kamikaze
Administrator
Các hãng xe Mỹ đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng trước thách thức từ các hãng xe Nhật Bản. Nguyên nhân nằm trong cách thức quản lý nhân sự và chất lượng, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo xe hơi Mỹ không công nhận điều đó.
Tại cuộc họp diễn ra tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia, Chủ tịch của Ford Motor, Bill Ford nói với giới truyền thông: “Chúng tôi có thể đánh bại Toyota nhưng không thể đánh bại ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản”. Những khó khăn của Ford hiện tại, theo những người lãnh đạo cấp cao, xuất phát từ những ưu thế không “trong sáng” mà chính phủ Nhật Bản “tặng” cho các công ty của họ. Điển hình nhất là chế độ tiền lương nhân công, hệ thống trợ cấp sức khỏe và thậm chí, chính phủ còn chi tiền phát triển ngành ắc-quy hỗ trợ cho hybrid.
Điều khiến kết luận của Bill Ford trở nên "nực cười" nằm ở vấn đề các công ty Nhật Bản, mà đứng đầu là Toyota, đã đánh cho Ford “tơi tả” bằng việc sản xuất xe ngay trên “thánh địa” Bắc Mỹ bởi chính thiết bị và nhân công Bắc Mỹ - những người hưởng lương và trợ cấp sức khỏe theo luật pháp Mỹ. Hơn nữa, những nhà sản xuất Nhật Bản còn sử dụng công nghệ Mỹ do chính người Mỹ sáng tạo nên.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về xe Nhật, hãy xem xét đôi chút thực tế ở Toyota. Khoảng 65% xe của hãng bán ở Mỹ sản xuất ngay tại Mỹ và tỷ lệ đó có thể cao hơn nếu xem xét tới tốc độ phát triển hiện nay. Theo dự kiến, Toyota sẽ mở cơ sở lắp ráp thứ 7 tại Texas vào mùa hè năm nay và nhà máy thứ 8 tại Ontario vào 2008. Toyota sẽ lắp ráp xe tại nhà máy Subaru tại Ấn Độ vào 2009 và đang hướng tới mở rộng sản xuất tại một vài vùng khác. Hơn nữa, nhà sản xuất này còn sở hữu 3 nhà máy sản xuất động cơ và đang tìm kiếm vị trí để xây thêm nhà máy thứ 4. Cuối thập kỷ, số xe Toyota sản xuất ở Mỹ có thể ngang bằng với Chrysler và tiếp cận tới Ford, sau khi Ford thông báo cắt giảm nhân công và đóng cửa nhà máy.
Trên thực tế, nhờ các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức mà tổng số nhân công làm việc trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ luôn tăng trong thập kỷ qua với khoảng 1,1 triệu người.
Bởi vậy, không thể cho rằng vấn đề nằm ở các công ty Nhật Bản và ngay tại quê hương, các hãng xe hơi cũng gặp không ít khó khăn. Trong 15 năm qua¸ ngành công nghiệp xứ sở hoa anh đào không còn thu hút sự chú ý như trước đó. Những hãng mới nhất bắt đầu xuống dốc nằm trong ngành điện tử dân dụng như Sony, Panasonic, bởi không thể đứng vững trước sự phát triển nhanh chóng của các công ty Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Các hãng xe cũng theo đó mà đi xuống và rơi vào tay tập đoàn nước ngoài như Nissan, Mazda hay suy giảm nghiêm trọng như Mitsubishi hay Isuzu.
Vấn đề chính của Ford, và một phần nằm trong tình trạng chung của nước Mỹ hiện nay là hệ thống xã hội công nghiệp sinh ra trong những năm 1930 tại Detroit đã bị xã hội công nghiệp sinh sau chiến tranh thế giới thứ II lấn án mà đi đầu là Toyota. Thật trớ trêu, nền tảng sản xuất của Toyota lại dựa trên sáng tạo của Henry Ford, ông tổ của Bill Ford. Cho dù lãnh đạo ở Detroit bỏ công nghiên cứu về các mẫu xe của Toyota, họ vẫn không thể chiến thắng và trong hoàn cảnh đó, tất nhiên, không ai có thể trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để trả lương hưu cao ngất ngưởng và trợ cấp xã hội mà người tiền nhiệm đã trót hứa?"
Trước khi có mặt của xe Nhật trên đất Mỹ, 3 ông lớn vẫn nắm giữ thị trường nội địa một cách chắc chắn. Hoạt động kinh doanh nằm trong một thị trường kín với những rào cản về đầu tư tới mức mà không một hãng trong nước nào có đủ năng lực tham gia ngoài 3 ông lớn GM, Ford và Chrysler. Về phía người lao động, nghiệp đoàn giữ vai trò độc tôn và trong hoàn cảnh thịnh vượng đó, các ông chủ hãng xe ra sức thỏa hiệp với nghiệp đoàn để nâng mức lương lên cao ngất. Thậm chí họ còn xây dựng kế hoạch lương cho 10 năm sau.
Nhưng mọi chuyện không tốt đẹp mãi. Sự đe dọa tới cấu trúc ngành công nghiệp ôtô Mỹ bắt đầu khi Honda đầu tư vào Ohio năm 1982, theo sau đó là Toyota liên doanh với GM tại California năm 1984.
