Đề án xây dựng một Cộng Đồng Đông Á theo kiểu Liên Hiệp Châu Âu là một trong những ưu tiên được ghi trong chương trình hành động cuả Đảng Dân Chủ Nhật Bản. Theo các nhà phân tích của Đảng này, Nhật Bản cần phải dấn thân và xiết chặt quan hệ thêm nữa với các nước Châu Á, trong kỷ nguyên mới
Theo hãng tin Kyodo, bên lề Hội nghị ba bên giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tại Thượng Hải, hôm qua, ngoại trưởng Katsuya Okada đã thảo luận với ngoại trưởng Dương Khiết Trì và đôi bên đồng ý sẽ tiếp tục xúc tiến dự án thành lập một Cộng Đồng Đông Á.
Điều đáng chú ý đầu tiên, là thủ tướng Nhật ông Hatoyama đang chủ động định hướng lại chính sách đối ngoại cuả Tokyo, vài tuần lễ sau khi nhậm chức. Câu hỏi là phải chăng Nhật Bản đang thực sự theo đuổi một chính sách ngoại giao mới, thân thiện hơn với Trung Quốc, và bớt phụ thuộc vào Hoa Kỳ ?
Thích ứng với tình hình mới tại Châu Á
Cần nhắc lại, trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật vừa qua, Đảng Dân Chủ cuả ông Hatoyama đã ghi trong chương trình hành động, mục tiêu cân bằng hóa ảnh hưởng cuả Mỹ, để cho Nhật Bản đóng vai trò độc lập hơn trên chính trường quốc tế.
Mặt khác, đề án xây dựng một Cộng Đồng Đông Á theo kiểu Liên Hiệp Châu Âu là một trong những ưu tiên được ghi trong chương trình hành động cuả Đảng Dân Chủ Nhật Bản. Các nhà phân tích cuả Đảng này đã nhấn mạnh đến sự cần thiết là Nhật Bản phải dấn thân và xiết chặt quan hệ thêm nữa với các nước Châu Á, trong kỷ nguyên mới, khi lục địa này mỗi ngày thêm thiết thân đối với quyền lợi Tokyo.
Ngày nay, hàng loạt các quốc gia Châu Á đang công nghiệp hoá nhanh chóng và đóng góp vào sự thành bại cuả nền kinh tế nói riêng cũng như của tương lai Nhật Bản nói chung. Ví dụ điển hình là Trung Quốc, nước này ngày nay là bạn hàng hàng đầu cuả Nhật Bản. Sự phát triển của Trung Quốc cũng là một cơ hội cho Nhật Bản.
Một tầng lớp chính trị gia thuộc Đảng Dân Chủ Nhật đã ý thức rằng vận mệnh cuả nước này tùy thuộc phần lớn vào sự trổi dậy cuả Đông Á và Tokyo cần đóng vai trò đầu tàu để thúc đẩy sự hội nhập kinh tế của khu vực.
Một lý do khác ít được đề cập công khai, đó là trong thời gian qua, Hoa Kỳ quá chú trọng đến cuộc chiến chống khủng bố. Hệ quả là Tokyo cảm thấy những mối lo âu cuả mình không được người đồng minh chia sẻ đúng mức, đặc biệt trong tình hình Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm bom nguyên tử.
Trong lĩnh vực an ninh, việc Bắc Kinh hiện đại hoá quân đội, theo nhiều nhà phân tích, cũng gây tranh luận tại Nhật Bản về khả năng ứng phó cuả Tokyo. Vì những nguyên nhân vừa kể, một trường phái gần gũi với thủ tướng Hatoyama đã nhắc nhở kịch bản hậu chiến tranh lạnh tại Châu Á cũng hao hao giống tình trạng Châu Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Bài học rút ra từ Liên Hiệp Châu Âu là khối này đã hình thành và trở nên thịnh vượng, một khi hai cừu địch là Pháp và Đức đã đảo ngược xu thế đối đầu, bắt tay hợp tác để đặt nền tảng cho một cộng đồng chung.
Ẩn số trong tiến trình xây dựng Cộng Đồng Đông Á
Tuy nhiên, đề án xây dựng một Cộng Đồng Đông Á, qua đó để phát huy vai trò cuả Tokyo, hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi.
