Các hãng xe Nhật Bản đã vượt qua xe Mỹ tại thị trường ôtô Thái Lan, chiếm thị phần lớn. 10 năm trước, General Motors, Ford và Chrysler lên kế hoạch biến Thái Lan thành thủ phủ công nghiệp ôtô Mỹ ở châu Á, nhưng giờ đây, cả 3 phải quay về bảo vệ tổng hành dinh trước cơn bão "Nhật Bản hóa".
Khi Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành vị trí đứng đầu thì ngành công nghiệp xe hơi Thái Lan dường như vẫn lặng lẽ phát triển với hai sự kiện nổi bật. Thứ nhất, cuối tháng 11, tổng sản lượng đạt mốc 1 triệu xe, trong đó xuất khẩu 450.000 chiếc, đứng thứ 7 thế giới. Thứ hai, Thái Lan chính thức trở thành thị trường xe bán tải (pickup) lớn thứ 2 sau Mỹ. Doanh số xe bán tải nội địa đạt 400.000 xe vào năm nay, tăng 23% so với 2004.
Các chuyên gia nhận định, niềm đam mê xe bán tải của quốc gia hơn 63 triệu dân này có những nét tương đồng với ngành công nghiệp Mỹ, và chắc chắn sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai. Trên thực tế, đầu những năm 1990, các hãng xe Mỹ đã đầu tư ồ ạt vào công nghiệp ôtô Thái Lan nhằm biến quốc gia đạo Phật này thành “Detroit của châu Á”. Và tâm điểm của chiến dịch là bộ 3 “Big Three” (bao gồm General Motors, Ford và Chrysler) - những hãng từng rút khỏi Thái Lan những năm 1970.
Nhưng, mối tương quan và tiền không mang lại cho "3 ông lớn" thành công như mong muốn sau 10 năm. GM, Ford và Chrysler đã gặp phải làn sóng phản kháng dữ dội từ thị trường này.
Thái Lan, đối với những người sống và làm việc ở đó, là sân sau của thị trường Nhật Bản. Các mác xe Nhật chiếm 9 trong số 10 mẫu xe mới. Toyota một mình một ngựa với 40% thị phần, còn Isuzu thống trị dòng xe tải với 37%. Trong khi đó, “Big Three” GM, Ford và Chrysler chỉ chiếm 8%. Thậm chí, sự thành công nhỏ nhoi này sẽ chẳng là gì nếu không tính tới mối liên kết bền chặt giữa các hãng trên với Mazda (Ford), Isuzu (GM) và Daewoo (GM).
Ford và Mazda hợp tác sản xuất xe bán tải 0,5 tấn tại các xưởng lắp ráp ở Rayong. Chevrolet có mẫu Colorado liên kết với Isuzu còn GM lắp ráp CKD từ các linh kiện sản xuất ở Hàn Quốc. Mẫu xe phổ biến nhất Chevrolet Optra bán ở Thái Lan dưới mác Daewoo Lacetti. Cuối cùng là Chrysler, hãng không có bất cứ mối liên kết nào với các nhà sản xuất châu Á, có thương hiệu Mercedes với 0,8% thị phần.
Nhưng nếu xem xét dưới góc độ khung gầm thì 97% các mẫu xe tại Thái Lan là có nguồn gốc từ các hãng xe Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo chính các chuyên gia trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, GM, Ford và DaimlerChrysler đã thực sự chiến bại trước các nhà sản xuất châu Á và chẳng còn gì để “3 ông lớn” chiến đấu giành phần sống ở đây, nơi có diện tích gấp 12 lần Detroit. Và tốt nhất, GM, Chrysler và Ford hãy quay về với thực tại ở thị trường Mỹ, trước khi chứng kiến ngành công nghiệp ôtô của mình trở thành sân sau của Nhật Bản.
(theo Detnews)
Khi Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành vị trí đứng đầu thì ngành công nghiệp xe hơi Thái Lan dường như vẫn lặng lẽ phát triển với hai sự kiện nổi bật. Thứ nhất, cuối tháng 11, tổng sản lượng đạt mốc 1 triệu xe, trong đó xuất khẩu 450.000 chiếc, đứng thứ 7 thế giới. Thứ hai, Thái Lan chính thức trở thành thị trường xe bán tải (pickup) lớn thứ 2 sau Mỹ. Doanh số xe bán tải nội địa đạt 400.000 xe vào năm nay, tăng 23% so với 2004.
Các chuyên gia nhận định, niềm đam mê xe bán tải của quốc gia hơn 63 triệu dân này có những nét tương đồng với ngành công nghiệp Mỹ, và chắc chắn sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai. Trên thực tế, đầu những năm 1990, các hãng xe Mỹ đã đầu tư ồ ạt vào công nghiệp ôtô Thái Lan nhằm biến quốc gia đạo Phật này thành “Detroit của châu Á”. Và tâm điểm của chiến dịch là bộ 3 “Big Three” (bao gồm General Motors, Ford và Chrysler) - những hãng từng rút khỏi Thái Lan những năm 1970.
Nhưng, mối tương quan và tiền không mang lại cho "3 ông lớn" thành công như mong muốn sau 10 năm. GM, Ford và Chrysler đã gặp phải làn sóng phản kháng dữ dội từ thị trường này.
Thái Lan, đối với những người sống và làm việc ở đó, là sân sau của thị trường Nhật Bản. Các mác xe Nhật chiếm 9 trong số 10 mẫu xe mới. Toyota một mình một ngựa với 40% thị phần, còn Isuzu thống trị dòng xe tải với 37%. Trong khi đó, “Big Three” GM, Ford và Chrysler chỉ chiếm 8%. Thậm chí, sự thành công nhỏ nhoi này sẽ chẳng là gì nếu không tính tới mối liên kết bền chặt giữa các hãng trên với Mazda (Ford), Isuzu (GM) và Daewoo (GM).
Ford và Mazda hợp tác sản xuất xe bán tải 0,5 tấn tại các xưởng lắp ráp ở Rayong. Chevrolet có mẫu Colorado liên kết với Isuzu còn GM lắp ráp CKD từ các linh kiện sản xuất ở Hàn Quốc. Mẫu xe phổ biến nhất Chevrolet Optra bán ở Thái Lan dưới mác Daewoo Lacetti. Cuối cùng là Chrysler, hãng không có bất cứ mối liên kết nào với các nhà sản xuất châu Á, có thương hiệu Mercedes với 0,8% thị phần.
Nhưng nếu xem xét dưới góc độ khung gầm thì 97% các mẫu xe tại Thái Lan là có nguồn gốc từ các hãng xe Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo chính các chuyên gia trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, GM, Ford và DaimlerChrysler đã thực sự chiến bại trước các nhà sản xuất châu Á và chẳng còn gì để “3 ông lớn” chiến đấu giành phần sống ở đây, nơi có diện tích gấp 12 lần Detroit. Và tốt nhất, GM, Chrysler và Ford hãy quay về với thực tại ở thị trường Mỹ, trước khi chứng kiến ngành công nghiệp ôtô của mình trở thành sân sau của Nhật Bản.
(theo Detnews)
Có thể bạn sẽ thích