Hôm qua, 8-12, công ty chứng khoán Mizuho, một công ty chứng khoán có quy mô bậc trung tại Nhật, cho biết đã xảy ra một sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng khi chào bán loại cổ phiếu J Com trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Giám đốc công ty này cho biết khoản tiền bù lỗ tối thiểu có thể sẽ lên đến 27 tỉ yên (225 triệu USD).
Đây là một lỗi rất nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong giới chứng khoán Nhật Bản. Và cũng chính vì vậy mà trong cùng ngày mức giá cổ phiếu bình quân của kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống hơn 300 yên/cổ phiếu.
Một phút bất cẩn...
Nguyên nhân của sự việc này là J-Com cho phát hành 14.500 cổ phiếu. Mức giá khởi điểm của loại cổ phiếu này trong ngày 8-12 là 610.000 yên/cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty chứng khoán Mizuho đã đăng nhầm thành 1 yên/ 610.000 cổ phiếu.
Với mức giá rẻ bất ngờ như vậy, công ty chứng khoán Mizuho đã bán được một số lượng cổ phiếu khổng lồ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Phiên giao dịch chứng khoán bắt đầu từ 9h27 và chỉ 30 phút sau, Mizuho đã kịp nhận ra sai lầm của mình, điều chỉnh mức giá ngay lập tức. Tuy nhiên, giá của loại cổ phiếu này đã rớt xuống còn 570.000 yên. Sau đó, khi công ty chứng khoán Mizuho đăng thông báo mua lại những cổ phiếu đã “bán hớ” này thì trong vòng 43 phút sau, mức giá của loại cổ phiếu này lại tăng tới 772.000 yên.
Được biết, lãi ròng mà thị trường chứng khoán Mizuho thu được trong 3 tháng của năm 2005 là 28 tỉ yên. Người ta tính toán rằng, sự cố nhầm lẫn lần này gây ra tổn thất tương đương với lợi nhuận năm trước của công ty này.
Công ty chứng khoán Mizuho phải tập trung mua lại cổ phiếu để tránh tình trạng bán kiếm lời của những người đã mua cổ phiếu. Nếu loại cổ phiếu này được thu hồi chậm trễ thì Mizuho sẽ phải tốn thêm nhiều tiền để bồi thường.
Xáo động thị trường chứng khoán Nhật
"Cú sốc J-Com" là từ mà những người chơi cổ phiếu gọi sự cố niêm yết giá cổ phiếu nhầm lẫn của công ty chứng khoán Mizuho. Không chỉ gây thiệt hại nặng về tiền, sự cố này còn tạo nên sự hoang mang bất ổn trong giới đầu tư cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Tokyo, nhất là đối với việc rao bán và niêm yết cổ phiếu trên mạng.
Với giá rao bán phiếu bất bình thường vào 9h30 sáng 8-12, rất nhiều người chơi cổ phiếu đã phát hiện ra đây là nhầm lẫn của công ty chứng khoán. Và người nghi ngờ đầu tiên chính là công ty kinh doanh loại cổ phiếu J-Com. Nhưng phía công ty chứng khoán đã đưa ra lời bình luận nhằm phủ nhận nghi ngờ này. Và kết quả là, công ty chứng khoán Mizuho đã phải chính thức công nhận sự cố vừa qua vào lúc 4h30 chiều 8-12.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán Mizuho chỉ bắt đầu lên tiếng giải thích cho sự việc này vào lúc 11 giờ đêm 8-12, tức là 14 giờ sau khi xảy ra sự cố. Công ty này bị buộc phải chịu trách nhiệm trước thái độ giải quyết tình hình chậm trễ và làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Nhật nói chung.
Nhiều người lên tiếng chỉ trích rằng sự nhầm lẫn lần này có khả năng làm tê liệt thị trường giao dịch cổ phiếu trên mạng. Số cổ phiếu mà thị trường chứng khoán Tokyo đã tiến hành giao dịch vào tháng trước đạt mức 4,5 tỉ cổ phiếu, số tiền giao dịch đạt tới mức đột phá: 3,2 ngàn tỷ yên.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán phát triển mạnh như vậy, việc giao dịch mua bán cổ phiếu trên mạng cũng phát triển ăn theo. Tuy nhiên, sự cố nhầm lẫn này đã khiến nhiều người phải đắn đo khi tiến hành giao dịch chứng khoán qua mạng. Hậu quả của sự việc này hẳn không chỉ là thiệt hại về tiền.
