Trong hai phán quyết vừa tuyên, toà án tối cao Nhật Bản đã bác bỏ yêu cầu bồi thường của các nạn nhân nô lệ tình dục và những người lao động khổ sai Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, toà án Nhật Bản cũng thừa nhận rằng những nạn nhân này đã bị quân đội và giới kinh doanh Nhật Bản cưỡng ép.
Các phán quyết trên được đưa ra trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm Mỹ cố gắng ngăn cản việc hạ viện Mỹ thông qua một nghị quyết về vấn đề nô lệ tình dục thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đây là lần đầu tiên toà án tối cao Nhật Bản ra phán quyết về đơn kiện của các nạn nhân thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ yếu là người Trung Quốc và Triều Tiên, qua đó đã gián tiếp bác bỏ các vụ kiện tương tự đang được các toà án cấp sơ thẩm thụ lý.
Toà án tối cao Nhật Bản nói rằng trong cả hai trường hợp nói trên, bên nguyên người Trung Quốc đã mất quyền khởi kiện đối với chính phủ và các công ty Nhật Bản vì trong Tuyên bố chung năm 1972, Trung Quốc đã khẳng định không yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường chiến tranh. Do đó, Chính phủ Nhật Bản có căn cứ để khẳng định rằng, các hiệp định sau chiến tranh giữa các nước đã cho phép Nhật Bản không phải chịu trách nhiệm giải quyết những yêu cầu đòi bồi thường của các cá nhân trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối các phán quyết trên của toà án tối cao Nhật Bản, mô tả phán quyết đó là “bất hợp pháp và không có giá trị” và coi cách giải thích Tuyên bố chung năm 1972 của toà án tối cao Nhật Bản là “tuỳ tiện”.
Ông Shao Yicheng, nguyên đơn 82 tuổi người Trung Quốc, đã bị ép buộc làm khổ sai cho công ty Nhật bản Nishimatsu trong thời kỳ chiến tranh khi ông mới 19 tuổi, gọi phán quyết trên là “không công bằng”.
Ông nói: Tôi thậm chí không được trả lương. Tôi bị ép phải làm việc. Điều tối thiểu mà tôi yêu cầu chỉ là tiền công của tôi.
Điều bất ngờ đối với một số chính khách ở Nhật Bản luôn tìm cách làm nhẹ đi những tội lỗi của Nhật Bản trong chiến tranh, đó là việc toà án tối cao nước này đã thừa nhận một thực tế lịch sử là có nhiều nạn nhân đã bị ép làm nô lệ tình dục và lao động khổ sai trong chiến tranh. Hai sự thật này tiếp tục khiến các nước châu Á phẫn nộ mặc dù chiến tranh đã kết thúc hơn 60 năm.
Trong phán quyết dài 16 trang về vụ kiện nô lệ tình dục, toà án tối cao Nhật Bản đã thừa nhận binh lính Nhật Bản đã bắt cóc hai bé gái Trung Quốc và ép họ phải làm nô lệ tình dục trong nhiều tháng, trái với một tuyên bố gần đây của ông Abe bác bỏ thực tế này.
Tháng trước, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy quân đội Nhật Bản đã trực tiếp ép buộc các phụ nữ làm nô lệ tình dục trong chiến tranh, quan điểm này đã được thể hiện bằng văn bản và được nội các Nhật Bản ủng hộ và coi đó là quan điểm chính thức của chính phủ Nhật Bản hôm 16-3.
Các nhà sử học đã ước tính có khoảng từ 50.000 đến 200.000 phụ nữ Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và một vài nước khác đã bị quân đội Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trong chiến tranh.
Thủ tướng Abe phát biểu hôm thứ ba trong cuộc gặp với các lãnh đạo Hạ viện Mỹ: Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các nạn nhân của Nhật Bản trong chiến tranh”. Và trong một cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ George W. Bush tại trại David hôm thứ sáu, Thủ tướng Abe nói, ông “cảm thông sâu sắc” đối với các nạn nhân của quân đội Nhật Bản và xin lỗi vì họ đã phải chịu những nỗi đau khổ cùng cực như vậy.
Trong hai phát biểu trên, ông Abe đã tránh không nhắc tới trách nhiệm của Nhật Bản đối với các nạn nhân cũng như không rút lại tuyên bố phủ nhận vai trò trực tiếp của quân đội Nhật Bản, là luận điểm chính của một số nhà chính trị ở Nhật Bản cho rằng những phụ nữ đó là gái mại dâm hoặc bị các ma cô đưa vào nhà chứa.
Hạ viện Mỹ đang xem xét một nghị quyết kêu gọi Nhật Bản thừa nhận một cách dứt khoát việc quân đội nước này có ép các phụ nữ làm nô lệ tình dục và lên tiếng xin lỗi họ.
Trong phán quyết về vụ kiện nô lệ tình dục, toà án tối cao đã thừa nhận rằng binh lính Nhật Bản đã bắt cóc hai bên nguyên, khi đó mới 13 và 15 tuổi, ở tỉnh Sơn tây, Trung Quốc năm 1942.
Ông Toshitaka Onodera, trưởng đoàn luật sư của các nạn nhân Trung Quốc, nói rằng mặc dù phán quyết trên là bất lợi cho các nạn nhân nhưng toà án tối cao đã ghi nhận một thực tế lịch sử, trong đó có việc quân đội Nhật Bản trực tiếp ép buộc các phụ nữ làm nô lệ tình dục.
