Châu Á không muốn lập trật tự thế giới mới?

tedan

New Member
Theo logic lịch sử, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ đi đầu trong nỗ lực tái lập một trật tự thế giới mới, nhưng họ lại không làm vậy.

images438310_tq.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Có hai điều chắc chắn sẽ diễn ra vào đầu thế kỷ 21 này. Thứ nhất, vai trò của châu Á sẽ ngày càng gia tăng. Thứ hai, những định chế thiết lập trong năm 1945 sẽ phải tái cơ cấu để đáp ứng được những nhu cầu của thế kỷ mới. Theo logic, châu Á phải dẫn đầu trong nỗ lực thiết lập một trật tự thế giới mới. Nhưng thật lạ kỳ, điều ngược lại đã xuất hiện. Giờ đây, tồn tại một sự im lặng từ phía châu Á.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho cái điều ngược lại đó. Những ưu tiên trong nước đã ''át vía'' những thách thức toàn cầu. Điển hình, mối quan tâm của ông Hồ Cẩm Đào là duy trì sự ổn định hệ thống chính trị, kinh tế Trung Quốc, đồng thời giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao. Và hướng ưu tiên đối ngoại chủ yếu đảm bảo yên bình biên giới, chứ không phải tăng cường ''quyền lực'' của Trung Quốc trên trường quốc tế. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng không có mộng ''bá chủ''. Mục tiêu của ông là ''đẩy'' quốc gia Nam Á này đi nhanh hơn ''Mức tăng trưởng truyền thống của người Hindu'' là 5%. Còn đối với Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, duy trì những hạn chế cũ trong chính sách đối ngoại vẫn được ưu tiên, đảm bảo tăng cường mối quan hệ Mỹ - Nhật.

Nếu như cả 3 cường quốc châu Á trên không có hoài bão làm ''thủ lĩnh'', sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi châu Á ''im lặng'' trước những thách thức toàn cầu. Công bằng mà nói, châu Á đã hưởng lợi rất nhiều từ trật tự thế giới hiện nay. Những quy định trong Hiến chương LHQ, những quy định của quỹ tiền tệ quốc tế về ổn định tiền tệ, những quy định của Tổ chức thương mại thế giới về tạo sân chơi bình đẳng thương mại, tất cả đã tạo nên sự phát triển thần kỳ châu Á. Vậy tại sao châu Á vẫn không thể là một kỵ binh tự do?

images438314_nhat.jpg

Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi.
Samuel Huntington, giảng viên nổi tiếng tại trường đại học Harvard, vô tình đã đưa ra câu trả lời. Trong cuốn ''Sự xung đột giữa các nền văn minh'', ông viết rằng các nền văn minh không phải phương Tây hiện đã tham gia với phương Tây với mục tiêu cùng làm nên lịch sử, chứ không phải mục tiêu chiếm thuộc địa. Trên thực tế, Phương Tây đang sử dụng các định chế quốc tế, sức mạnh quân sự và các nguồn lực kinh tế để ''điều khiển'' thế giới theo các cách duy trì được sự thống trị của phương Tây.

Ý kiến của giáo sư Huntington đã phần nào giải thích cho sự phản ứng ''lề mề'' của thế giới trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-98. Bởi rằng những nạn nhân ban đầu của cuộc khủng hoảng này đều là các nền kinh tế châu Á, do đó chẳng có gì phải vội vã. Trong bài phân tích trên thời báo Los Angeles Times số ra tháng 7/1997, tác giả Tom Plate viết: ''Tôi hỏi một quan chức Washington rằng, tại sao Mỹ lại vội vã cứu Mexico chứ không phải là Thái Lan. Vị quan chức đó cười và nói: Thái Lan không kề biên giới chúng ta''.

