Nỗi khổ của người Việt Nam tại Nhật

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
MỚI TÌM THẤY CÁI NÀY, K BIẾT ĐÚNG SAI

Có lẽ Việt Nam là một nước có các thủ tục hành chính rườm rà. Cộng thêm việc không có các điều quy định rõ ràng (hoặc giả có đi nữa thì các cơ quan hành chính cũng cố tình lờ đi) về các thủ tục hành chính, đặc biệt là các quy định về các khỏan lệ phí khi làm giấy tờ. Đây là một nỗi khổ mà không người Việt Nam nào tráng khỏi.

Người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nhật cũng không tráng khỏi điều này. Sự mập mờ không thống nhất trong các khỏan thu lệ phí cộng với thói làm việc quan liệu theo kiểu “trong nước” của Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán là một nỗi kinh hoàng của những người Việt đang sống và học tập tại Nhật, một đất nước mà các thủ tục hành chính khá gọn nhẹ, thái độ phục vụ nhân dân của các cơ quan “công quyền” khá tốt.

Trước hết xin hãy nhìn vào trang web của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản(http://www.mofa.gov.vn/vnemb.jp/vi)- Một trang web được xây dựng lại một cách sơ sài sau vụ scandal link đến websex trước đây mà BBC cũng đã phán ánh. Trên trang web này có hướng dẫn về các thủ tục như làm hộ chiếu, đăng ký công dân v.v... Nhưng không hiểu có phải vì “vô tình” hay không mà người ta “quên” đề cập đến phần chi phí. Trong khi trong nước chính phủ Việt Nam hô hào cải cách hành chính, công khai thông tin .... thì cơ quan Ngọai Giao tại Nhật lại cố tình bưng bít phần chi phí, là một phần khá nhạy cảm!

Các nhân chứng:
Bản thân người Viết cũng có một vài lần xin cấp hộ chiếu và những lần này chi phí đều khác nhau. Lần đầu tien xin cấp qua bưu điện và vì là “sinh viên” nên chỉ tốn 3500 yên và tiền gửi. Còn lần thứ hai cấp trực tiếp và sau khi nhân viên lãnh sự quán biết là tôi đã “đi làm” nên họ ra giá là 12000 yên (kèm theo 1 lời giải thích rằng đây là quy định chung). Một tuần sau đó một anh bạn làm cùng công ty với tôi đi làm mới hộ chiếu và chỉ phải trả 8000 yên. Qua đây bản thân tôi có cảm giác là người của Đại Sứ Quán và Lãnh sự quán làm việc theo “phong cách ngọai giao”,có nghĩa là nhìn mặt đối phương để ra giá tiền.

Và đây là lời của các “nạn nhân” tại trang web của “Hội thanh niên và lưu học sinh Việt Nam tại NhậtBản”.( http://www.vysa.jp/modules.php?op=mo...e=2&orderdate=)



-Các bạn đến đại sứ quán làm thủ tục cần CỰC KỲ chú ý đến điểm sau:
Ngay cả khi bạn không có ý định làm gấp hoặc làm ngoài giờ (mục E), bạn luôn cần chuẩn bị sẵn chi phí cộng thêm cho phần này (30%).

Nhìn chung quy trình đến làm các loại thủ tục sẽ như sau:
+ Bạn có mặt lúc 9h. Bạn nộp hồ sơ và ngồi đợi. Nhiều khả năng là người có trách nhiệm giải quyết việc của bạn không có mặt.
+ Bạn ngồi đợi, bạn hỏi, rồi bạn lại ngồi đợi.
+ Tới 17h00~17h30 chiều, người có trách nhiệm sẽ về và giải quyết công việc cho bạn.
+ Bạn nhận giấy tờ lúc 18h00. Bạn đóng lệ phí theo biểu mức quy định (tính 30% tiền lệ phí làm gấp trong ngày).
Chú ý: không ai hỏi bạn có ý định làm gấp trong ngày hay không. Bạn cũng không nên hỏi về chuyện này.
(thành viên matryoshka)