Thứ nhất là Washington sẽ ứng xử ra sao, nếu Tokyo thực sự muốn thoát khỏi ảnh hưởng cuả Hoa Kỳ ? Cho dù thủ tướng Hatoyama đã lên tiếng cho biết ông không hề có ý định trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi dự án Cộng Đồng Đông Á, nhưng ngày nay không ai có thể hình dung Washington sẽ thụ động bật đèn xanh cho Tokyo thoát khỏi qũy đạo cuả mình. Liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn Quốc là hai cột trụ trong chiến lược cuả Washington tại Châu Á, nhằm ngăn chặn Trung Quốc và đồng thời, duy trì thế lực cuả Hoa Kỳ.
Mặt khác, triển vọng Nhật Bản thoát khỏi sự kềm tỏa cuả Hoa Kỳ, không chỉ khơi dậy nhiều lo âu tại Mỹ, mà ngay cả tại Châu Á, một khu vực chưa quên bóng ma chiến tranh cuả thế kỷ 20, trong đó đạo quân cuả Nhật Hoàng cũng đã từng hô hào cho một khối thịnh vượng chung.
Điều mà các quan sát viên nêu bật là đề xuất của Nhật Bản về Cộng Đồng Đông Á cũng không được phía Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Thái độ đa nghi của Bắc Kinh bắt nguồn từ một thực tế ít ai chối cãi là ngày nào Nhật Bản còn ủy thác an ninh của mình cho Hoa Kỳ bảo đảm, thì ngày đó, Tokyo còn bị ràng buộc bởi Hiến Pháp chủ hoà và chủ nghĩa quân phiệt sẽ khó lòng mà hồi sinh tại nước này. Bởi vậy, một nước Nhật không quân đội là điều có lợi cho Trung Quốc.
Về phần mình, Tokyo bị đặt vào thế khó xử, song song với tiềm lực kinh tế chính trị đang suy yếu của Hoa Kỳ lại hình thành một khu vực Đông Á năng động có tính chất quyết định cho cường quốc Nhật Bản của thế kỷ 21.
Đổi lại, việc tạo dựng một khuôn khổ hợp tác thích ứng cho an ninh của khu vực Đông Á, biến các nước láng giềng thành bạn hữu, vừa cho phép xua tan nghi kỵ, vừa từng bước dẫn đến việc giải thể dần các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ Nhật Bản.
Đây cũng là điều được lịch sử Châu Âu xác minh, khi quan hệ Đông Tây được sưởi ấm, việc này đã cho phép Hoa Kỳ cắt giảm đáng kể các căn cứ của mình tại nước Đức nói riêng và Tây Âu nói chung.
(rfi.fr)
Theo hãng tin Kyodo, bên lề Hội nghị ba bên giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tại Thượng Hải, hôm qua, ngoại trưởng Katsuya Okada đã thảo luận với ngoại trưởng Dương Khiết Trì và đôi bên đồng ý sẽ tiếp tục xúc tiến dự án thành lập một Cộng Đồng Đông Á.
Điều đáng chú ý đầu tiên, là thủ tướng Nhật ông Hatoyama đang chủ động định hướng lại chính sách đối ngoại cuả Tokyo, vài tuần lễ sau khi nhậm chức. Câu hỏi là phải chăng Nhật Bản đang thực sự theo đuổi một chính sách ngoại giao mới, thân thiện hơn với Trung Quốc, và bớt phụ thuộc vào Hoa Kỳ ?
Thích ứng với tình hình mới tại Châu Á
Cần nhắc lại, trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật vừa qua, Đảng Dân Chủ cuả ông Hatoyama đã ghi trong chương trình hành động, mục tiêu cân bằng hóa ảnh hưởng cuả Mỹ, để cho Nhật Bản đóng vai trò độc lập hơn trên chính trường quốc tế.
Mặt khác, đề án xây dựng một Cộng Đồng Đông Á theo kiểu Liên Hiệp Châu Âu là một trong những ưu tiên được ghi trong chương trình hành động cuả Đảng Dân Chủ Nhật Bản. Các nhà phân tích cuả Đảng này đã nhấn mạnh đến sự cần thiết là Nhật Bản phải dấn thân và xiết chặt quan hệ thêm nữa với các nước Châu Á, trong kỷ nguyên mới, khi lục địa này mỗi ngày thêm thiết thân đối với quyền lợi Tokyo.
Ngày nay, hàng loạt các quốc gia Châu Á đang công nghiệp hoá nhanh chóng và đóng góp vào sự thành bại cuả nền kinh tế nói riêng cũng như của tương lai Nhật Bản nói chung. Ví dụ điển hình là Trung Quốc, nước này ngày nay là bạn hàng hàng đầu cuả Nhật Bản. Sự phát triển của Trung Quốc cũng là một cơ hội cho Nhật Bản.