Khi vai trò của châu Á trong một trật tự thế giới ổn định tăng, châu Á không thể để yên khi mối quan tâm của mình bị thờ ơ. Không một công ty nào muốn được điều hành bởi một hội đồng vốn chỉ lăm lăm bảo vệ quyền lợi của thiểu số cổ đông. Châu Á ''sở hữu'' hơn một nửa dự trữ ngoại hối của thế giới, nhưng chỉ chiếm có 15% số phiếu trong Hội đồng điều hành IMF. Châu Á chiếm 3/5 dân số thế giới và 1/4 tổng thu nhập quốc dân GNP toàn cầu, nhưng chỉ chiếm 1 trong số 5 ghế thường trực trong Hội đồng bảo an.

images438322_ando.jpg

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thực ra, các nước châu Á đang chạy đua để chiếm những ghế trên. Ấn Độ và Indonesia cùng với Nhật Bản giành ghế với cùng lối suy nghĩ cổ xưa: Tôi lớn, do đó tôi xứng đáng được một ghế. Để ý, liệu chúng ta có muốn các định chế nói trên vẫn là một ''câu lạc bộ của các quốc gia giàu mạnh'' hay chúng cần phải được tái cơ cấu để phục vụ lợi ích của 6 tỷ người vẫn còn nghèo đói trên khắp thế giới mà Tổng thư ký LHQ Kofi Annan vẫn thương nói về? Liệu những quy định đưa ra từ năm 1945 vẫn có thể dùng được cho đến năm 2045? Nếu không, phải thay lúc nào và như thế nào?

Đó là những câu hỏi lớn cần lời giải. Nếu như phương Tây hưởng lợi nhiều từ trật tự thế giới hiện nay, họ không nên đập vỡ thuyền. Châu Âu không thể tiếp tục giữ được 60% số ghế trong Hội đồng bảo an trong một LHQ mới. Tuy nhiên, không thay đổi cũng sẽ phải trả giá. Các định chế quốc tế đang đau đầu trước các thách thức mới như chủ nghĩa khủng bố, đại dịch SARS. Đệ Nhị Thế Chiến đã tạo ra trật tự thế giới đa phương hiện nay. Liệu châu Á có thể đi đầu trong nỗ lực tạo nên một trật tự thế giới mới mà không phải trải qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu khủng khiếp nào? Đáng buồn, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy châu Á đang chuẩn bị cho thử thách này.

