cấu hiện nay vẫn còn phản ảnh cán cân quyền lực sau Thế chiến thứ 2 - vốn đã là dĩ vãng xa xôi.
Yêu cầu đầu tiên của việc mở rộng HĐBA (thêm 6 ghế thường trực và 3 không thường trực) là phải có một nghị quyết và nghị quyết này cần 2/3 số phiếu ủng hộ từ 191 thành viên LHQ.
Ngoại trưởng Nhật N.Machimura đang có mặt tại New York (Mỹ) để tham dự hội nghị về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân vào tuần tới và nhân dịp này sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ C.Rice vào ngày 2/5. Ông đã dành cả ngày 29/4 để gặp gỡ các thành viên LHQ và một nhóm các chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ cùng các lãnh đạo thương mại. “Là nền dân chủ công nghiệp hóa dẫn đầu châu Á, chúng tôi tin rằng có thể hoàn thành những trách nhiệm này”, ông Machimura đã khẳng định khi ám chỉ đến trách nhiệm của ghế thường trực HĐBA. Trong khi đó, Thủ tướng J.Koizumi cũng đang có chuyến công du Nam Á nhằm vận động sự ủng hộ của khu vực cho mục tiêu trên. Tại New Delhi (Ấn Độ) hôm 29/4, lãnh đạo hai nước Nhật - Ấn đã tái khẳng định sự ủng hộ dành cho nhau trong nỗ lực kiếm ghế thường trực HĐBA. Ngày 30/4, ông Koizumi đã đến Pakistan và bên cạnh việc thúc đẩy các mối quan hệ, nhất là về kinh tế, thì mục đích chuyến thăm chỉ kéo dài 24 tiếng đồng hồ của người đứng đầu chính phủ Nhật cũng không nằm ngoài cụm từ “ghế thường trực HĐBA”. Mỹ đang hậu thuẫn việc Nhật trở thành thành viên HĐBA nhưng lại chưa ủng hộ một cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ về kế hoạch cải tổ, qua đó có thể cho phép Nhật có được một ghế, vì xem ra Washington không muốn bất cứ sự thay đổi nào so với hiện tại (15 thành viên, trong đó 5 thường trực).
(theo thanhnien.com.vn)
Có thể bạn sẽ thích