-Xin thưa với bạn, bản thân tôi cũng từng là nạn nhân của những ngày trái gió trở trời ở DSQ. Tôi đến Nhật đăng ký kết hôn, chẳng phải business hay hoạt động gì cả. Nhưng tôi cũng đã ngồi đợi từ 1h trưa đến 6h30 tối mà không nhận được 1 lời xin lỗi hay giải thích nào cả. Thậm chí khi họ dịch sai giấy tờ, mà cách nói chuyện cứ như là đang làm phước cho tôi vậy.
(thành viên bonbon)


-Chúng ta thay vì trang cãi nhau về từng câu chữ hãy tự đặt câu hỏi:
1. Tại sao những cán bộ hành chính VN làm việc tại 1 đất nước văn minh như nước Nhật lại vẫn giữ phong cách làm việc và ứng xử như trong nước ? Phải chăng họ có 1 cái gì đó khó khăn ?
2. Tại sao khi bị họ đối xử như vậy không ai dám lên tiếng trực tiếp ngay tại đó hoặc tập hợp những người "cùng hoàn cảnh" để lên tiềng với họ ? Phải chăng chúng ta "hèn quá", chúng ta đã tự mình thỏa hiệp, nhún nhường trước những hành động của họ nên họ được thể "bắt nạt" chúng ta.
Tôi thiết nghĩ, nếu mỗi chúng ta biết nói lên tiếng nói về quyền lợi đương nhiên và hợp pháp của mình, không thỏa hiệp và sẵn sàng tẩy chay những hành động như thế thì lúc đó chính những người như họ sẽ phải tự thay đổi.
(thành viên nhaqueratinh)


Người viết xin không nhận xét về những lời kể trên mà chỉ xin bổ sung thêm là có lẽ do bất lực trước sự mập mờ của Đại sứ quán mà trang web “Hội thanh niên và lưu học sinh Việt Nam tại NhậtBản” đã quyết định cho ra đời góc “Thủ tục lãnh sự” để giải quyết bức xúc cho các thành viên.

Và theo một nguồn tin thì trang web vysa cũng nằm trong sự kiểm soát của đại sứ quán(tất cả những tin nhạy cảm đều bị yêu cầu xóa bỏ). Phải chăng đại sứ quán đã bật đèn xanh cho trang web này tạo ra góc "thủ tục lãnh sự" với các thông tin mập mờ và khi có chuyện xẩy ra thì họ không chịu trách nhiệm vì đây không phải là web chính thức của đại sứ quán.


Thay cho lời kết, tôi hy vọng họ- Các nhà ngọai giao Việt Nam tại Nhật- sẽ thay đổi phần nào để chúng tôi đỡ khổ và mất thời gian. Và nếu như cho tôi được phép gửi đến các nhà ngọai giao này lới nhắn thì tôi xin nhắn nhủ họ rằng: Hãy bỏ bớt những tin tức không cần thiết trên website sơ sài của Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật như tin tức(không liên quan đến Nhật-việt) và thay vào đó cố gắng cập Nhật một số bảng biểu giá cả lệ phí. Cuối cùng với tư cách là bộ mặt, cửa sổ của Việt Nam tại Nhật- Hãy bỏ ra chút tiền cà phê của các vị cũng vừa đủ để xây một góc tiếng Nhật cho trang web này. Nếu các vị không đủ khả năng tiếng Nhật thì các vị cũng có thể thuê người khác làm việc này.
 