(Trần Kiên - Theo Newsweek)
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Doanh thu thuế địa phương đạt mức cao kỷ lục 47,6 nghìn tỷ yên , lợi nhuận doanh nghiệp vẫn mạnh mẽ trong năm tài chính 2024.
Nhật Bản : Doanh thu thuế địa phương đạt mức cao kỷ lục 47,6 nghìn tỷ yên , lợi nhuận doanh nghiệp vẫn mạnh mẽ trong năm tài chính 2024.
Vào ngày 11, Bộ Nội vụ và Truyền thông đã công bố ước tính doanh thu thuế địa phương cho năm tài chính 2024 (số liệu sơ bộ). Tính theo giá trị thực tế, bao gồm cả thuế chuyển nhượng doanh nghiệp...
Thumbnail bài viết: 10 công việc có thể bị AI thay thế trong tương lai và những kỹ năng cần thiết để tồn tại.
10 công việc có thể bị AI thay thế trong tương lai và những kỹ năng cần thiết để tồn tại.
Tập đoàn tư vấn McKinsey & Company của Mỹ dự đoán 30% giờ làm việc tại Mỹ sẽ được tự động hóa vào năm 2030, và các CEO của nhiều công ty đã và đang điều chỉnh chiến lược tuyển dụng của mình. Bạn...
Thumbnail bài viết: Fast Retailing ghi lợi nhuận cao kỷ lục từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2025.
Fast Retailing ghi lợi nhuận cao kỷ lục từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2025.
Fast Retailing, đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng quần áo thường ngày "Uniqlo", đã công bố vào ngày 10 rằng kết quả tài chính hợp nhất của công ty trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 5 năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 30% người dân dự định nghỉ hè tại nhà , ngân sách giảm năm thứ hai liên tiếp.
Nhật Bản : 30% người dân dự định nghỉ hè tại nhà , ngân sách giảm năm thứ hai liên tiếp.
Theo khảo sát về kỳ nghỉ hè do công ty nghiên cứu Intage (Tokyo) công bố ngày 10/7, ngân sách trung bình cho kỳ nghỉ hè năm nay (từ ngày 19/7 đến ngày 30/9) là 57.284 yên, giảm 2,2% so với năm...
Thumbnail bài viết: Ai phải chịu trách nhiệm cho trò lừa bịp thảm họa ngày 5 tháng 7 ? Cơ cấu kinh tế của các chuyến bay quốc tế khu vực bị phá hủy bởi mạng xã hội.
Ai phải chịu trách nhiệm cho trò lừa bịp thảm họa ngày 5 tháng 7 ? Cơ cấu kinh tế của các chuyến bay quốc tế khu vực bị phá hủy bởi mạng xã hội.
Thông tin chưa được xác nhận rằng "một thảm họa lớn sẽ xảy ra ở Nhật Bản" vào ngày 5 tháng 7 năm 2025 đã lan truyền trên mạng xã hội và các trang chia sẻ video. Kết quả là, các chuyến bay từ Hồng...
Thumbnail bài viết: Sushiro vẫn có lãi bất chấp giá gạo tăng , vì sao Kura Sushi và Kappa Sushi vẫn chưa có lãi ?
Sushiro vẫn có lãi bất chấp giá gạo tăng , vì sao Kura Sushi và Kappa Sushi vẫn chưa có lãi ?
Ngoài việc giá gạo tăng, các chuỗi nhà hàng sushi băng chuyền đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí nhân công và chi phí tiện ích tăng cao. Bất chấp điều này, Sushiro đã đạt được mức tăng trưởng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ba tháng đàm phán với Mỹ , chưa có kết quả cụ thể. Những rào cản lớn đối với thuế quan ô tô.
Nhật Bản : Ba tháng đàm phán với Mỹ , chưa có kết quả cụ thể. Những rào cản lớn đối với thuế quan ô tô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn việc áp dụng thuế quan tương hỗ từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8. Đáp lại điều này, một số quan chức trong chính phủ Nhật Bản cho rằng việc này đã kéo dài...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 98% sinh viên muốn tham gia "thực tập kiểu trải nghiệm làm việc" , hỗ trợ hình thức thực tế
Nhật Bản : 98% sinh viên muốn tham gia "thực tập kiểu trải nghiệm làm việc" , hỗ trợ hình thức thực tế
Đáp ứng yêu cầu của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản và Hội đồng Công nghiệp, bao gồm các trường đại học trên cả nước, chính phủ sẽ sửa đổi "Các nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy thực tập" của năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá trứng tăng cao gấp 1,7 lần so với năm ngoái . Phục hồi chậm sau cúm gia cầm, nắng nóng khắc nghiệt.
Nhật Bản : Giá trứng tăng cao gấp 1,7 lần so với năm ngoái . Phục hồi chậm sau cúm gia cầm, nắng nóng khắc nghiệt.
JA đã thông báo vào ngày 9 rằng giá bán buôn ( khu vực Tokyo, cỡ trung bình ) là giá tham chiếu cho giá trứng, là 335 yên một kg. Mức giá này gấp 1,7 lần mức trung bình 200 yên vào tháng 7 năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Family Mart bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ và hỗ trợ nhận hàng tại các cửa hàng.
Nhật Bản : Family Mart bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ và hỗ trợ nhận hàng tại các cửa hàng.
Family Mart gần đây đã bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ trên nền tảng thương mại điện tử "FamiMart Online" của Family Mart. Nền tảng này cung cấp một môi trường có thể được nhiều người sử...
Top