(Nguồn: Nhân Dân.com.vn)
Các phán quyết trên được đưa ra trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm Mỹ cố gắng ngăn cản việc hạ viện Mỹ thông qua một nghị quyết về vấn đề nô lệ tình dục thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đây là lần đầu tiên toà án tối cao Nhật Bản ra phán quyết về đơn kiện của các nạn nhân thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ yếu là người Trung Quốc và Triều Tiên, qua đó đã gián tiếp bác bỏ các vụ kiện tương tự đang được các toà án cấp sơ thẩm thụ lý.
Toà án tối cao Nhật Bản nói rằng trong cả hai trường hợp nói trên, bên nguyên người Trung Quốc đã mất quyền khởi kiện đối với chính phủ và các công ty Nhật Bản vì trong Tuyên bố chung năm 1972, Trung Quốc đã khẳng định không yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường chiến tranh. Do đó, Chính phủ Nhật Bản có căn cứ để khẳng định rằng, các hiệp định sau chiến tranh giữa các nước đã cho phép Nhật Bản không phải chịu trách nhiệm giải quyết những yêu cầu đòi bồi thường của các cá nhân trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối các phán quyết trên của toà án tối cao Nhật Bản, mô tả phán quyết đó là “bất hợp pháp và không có giá trị” và coi cách giải thích Tuyên bố chung năm 1972 của toà án tối cao Nhật Bản là “tuỳ tiện”.
Ông Shao Yicheng, nguyên đơn 82 tuổi người Trung Quốc, đã bị ép buộc làm khổ sai cho công ty Nhật bản Nishimatsu trong thời kỳ chiến tranh khi ông mới 19 tuổi, gọi phán quyết trên là “không công bằng”.
Ông nói: Tôi thậm chí không được trả lương. Tôi bị ép phải làm việc. Điều tối thiểu mà tôi yêu cầu chỉ là tiền công của tôi.
Điều bất ngờ đối với một số chính khách ở Nhật Bản luôn tìm cách làm nhẹ đi những tội lỗi của Nhật Bản trong chiến tranh, đó là việc toà án tối cao nước này đã thừa nhận một thực tế lịch sử là có nhiều nạn nhân đã bị ép làm nô lệ tình dục và lao động khổ sai trong chiến tranh. Hai sự thật này tiếp tục khiến các nước châu Á phẫn nộ mặc dù chiến tranh đã kết thúc hơn 60 năm.
Trong phán quyết dài 16 trang về vụ kiện nô lệ tình dục, toà án tối cao Nhật Bản đã thừa nhận binh lính Nhật Bản đã bắt cóc hai bé gái Trung Quốc và ép họ phải làm nô lệ tình dục trong nhiều tháng, trái với một tuyên bố gần đây của ông Abe bác bỏ thực tế này.
Tháng trước, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy quân đội Nhật Bản đã trực tiếp ép buộc các phụ nữ làm nô lệ tình dục trong chiến tranh, quan điểm này đã được thể hiện bằng văn bản và được nội các Nhật Bản ủng hộ và coi đó là quan điểm chính thức của chính phủ Nhật Bản hôm 16-3.
Các nhà sử học đã ước tính có khoảng từ 50.000 đến 200.000 phụ nữ Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và một vài nước khác đã bị quân đội Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trong chiến tranh.
Thủ tướng Abe phát biểu hôm thứ ba trong cuộc gặp với các lãnh đạo Hạ viện Mỹ: Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các nạn nhân của Nhật Bản trong chiến tranh”. Và trong một cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ George W. Bush tại trại David hôm thứ sáu, Thủ tướng Abe nói, ông “cảm thông sâu sắc” đối với các nạn nhân của quân đội Nhật Bản và xin lỗi vì họ đã phải chịu những nỗi đau khổ cùng cực như vậy.
Trong hai phát biểu trên, ông Abe đã tránh không nhắc tới trách nhiệm của Nhật Bản đối với các nạn nhân cũng như không rút lại tuyên bố phủ nhận vai trò trực tiếp của quân đội Nhật Bản, là luận điểm chính của một số nhà chính trị ở Nhật Bản cho rằng những phụ nữ đó là gái mại dâm hoặc bị các ma cô đưa vào nhà chứa.
Hạ viện Mỹ đang xem xét một nghị quyết kêu gọi Nhật Bản thừa nhận một cách dứt khoát việc quân đội nước này có ép các phụ nữ làm nô lệ tình dục và lên tiếng xin lỗi họ.
Trong phán quyết về vụ kiện nô lệ tình dục, toà án tối cao đã thừa nhận rằng binh lính Nhật Bản đã bắt cóc hai bên nguyên, khi đó mới 13 và 15 tuổi, ở tỉnh Sơn tây, Trung Quốc năm 1942.
Ông Toshitaka Onodera, trưởng đoàn luật sư của các nạn nhân Trung Quốc, nói rằng mặc dù phán quyết trên là bất lợi cho các nạn nhân nhưng toà án tối cao đã ghi nhận một thực tế lịch sử, trong đó có việc quân đội Nhật Bản trực tiếp ép buộc các phụ nữ làm nô lệ tình dục.
(Nguồn: Nhân Dân.com.vn)
Có thể bạn sẽ thích