Chợ cá Tsukiji Ở Tokyo

Chợ cá Tsukiji Ở Tokyo

Tsukiji được mệnh danh là đệ nhất sinh hoạt tưng bừng náo nhiệt hơn hẳn các khu thương mại sầm uất như Ginza, Roppongi, hay khu Shinjuku ở Tokyo, chợ cá Tsujiki ở Đông Kinh đã được các báo chí, Guide book Âu Mỹ đề cập và khen ngợi. Đây là một chợ cá sầm uất, chợ hoạt động rất kỹ nghệ, khoa học và chuyên nghiệp. Nếu so sánh có lẽ nó là nơi bán sỉ các loại hải sản rộng lớn gấp 7 lần chợ cá Rungis ở Paris, Pháp và có lẽ 11 lần lớn hơn khu chợ cá Fulton ở Thành phố New York, Hoa Kỳ. Còn nếu đem so với chợ cá Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn cũ, thì phải rộng rãi và quy mô hơn hằng trăm lần.

Vài hàng tổng quát về Tsukiji

Đây là ngôi chợ cá rộng rãi và lớn nhất của thế giới. Được mệnh danh là đệ nhất sinh hoạt tưng bừng náo nhiệt hơn hẳn các khu thương mại sầm uất như Ginza, Roppongi, hay khu Shinjuku ở Tokyo, chợ cá Tsujiki ở Đông Kinh đã được các báo chí, Guide book Âu Mỹ đề cập và khen ngợi. Đây là một chợ cá sầm uất, chợ hoạt động rất kỹ nghệ, khoa học và chuyên nghiệp. Người mua, kẻ bán đều lành nghề và kỷ luật. Nơi đây không bán lẻ, chỉ bán sỉ qua trung gian các thương lái đi khắp các đại lý, nhà hàng shushi lớn ở Nhật. Nếu so sánh có lẽ nó là nơi bán sỉ các loại hải sản rộng lớn gấp 7 lần chợ cá Rungis ở Paris, Pháp và có lẽ 11 lần lớn hơn khu chợ cá Fulton ở Thành phố New York, Hoa Kỳ. Còn nếu đem so với chợ cá Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn cũ, thì phải rộng rãi và quy mô hơn hằng trăm lần. Mỗi ngày chợ cá Tsukiji vận chuyển hơn 5 triệu pound (lbs), tương đương khoảng 2200 tấn hải sản và trị gía khoảng 28 triệu USD. Có khoảng 450 loại hải sản được bày bán sỉ ở đây từ loại rẻ tiền như cá Sardines đến loại đắt tiền như trứng cá Caviar nâu vàng, nhập cảng từ Nga (giá sỉ độ 500 USD / lbs ).

Trong các loại hải sản đông lạnh, cá Thu-Ngừ ( Blue Fin Tuna ) được đánh giá trị cao nhất trong mười lọai cá (top-ten) của mỗi buổi sáng bán đấu giá. Thịt cá màu đỏ tươi như máu, không tanh hôi, được các nhà hàng shushi ưa chuộng và chọn lựa kỹ lưỡng trước khi “bid” (đấu giá). Cá Thu Ngừ có chiều dài trên 1.25 mét, cân nặng trung bình từ 200-1000 lbs / 91-454 ký lô mỗi con. Cá được thu mua từ 60 quốc gia trên 6 đại lục khắp thế giới và được chuyên chở tới Nhật bản bằng phi cơ Cargo Jet mỗi ngày.

Được xem là món ăn bổ dưỡng và cao cấp nhất và giá bán lẻ 1 pound cá tuna này ở chợ San Diego khoảng 26 USD, còn giá sỉ có lẽ khoảng 20 USD/ lbs. Hình dạng thon dài, phình ra ở giữa giống trái thủy lôi (torpedo), nên cá bơi rất nhanh, sinh sống ở tầng mặt nước từ 0-20m, bơi lội và rượt theo các đàn cá nhỏ hơn như Trích, Nục, Cơm để kiếm mồi. Cá thường đi từng cặp, hễ bắt được 1 con thì con thứ 2 còn lại cũng sẽ lảng vảng gần đâu đó, nên các ngư dân cũng tìm cách để bủa lưới vây bắt con thứ hai còn lại. Họ nói loại cá này rất chung tình giống như đôi vợ chồng hay tình nhân như hình với bóng, sống có cặp, chết cũng có đôi.

