Hiện nay có rất nhiều Tu nghiệp sinh muốn tiếp tục du học ở Nhật sau khi thời gian tu nghiệp kết thúc. Vì thế xin nêu ra một số điều xung quanh chuyện này:
Trước hết xin nói thẳng là đây là điều không phải là không thể nhưng cũng không chắc chắn là có thể thực hiện được 100 phần trăm. Lý do vì sao? Vì nó còn tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể nhận được những phán đoán khác nhau từ cục quản lý xuất nhập cảnh.
Về luật phát thì hiện nay chưa có quy định rõ về việc ở lại du học của tu nghiệp sinh. Do đó việc quyết định sẽ tùy theo từng cục quản lý xuất nhập cảnh và thậm chí có thể là ở cùng một cục quản lý xuất nhập cảnh bạn sũng sẽ có thể nhận được những trả câu trả lời khác nhau từ những nhân viên khác nhau. Hay nói cách khác có được chấp nhận hay không thì sẽ dựa vào sự may rủi của bạn.
Về ý kiến của cục quản lý xuất nhập cảnh, sau hai lần gọi điện cho cục quản lý xuất nhập cảnh ở Osaka thì được hai câu trả lời khác nhau như sau:
1. Lần thứ nhất :
Cách đây khoảng 3 tháng trước và nhận được câu trả lời là Tu nghiệp sinh phải về nước và ở lại nước nhà 1 thời gian bằng với thời gian mình đã tu nghiệp ở Nhật. Lý do là do chế độ tu nghiệp là chế độ truyền bá khoa học kỹ thuật nên tu nghiệp sinh phải cống hiến cho đất nước sau khi tu nghiệp ở Nhật. Có nghĩa là nếu bạn tu nghiệp ở Nhật 3 năm thì bạn phải ở Việt Nam 3 năm mới có thể qua Nhật du học.
2. Lần thứ 2:
Cách đây hai tuần vào câu trả lời là tu nghiệp sinh có thể qua Nhật du học lại nhưng cần phải về nước sau khi kết thúc thời hạn tu nghiệp. Lý do là vì không thể chuyển trực tiếp từ tư cách thực tập sinh sang du học sinh.
Về thực tế thì cũng có một số người sau khi kết thúc tu nghiệp đã làm thủ tục chuyển sang lưu học sinh và hiện đã ra trường.
Xin có một vài lời khuyên cho bạn như sau:
Về cách tốt nhất để chuyển từ tu nghiệp sinh sang lưu học sinh là trong thời gian cuối của năm thứ ba bạn phải hoàn tất hết các thủ tục. Và trước khi về Việt Nam để kết thúc từ cách tu nghiệp sinh bạn phải chuyển visa sang tư cách là lưu học sinh. Lý do là theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi việc xin chuyển đổi tư cách visa khi bạn còn ở Nhật sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi bạn đã về Việt Nam.
Tuy thế như đã nói ở trên, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này nên cũng có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy nếu bạn thực sự muốn du học thì bạn hãy thử làm thủ tục xem sao. Nếu như bị từ chối thì nên về Việt Nam và làm thủ tục du học lại.
Trình tự cụ thể của các bước làm thủ tục sẽ như sau
1. Quyết định trường học, Ngành học
2. Nếu có thể nên tìm một người thầy có uy tín bảo lãnh cho mình (Việc này rất cần thiết cho những ai muốn vào thẳng cao học)
3. Làm thủ tục thi nhập học (Về cách thi và phỏng vấn vào trường thì tùy từng trường cụ thể.)
4. Sau khi bạn nhận được giấy gọi nhập học thì bạn đóng học phí và xin giấy chứng nhận là đã hoàn tất thủ tục nhập học.
5. Mang tất cả các thứ này lên Cục quản lý xuất Nhập cảnh để xin chuyển tư cách visa. Khi làm thủ tục này bạn sẽ bị hỏi về khả năng kinh tế để chu cấp cho việc du học. Có hai cách trả lời cách thứ nhất là sẽ do gia đình đảm bảo. Trương hợp này bạn phải khai báo số tiền trong tài khoản ngân hàng của gia đình. Cách thứ hai là bạn nói rằng do bạn tự lo. Trường hợp này bạn phải trình chứng nhận số tiền hiện có trong tài khoản của bạn.
Xin chú ý rằng nội dung trên đây được tóm tắt lại dựa theo tình hình thực tại hiện nay và tình hình sẽ có thay đổi trong thời gian tới. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập học nếu có thể bạn nên thi lấy bằng năng lực tiếng Nhật .