Một tầng lớp chính trị gia thuộc Đảng Dân Chủ Nhật đã ý thức rằng vận mệnh cuả nước này tùy thuộc phần lớn vào sự trổi dậy cuả Đông Á và Tokyo cần đóng vai trò đầu tàu để thúc đẩy sự hội nhập kinh tế của khu vực.
Một lý do khác ít được đề cập công khai, đó là trong thời gian qua, Hoa Kỳ quá chú trọng đến cuộc chiến chống khủng bố. Hệ quả là Tokyo cảm thấy những mối lo âu cuả mình không được người đồng minh chia sẻ đúng mức, đặc biệt trong tình hình Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm bom nguyên tử.
Trong lĩnh vực an ninh, việc Bắc Kinh hiện đại hoá quân đội, theo nhiều nhà phân tích, cũng gây tranh luận tại Nhật Bản về khả năng ứng phó cuả Tokyo. Vì những nguyên nhân vừa kể, một trường phái gần gũi với thủ tướng Hatoyama đã nhắc nhở kịch bản hậu chiến tranh lạnh tại Châu Á cũng hao hao giống tình trạng Châu Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Bài học rút ra từ Liên Hiệp Châu Âu là khối này đã hình thành và trở nên thịnh vượng, một khi hai cừu địch là Pháp và Đức đã đảo ngược xu thế đối đầu, bắt tay hợp tác để đặt nền tảng cho một cộng đồng chung.
Ẩn số trong tiến trình xây dựng Cộng Đồng Đông Á
Tuy nhiên, đề án xây dựng một Cộng Đồng Đông Á, qua đó để phát huy vai trò cuả Tokyo, hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi.
Thứ nhất là Washington sẽ ứng xử ra sao, nếu Tokyo thực sự muốn thoát khỏi ảnh hưởng cuả Hoa Kỳ ? Cho dù thủ tướng Hatoyama đã lên tiếng cho biết ông không hề có ý định trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi dự án Cộng Đồng Đông Á, nhưng ngày nay không ai có thể hình dung Washington sẽ thụ động bật đèn xanh cho Tokyo thoát khỏi qũy đạo cuả mình. Liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn Quốc là hai cột trụ trong chiến lược cuả Washington tại Châu Á, nhằm ngăn chặn Trung Quốc và đồng thời, duy trì thế lực cuả Hoa Kỳ.
Mặt khác, triển vọng Nhật Bản thoát khỏi sự kềm tỏa cuả Hoa Kỳ, không chỉ khơi dậy nhiều lo âu tại Mỹ, mà ngay cả tại Châu Á, một khu vực chưa quên bóng ma chiến tranh cuả thế kỷ 20, trong đó đạo quân cuả Nhật Hoàng cũng đã từng hô hào cho một khối thịnh vượng chung.
Điều mà các quan sát viên nêu bật là đề xuất của Nhật Bản về Cộng Đồng Đông Á cũng không được phía Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Thái độ đa nghi của Bắc Kinh bắt nguồn từ một thực tế ít ai chối cãi là ngày nào Nhật Bản còn ủy thác an ninh của mình cho Hoa Kỳ bảo đảm, thì ngày đó, Tokyo còn bị ràng buộc bởi Hiến Pháp chủ hoà và chủ nghĩa quân phiệt sẽ khó lòng mà hồi sinh tại nước này. Bởi vậy, một nước Nhật không quân đội là điều có lợi cho Trung Quốc.
Về phần mình, Tokyo bị đặt vào thế khó xử, song song với tiềm lực kinh tế chính trị đang suy yếu của Hoa Kỳ lại hình thành một khu vực Đông Á năng động có tính chất quyết định cho cường quốc Nhật Bản của thế kỷ 21.
Đổi lại, việc tạo dựng một khuôn khổ hợp tác thích ứng cho an ninh của khu vực Đông Á, biến các nước láng giềng thành bạn hữu, vừa cho phép xua tan nghi kỵ, vừa từng bước dẫn đến việc giải thể dần các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ Nhật Bản.
Đây cũng là điều được lịch sử Châu Âu xác minh, khi quan hệ Đông Tây được sưởi ấm, việc này đã cho phép Hoa Kỳ cắt giảm đáng kể các căn cứ của mình tại nước Đức nói riêng và Tây Âu nói chung.
(rfi.fr)
Có thể bạn sẽ thích