kamikaze

Administrator
Micdac ghi hộ cái link ra kẻo sẽ bị kết án "tác giả là micdac" đấy nhé. Kiểm chứng hả? Mình vừa đọc bên vysa và những đoạn trích trong đó đều còn bên đấy<<== bài viết có lẽ đúng. Đây là về lý thuyết! Còn về nghe tin đồn thì thỉnh thoảng vẫn nghe người ta than phiền về vấn đề này. Cụ thể là gần đây, nghe nói có cô kia làm thủ tục kết hôn đã bị buộc phải về xin giấy chứng nhận độc thântại tất cả các địa phương của Nhật mà co ta đã lưu trú(Thật ra Việc này thường là do chính quyền địa phương nơi cô ta cứ trú hiện tại xác nhận-họ sẽ gọi cho các nơi cũ để hỏi-là đủ).
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tăng lương tối thiểu , "chính sách hỗ trợ bằng trợ cấp quốc gia, v.v." của thủ tướng Ishiba.
Nhật Bản : Tăng lương tối thiểu , "chính sách hỗ trợ bằng trợ cấp quốc gia, v.v." của thủ tướng Ishiba.
Để chuẩn bị cho việc tăng lương tối thiểu trong năm nay, Thủ tướng Ishiba đã công bố chính sách hỗ trợ đặc biệt, chẳng hạn như trợ cấp quốc gia, cho các tỉnh tăng lương cao hơn mức hướng dẫn do...
Thumbnail bài viết: Tỷ lệ ủng hộ Nội các xuống mức thấp mới là 20,9% , hơn một nửa không kỳ vọng vào các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản-Hoa Kỳ.
Tỷ lệ ủng hộ Nội các xuống mức thấp mới là 20,9% , hơn một nửa không kỳ vọng vào các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản-Hoa Kỳ.
Theo cuộc thăm dò ý kiến do Jiji Press tiến hành từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 5, tỷ lệ ủng hộ của Nội các Ishiba là 20,9%, giảm 2,2 điểm so với tháng trước, xuống mức thấp mới trong tháng thứ hai...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Hơn 70% muốn cắt giảm thuế tiêu dùng , 18% muốn duy trì mức thuế suất.
Nhật Bản : Hơn 70% muốn cắt giảm thuế tiêu dùng , 18% muốn duy trì mức thuế suất.
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press vào tháng 5, khi được hỏi về việc cắt giảm thuế tiêu dùng mà cả đảng cầm quyền và đối lập đều kêu gọi như một biện pháp chống lại giá cả tăng cao, câu trả...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Vào ngày 19 tháng 5, Viện nghiên cứu xã hội di động của NTT Docomo đã công bố một phân tích về các trải nghiệm học tập liên quan đến kiến thức tài chính và hình thành tài sản. Một cuộc khảo sát...
Thumbnail bài viết: Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Khi Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Eto Taku phát biểu vào ngày 18 tháng này rằng ông chưa bao giờ mua gạo vì những người ủng hộ tặng ông "rất nhiều", có lẽ ông chỉ muốn gây cười...
Thumbnail bài viết: Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Vào ngày 21, Cảnh sát tỉnh Aichi thông báo đã bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam, ティエン・サイン・ヴィエン ( Tien Sanh Vien ? 35 tuổi), một nhân viên công ty ở Bodaiji Higashi , thành phố Konan, tỉnh Shiga...
Thumbnail bài viết: Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
"Tôi đã đến cửa hàng tiện lợi để mua cà phê trong giờ nghỉ trưa, nhưng trước khi kịp nhận ra, tôi đã mua một chiếc áo phông" .... Những trải nghiệm như vậy đã lan truyền trên mạng xã hội kể từ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Trong cuộc tranh luận giữa các nhà lãnh đạo đảng vào ngày 21, Thủ tướng Ishiba Shigeru tuyên bố, "Giá gạo phải ở mức 3.000 yên (cho 5 kg). Chúng tôi sẽ đạt được mức giá đó sớm nhất có thể." Ông...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Theo Khảo sát lao động hàng tháng cho năm tài chính 2024 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố vào ngày 22, tiền lương thực tế trung bình hàng tháng của mỗi người, có tính đến biến động giá cả...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo khảo sát của Teikoku Databank, 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động toàn thời gian tính đến tháng 4 năm 2025, mức tương đương với năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay...
Top