(Theo Sankei, Asahi)
Đây là một lỗi rất nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong giới chứng khoán Nhật Bản. Và cũng chính vì vậy mà trong cùng ngày mức giá cổ phiếu bình quân của kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống hơn 300 yên/cổ phiếu.
Một phút bất cẩn...
Nguyên nhân của sự việc này là J-Com cho phát hành 14.500 cổ phiếu. Mức giá khởi điểm của loại cổ phiếu này trong ngày 8-12 là 610.000 yên/cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty chứng khoán Mizuho đã đăng nhầm thành 1 yên/ 610.000 cổ phiếu.
Với mức giá rẻ bất ngờ như vậy, công ty chứng khoán Mizuho đã bán được một số lượng cổ phiếu khổng lồ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Phiên giao dịch chứng khoán bắt đầu từ 9h27 và chỉ 30 phút sau, Mizuho đã kịp nhận ra sai lầm của mình, điều chỉnh mức giá ngay lập tức. Tuy nhiên, giá của loại cổ phiếu này đã rớt xuống còn 570.000 yên. Sau đó, khi công ty chứng khoán Mizuho đăng thông báo mua lại những cổ phiếu đã “bán hớ” này thì trong vòng 43 phút sau, mức giá của loại cổ phiếu này lại tăng tới 772.000 yên.
Được biết, lãi ròng mà thị trường chứng khoán Mizuho thu được trong 3 tháng của năm 2005 là 28 tỉ yên. Người ta tính toán rằng, sự cố nhầm lẫn lần này gây ra tổn thất tương đương với lợi nhuận năm trước của công ty này.
Công ty chứng khoán Mizuho phải tập trung mua lại cổ phiếu để tránh tình trạng bán kiếm lời của những người đã mua cổ phiếu. Nếu loại cổ phiếu này được thu hồi chậm trễ thì Mizuho sẽ phải tốn thêm nhiều tiền để bồi thường.
Xáo động thị trường chứng khoán Nhật
"Cú sốc J-Com" là từ mà những người chơi cổ phiếu gọi sự cố niêm yết giá cổ phiếu nhầm lẫn của công ty chứng khoán Mizuho. Không chỉ gây thiệt hại nặng về tiền, sự cố này còn tạo nên sự hoang mang bất ổn trong giới đầu tư cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Tokyo, nhất là đối với việc rao bán và niêm yết cổ phiếu trên mạng.
Với giá rao bán phiếu bất bình thường vào 9h30 sáng 8-12, rất nhiều người chơi cổ phiếu đã phát hiện ra đây là nhầm lẫn của công ty chứng khoán. Và người nghi ngờ đầu tiên chính là công ty kinh doanh loại cổ phiếu J-Com. Nhưng phía công ty chứng khoán đã đưa ra lời bình luận nhằm phủ nhận nghi ngờ này. Và kết quả là, công ty chứng khoán Mizuho đã phải chính thức công nhận sự cố vừa qua vào lúc 4h30 chiều 8-12.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán Mizuho chỉ bắt đầu lên tiếng giải thích cho sự việc này vào lúc 11 giờ đêm 8-12, tức là 14 giờ sau khi xảy ra sự cố. Công ty này bị buộc phải chịu trách nhiệm trước thái độ giải quyết tình hình chậm trễ và làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Nhật nói chung.
Nhiều người lên tiếng chỉ trích rằng sự nhầm lẫn lần này có khả năng làm tê liệt thị trường giao dịch cổ phiếu trên mạng. Số cổ phiếu mà thị trường chứng khoán Tokyo đã tiến hành giao dịch vào tháng trước đạt mức 4,5 tỉ cổ phiếu, số tiền giao dịch đạt tới mức đột phá: 3,2 ngàn tỷ yên.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán phát triển mạnh như vậy, việc giao dịch mua bán cổ phiếu trên mạng cũng phát triển ăn theo. Tuy nhiên, sự cố nhầm lẫn này đã khiến nhiều người phải đắn đo khi tiến hành giao dịch chứng khoán qua mạng. Hậu quả của sự việc này hẳn không chỉ là thiệt hại về tiền.
(Theo Sankei, Asahi)
Có thể bạn sẽ thích