(Vnexpress.net)
Tại cuộc họp diễn ra tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia, Chủ tịch của Ford Motor, Bill Ford nói với giới truyền thông: “Chúng tôi có thể đánh bại Toyota nhưng không thể đánh bại ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản”. Những khó khăn của Ford hiện tại, theo những người lãnh đạo cấp cao, xuất phát từ những ưu thế không “trong sáng” mà chính phủ Nhật Bản “tặng” cho các công ty của họ. Điển hình nhất là chế độ tiền lương nhân công, hệ thống trợ cấp sức khỏe và thậm chí, chính phủ còn chi tiền phát triển ngành ắc-quy hỗ trợ cho hybrid.
Điều khiến kết luận của Bill Ford trở nên "nực cười" nằm ở vấn đề các công ty Nhật Bản, mà đứng đầu là Toyota, đã đánh cho Ford “tơi tả” bằng việc sản xuất xe ngay trên “thánh địa” Bắc Mỹ bởi chính thiết bị và nhân công Bắc Mỹ - những người hưởng lương và trợ cấp sức khỏe theo luật pháp Mỹ. Hơn nữa, những nhà sản xuất Nhật Bản còn sử dụng công nghệ Mỹ do chính người Mỹ sáng tạo nên.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về xe Nhật, hãy xem xét đôi chút thực tế ở Toyota. Khoảng 65% xe của hãng bán ở Mỹ sản xuất ngay tại Mỹ và tỷ lệ đó có thể cao hơn nếu xem xét tới tốc độ phát triển hiện nay. Theo dự kiến, Toyota sẽ mở cơ sở lắp ráp thứ 7 tại Texas vào mùa hè năm nay và nhà máy thứ 8 tại Ontario vào 2008. Toyota sẽ lắp ráp xe tại nhà máy Subaru tại Ấn Độ vào 2009 và đang hướng tới mở rộng sản xuất tại một vài vùng khác. Hơn nữa, nhà sản xuất này còn sở hữu 3 nhà máy sản xuất động cơ và đang tìm kiếm vị trí để xây thêm nhà máy thứ 4. Cuối thập kỷ, số xe Toyota sản xuất ở Mỹ có thể ngang bằng với Chrysler và tiếp cận tới Ford, sau khi Ford thông báo cắt giảm nhân công và đóng cửa nhà máy.
Trên thực tế, nhờ các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức mà tổng số nhân công làm việc trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ luôn tăng trong thập kỷ qua với khoảng 1,1 triệu người.
Bởi vậy, không thể cho rằng vấn đề nằm ở các công ty Nhật Bản và ngay tại quê hương, các hãng xe hơi cũng gặp không ít khó khăn. Trong 15 năm qua¸ ngành công nghiệp xứ sở hoa anh đào không còn thu hút sự chú ý như trước đó. Những hãng mới nhất bắt đầu xuống dốc nằm trong ngành điện tử dân dụng như Sony, Panasonic, bởi không thể đứng vững trước sự phát triển nhanh chóng của các công ty Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Các hãng xe cũng theo đó mà đi xuống và rơi vào tay tập đoàn nước ngoài như Nissan, Mazda hay suy giảm nghiêm trọng như Mitsubishi hay Isuzu.
Vấn đề chính của Ford, và một phần nằm trong tình trạng chung của nước Mỹ hiện nay là hệ thống xã hội công nghiệp sinh ra trong những năm 1930 tại Detroit đã bị xã hội công nghiệp sinh sau chiến tranh thế giới thứ II lấn án mà đi đầu là Toyota. Thật trớ trêu, nền tảng sản xuất của Toyota lại dựa trên sáng tạo của Henry Ford, ông tổ của Bill Ford. Cho dù lãnh đạo ở Detroit bỏ công nghiên cứu về các mẫu xe của Toyota, họ vẫn không thể chiến thắng và trong hoàn cảnh đó, tất nhiên, không ai có thể trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để trả lương hưu cao ngất ngưởng và trợ cấp xã hội mà người tiền nhiệm đã trót hứa?"
Trước khi có mặt của xe Nhật trên đất Mỹ, 3 ông lớn vẫn nắm giữ thị trường nội địa một cách chắc chắn. Hoạt động kinh doanh nằm trong một thị trường kín với những rào cản về đầu tư tới mức mà không một hãng trong nước nào có đủ năng lực tham gia ngoài 3 ông lớn GM, Ford và Chrysler. Về phía người lao động, nghiệp đoàn giữ vai trò độc tôn và trong hoàn cảnh thịnh vượng đó, các ông chủ hãng xe ra sức thỏa hiệp với nghiệp đoàn để nâng mức lương lên cao ngất. Thậm chí họ còn xây dựng kế hoạch lương cho 10 năm sau.
Nhưng mọi chuyện không tốt đẹp mãi. Sự đe dọa tới cấu trúc ngành công nghiệp ôtô Mỹ bắt đầu khi Honda đầu tư vào Ohio năm 1982, theo sau đó là Toyota liên doanh với GM tại California năm 1984.
(Vnexpress.net)