(kamikaze)
Trước hết xin nói thẳng là đây là điều không phải là không thể nhưng cũng không chắc chắn là có thể thực hiện được 100 phần trăm. Lý do vì sao? Vì nó còn tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể nhận được những phán đoán khác nhau từ cục quản lý xuất nhập cảnh.
Về luật phát thì hiện nay chưa có quy định rõ về việc ở lại du học của tu nghiệp sinh. Do đó việc quyết định sẽ tùy theo từng cục quản lý xuất nhập cảnh và thậm chí có thể là ở cùng một cục quản lý xuất nhập cảnh bạn sũng sẽ có thể nhận được những trả câu trả lời khác nhau từ những nhân viên khác nhau. Hay nói cách khác có được chấp nhận hay không thì sẽ dựa vào sự may rủi của bạn.
Về ý kiến của cục quản lý xuất nhập cảnh, sau hai lần gọi điện cho cục quản lý xuất nhập cảnh ở Osaka thì được hai câu trả lời khác nhau như sau:
1. Lần thứ nhất :
Cách đây khoảng 3 tháng trước và nhận được câu trả lời là Tu nghiệp sinh phải về nước và ở lại nước nhà 1 thời gian bằng với thời gian mình đã tu nghiệp ở Nhật. Lý do là do chế độ tu nghiệp là chế độ truyền bá khoa học kỹ thuật nên tu nghiệp sinh phải cống hiến cho đất nước sau khi tu nghiệp ở Nhật. Có nghĩa là nếu bạn tu nghiệp ở Nhật 3 năm thì bạn phải ở Việt Nam 3 năm mới có thể qua Nhật du học.
2. Lần thứ 2:
Cách đây hai tuần vào câu trả lời là tu nghiệp sinh có thể qua Nhật du học lại nhưng cần phải về nước sau khi kết thúc thời hạn tu nghiệp. Lý do là vì không thể chuyển trực tiếp từ tư cách thực tập sinh sang du học sinh.
Về thực tế thì cũng có một số người sau khi kết thúc tu nghiệp đã làm thủ tục chuyển sang lưu học sinh và hiện đã ra trường.
Xin có một vài lời khuyên cho bạn như sau:
Về cách tốt nhất để chuyển từ tu nghiệp sinh sang lưu học sinh là trong thời gian cuối của năm thứ ba bạn phải hoàn tất hết các thủ tục. Và trước khi về Việt Nam để kết thúc từ cách tu nghiệp sinh bạn phải chuyển visa sang tư cách là lưu học sinh. Lý do là theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi việc xin chuyển đổi tư cách visa khi bạn còn ở Nhật sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi bạn đã về Việt Nam.
Tuy thế như đã nói ở trên, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này nên cũng có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy nếu bạn thực sự muốn du học thì bạn hãy thử làm thủ tục xem sao. Nếu như bị từ chối thì nên về Việt Nam và làm thủ tục du học lại.
Trình tự cụ thể của các bước làm thủ tục sẽ như sau
1. Quyết định trường học, Ngành học
2. Nếu có thể nên tìm một người thầy có uy tín bảo lãnh cho mình (Việc này rất cần thiết cho những ai muốn vào thẳng cao học)
3. Làm thủ tục thi nhập học (Về cách thi và phỏng vấn vào trường thì tùy từng trường cụ thể.)
4. Sau khi bạn nhận được giấy gọi nhập học thì bạn đóng học phí và xin giấy chứng nhận là đã hoàn tất thủ tục nhập học.
5. Mang tất cả các thứ này lên Cục quản lý xuất Nhập cảnh để xin chuyển tư cách visa. Khi làm thủ tục này bạn sẽ bị hỏi về khả năng kinh tế để chu cấp cho việc du học. Có hai cách trả lời cách thứ nhất là sẽ do gia đình đảm bảo. Trương hợp này bạn phải khai báo số tiền trong tài khoản ngân hàng của gia đình. Cách thứ hai là bạn nói rằng do bạn tự lo. Trường hợp này bạn phải trình chứng nhận số tiền hiện có trong tài khoản của bạn.
Xin chú ý rằng nội dung trên đây được tóm tắt lại dựa theo tình hình thực tại hiện nay và tình hình sẽ có thay đổi trong thời gian tới. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập học nếu có thể bạn nên thi lấy bằng năng lực tiếng Nhật .
(kamikaze)
Có thể bạn sẽ thích