Sinh hoạt đấu giá:
Từ tờ mờ sáng lúc 3:00AM , những con cá khổng lồ đã được sắp xếp trên những giá gỗ theo hàng lối, tùy phân loại lớn nhỏ, nguồn gốc xuất xứ từ vùng biển nào (cá từ vùng biển lạnh có giá trị hơn vùng biển nóng, do giá trị dinh dưỡng khác nhau). Trước khi đấu giá, những nhà thầu thương lái (jobbers) với nhiều năm kinh nghiệm đã đi giám sát tận nơi từng con cá và họ ghi chú vào sổ sách kỹ lưỡng, cẩn thận từng con cá mà họ sẽ đấu giá. Cá được kiểm tra chất lượng theo độ tươi tốt qua màu sắc, độ cứng, mùi thơm. Họ kiểm tra những phần bụng, ruột, mang, đuôi, và khắp thân thể. Đánh giá và kiểm tra là “nghề của chàng” sau nhiều năm làm việc, nên sự chính xác rất cao và đáng tin cậy vì người Nhật rất coi trọng phẩm chất, từ con người cho đến các món hàng, nhất là đây là món hàng cao cấp, khoái khẩu trong món ăn “shushi” truyền thống này.

Đúng 5:30 AM, cuộc đấu giá bắt đầu. Hàng trăm người dự thầu ngồi trên những bậc thang trong góc phòng và tiếng người ra giá sẽ vang lên trong loa phóng thanh: “Món này hay con cá số xx... này các bạn ra giá bao nhiêu?” Các nhà dự thầu sẽ trả lời và ra giá để giành lấy con cá mà mình ưa thích và đã chọn lựa trước. Vì giá mỗi con khoảng 5,000-10,000 USD mỗi con nên họ chỉ mua đủ dùng cho các nhà hàng và các đại lý bán lẻ mà thôi, và chỉ để dùng trong ngày vì cá sẽ được tiêu thụ tươi sống ngay ngày hôm đó. Hôm sau sẽ đi đấu giá con khác để sự tươi tốt không bị hư thối.
Khoảng 8:00 AM, cá được chuyên chở đến các quầy xẻ thịt ở bên ngoài gần đó. Các tay thợ mổ cá chuyên nghiệp (Fish monger) với con dao dài hơn 1 thước, lưỡi mỏng xẻ đôi gọn ghẽ bằng một đường cắt rất ngọt, không bầm dập ra thành những khối thịt cá vuông vức, giống như những cục thịt bò ngoài chợ. Sau đó cá được cắt mỏng từng miếng nhỏ để trên bàn ăn để tạo ra món sashimi ưa thích và mắc tiền trên các bàn tiệc.
Chúng tôi có ăn thử nhiều món cá sống sashimi dưới chân núi Phú Sĩ (Fuji), cá được trưng bày đủ loại và màu sắc từ đỏ, cam, trắng, vàng xen lẫn với màu xanh của hành ngò trông rất đẹp mắt. Nghệ thuật cắm hoa Ikebana có lẽ cũng đã được phát huy trong việc trang trí các thuyền cá sống sashimi này. Ăn xong sau khi ra về và trước khi lên máy bay, được cô Tour Guide gởi hóa đơn mỗi người 42 đô la, làm cho tụi tôi cũng lè lưỡi. May mà hôm trước không thử thêm món thịt bò Kobe, nghe nói bò được đấm bóp “massage” bằng tay hàng ngày, được cho uống bia hơi và được nghe nhạc du dương, êm dịu nên mỗi miếng thịt bò Kobe nặng 200 gram được tính giá 100 USD chẵn chòi mà thôi. Ai muốn ăn ngon thì cứ thử, chết ráng chịu . . . Ăn xong có lẽ cũng sẽ có được một cảm giác là lạ gì đó . . . nhám tay là cái chắc. Phải không các bạn? (!)

Trở lại cuộc đấu giá, sau 8:00 AM, cá đã được chuyên chở ra các xe hàng nhỏ để chở đến các tiệm bán lẻ và các nhà hàng lớn cho khắp thành phố Tokyo với trên 20 triệu dân.

Khách du lịch thăm viếng sẽ chỉ thấy những quầy, sạp bán cá lẻ và các loại hải sản tươi sống khác, nhưng không còn gặp những buổi đấu giá đấy hào hứng giữa các thương lái mà chỉ ở Tsukiji mới có mà thôi.
Đến 1:00 PM , giờ trưa chợ chỉ còn lại những người dọn dẹp và rửa chợ bằng xe vận tải bồn để chuẩn bị cho cuộc buôn bán sáng ngày hôm sau.

Kỳ thăm viếng xứ sở của con cháu Thái Dương Thần Nữ vừa qua để thưởng ngoạn hoa Anh Đào nở rộ vào đầu tháng 4, nhưng đặc biệt hơn nữa là chuyến viếng thăm đặc biệt chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nổi tiếng có một không hai trên thế giới. Đây là một đặc trưng tiêu biểu của một nền văn hóa đặc thù của dân tộc Nhật và cũng nói lên một nghệ thuật ăn uống đầy thú vị của con dân xứ Phù Tang. Sushi, Sashimi, và chợ cá Tsukiji sẽ mãi mãi là những ấn tượng đẹp trong chuyến du hành trong đêm đầy thú vị ở Tokyo.
 
Bình luận (1)

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Chợ cá Tsukiji Ở Tokyo

Đã từng có bài giới thiệu khu chợ cá này nằm trong 10 điểm đến của Tokyo nhưng xin được đưa thêm một số thông tin sưu tầm được .

Xuất hiện từ thế kỷ 16, chợ cá Tsukiji là điểm du lịch lý thú tại Tokyo. Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới. Người Nhật ăn khoảng 80% số lượng cá ngừ bắt được trong vùng.

04-22-2010%208-29-51%20AM.jpg


Nhận hải sản từ 60 nước mỗi ngày

Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Quốc đảo này gồm 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng hàng ngàn đảo nhỏ xung quanh. Sống giữa đại dương nên nghề biển đánh bắt hải sản là nghề chính của nhiều cư dân xứ Phù Tang. Vì thế, những chợ cá nhỏ ở quốc đảo này rất nhiều, nhưng đầu mối trung tâm lại dồn về chợ cá Tsukiji.

04-22-2010%208-28-35%20AM.jpg


Chợ cá: Có từ thế kỷ 16 chuyên cung cấp lương thực thực phẩm cho kinh thành Edo (nay là Tokyo). Chợ lớn dần theo năm tháng và sự gia tăng dân số của Tokyo. Năm 1923, chợ đầu mối trong đó có Tsukiji đã được xây dựng lại sau trận động đất và trở thành chợ đầu mối của xứ Phù Tang.

Chợ nằm trên diện tích trên 220.000m2 với 1.677 gian hàng (trong đó có 929 gian hàng của những người bán cá trung gian), là chợ cá lớn nhất thế giới, hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài trong hành trình đến Tokyo thăm xứ Phù Tang. Việc tổ chức kinh doanh ở chợ cá Tsukiji rất chặt chẽ - hải sản phải qua ít nhất 3 lần mua bán trước khi rời khỏi cổng chợ. Có 7 Cty bán buôn lâu đời, được quyền mua trực tiếp từ các mối hàng về chợ Tsukiji để bán đấu giá cho người bán buôn cấp hai và một số bếp trưởng nhà hàng, các Cty chế biến thực phẩm bên ngoài chợ được cấp giấy phép.


04-22-2010%208-29-19%20AM.jpg


Mỗi ngày có khoảng 17.000 chiếc xe tải ra vào chợ mỗi ngày, bình quân mỗi đêm chợ đầu mối, nhận hải sản từ các ngư trường của 60 nước trên thế giới cung cấp hơn 2.300 tấn hải sản trị giá khoảng 35 triệu USD, cung cấp khoảng 1/3 lượng hải sản cho toàn thị trường Nhật Bản. Nơi đây không bán lẻ, chỉ bán sỉ qua trung gian cho các thương lái đi khắp các đại lý, nhà hàng shushi lớn ở Nhật. Nếu so sánh có lẽ nó là nơi bán sỉ các loại hải sản rộng lớn gấp 7 lần chợ cá Rungis ở Paris (Pháp) và 11 lần so với khu chợ cá Fulton ở New York (Hoa Kỳ).

Điểm du lịch hấp dẫn

ở chợ cá đầu mối Tsukiji ước có tới 400 loài hải sản tươi sống, đông lạnh được chế biến tại đây từ con cá mòi bé xíu tới những con cá ngừ khổng lồ. Phiên đấu giá đầu năm của thị trường cá Nhật Bản được xem là quan trọng nhất, vì nó quyết định xu hướng và giá cả của thị trường trong cả năm.

04-22-2010%208-29-59%20AM.jpg


Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá hàng đầu thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình tiêu thụ 41kg cá ngừ tươi và các sản phẩm từ cá ngừ mỗi năm. Phần lớn số cá ngừ được đưa vào các nhà hàng, bởi vì cá ngừ được xem là loại cá ngon và đắt tiền hơn các loại cá khác. Cá ngừ vây xanh là loại cá được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản, thường được dùng ăn sống trong các món Sushi hay Sashimi.

04-22-2010%208-30-34%20AM.jpg


Ở phiên đấu giá ngày 6/1, có một con cá ngừ vây xanh nặng 232 kg, đã được một nhà hàng sushi Hồng Kông và hai nhà hàng sushi ở Nhật Bản cùng chung mua với số tiền 16,28 triệu yên (tương đương 3,3 tỷ đồng), đây là giá cao nhất trong 9 năm qua. Các ngư dân tại vùng biển của đảo Honshu, một trong những đảo chính của Nhật Bản - nơi được biết đến có nguồn cá chất lượng cao, đã bắt được con cá ngừ vây xanh này. Phiên đấu giá đầu tiên của năm mới 2010 tại chợ cá Tsukiji, đã phá kỷ lục về số lượng cá ngừ nhiều nhất được đưa ra đấu giá với 570 con cá ngừ, đến từ nhiều nước, trong đó có Indonesia và Mexico.

04-22-2010%208-31-05%20AM.jpg


Chợ cá Stukiji có hàng ngàn gian hàng, hàng ngàn tấn hải sản chế biến tại đây, mà ở giữa chợ không khí vẫn trong lành, hầu như không có mùi tanh của thủy sản như ở các chợ, bến cá của Việt Nam, thế nên chợ cá cũng là điểm du lịch lý thú khi du khách đến với thủ đô Tokyo của xứ Phù Tang.

04-22-2010%208-30-53%20AM.jpg


mỗi gian hàng nhỏ đều trang trí những búp bê giấy daruma, những cây cào tre dán biểu tượng, đó là biểu tượng cầu may mắn, còn những bức tượng nhỏ là tượng thần Ebisu - thần lộc, Daitoku - thần phù hộ người bán hàng, ở chợ Tsukiji còn có ngôi đền chung thờ thần trông coi chợ, cũng là vị thần trông coi các bếp ăn gia đình. Chợ Tsukiji đóng cửa từ 13 giờ chiều để rồi lại mở cửa sáng đèn vào lúc 23 giờ đêm, khi những quán ba ở đường phố Ginza sầm uất vừa đóng cửa.

( Sưu tầm từ fiditour.com )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top